PHÒNG GD&ĐT PHÚ NHUẬN TRƯỜNG THCS –THPT QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ II Năm học 2015 – 2016 Môn : Toán 7 Thời gian : 90 phút Bài 1(2 điểm): Khảo sát về thời gian sử dụng Faebook trong một ngày của học sinh được ghi lại như sau: 4 2 3 4 2 1 3 4 3 1 2 5 2 0 3 2 2 3 5 2 5 4 1 2 4 4 5 1 3 1 4 1 5 3 3 3 0 7 5 5 a) Dấu hiệu là gì? b) Lập bảng tần số và tính thời gian sử dụng Facebook trung bình trong một ngày. c) Tìm mốt của dấu hiệu. d) Theo thống kê, thời gian sử dụng Facebook trung bình trong một ngày của người Việt Nam là 2,5 giờ và cao hơn thời gian sử dụng Facebook trung bình trong một ngày của thế giới là 13%. Từ những thống kê trên, em có nhận xét gì về việc sử dụng Facebook của học sinh ngày nay ? Bài 2 (2 điểm): Cho đơn thức A = a) Thu gọn đơn thức A. b) Xác định hệ số và bậc của đơn thức A. c) Tính giá trị của A tại x = -1; y = 1; z = -2. Bài 3 (2 điểm): Cho hai đa thức : F(x) = x2 + x – 1 + x4 – x3 – x2 + 3x4 – 3x3 Q(x) = -4x4 + x2 – x3 + x – 5 + 5x3 – x2 + 5x2 a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo thứ tự lũy thừa giảm dần của biến. b) Tính F(x) + Q(x) ; Q(x) – F(x). c) Tìm nghiệm của F(x) + Q(x). Bài 4 (1 điểm): Cho biết x = -2 là nghiệm của đa thức A(x) = ax + b (a ≠ 0). Tính giá trị của biểu thức Bài 5 (3 điểm): Cho ∆ABC vuông tại A, biết AB = 5cm, AC = 12cm. Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BA = BD. a) Tính BC; DC. b) Từ điểm D kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt AC tại E. Chứng minh ∆ABE = ∆DBE. c) Gọi F là giao điểm của DE và BA, chứng minh ∆EFC cân. --------------- HẾT--------------- GIÁO VIÊN ĐỀ XUẤT: NGUYỄN THỊ NGỌC THU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN TOÁN LỚP 7 Câu Đáp án Điểm 1 a Dấu hiệu: thời gian sử dụng Facebook trung bình trong một ngày của học sinh. 0,25 b x 0 1 2 3 4 5 7 n 2 6 8 9 7 7 1 N=40 0,5 0,5 c M0 = 3 0,25 d Tình trạng sử dụng Facebook hiện nay trong học sinh là phổ biến, thời gian sử dụng trung bình trong ngày của học sinh cao hơn mức trung bình của người dân cả nước và cao so với thế giới. 0,5 2 a 0,5 b Hệ số: Bậc: 15 0,75 c Giá trị của A tại x = -1; y = 1; z = -2 A = -2 0,75 3 a F(x) = 4x4 – 4x3 + x – 1 Q(x) = -4x4 + 4x3 + x – 5 0,5 0,5 b F(x) + Q(x) = 2x – 6 Q(x) – F(x) = -8x4 + 8x3 – 4 0,75 c 2x – 6 = 0 ⇒ x = 3 0,25 4 Ta có: A(-2) = -2a + b = 0 ⇒ b = 2a Thế vào biểu thức đã cho ta được: 0,25 0,25 0,5 5 Vẽ hình đúng 0,25 a (cm) DC = BC – BD = 13 – 5 = 8 (cm) 0,5 0,25 b Xét ∆ABE vuông tại A và ∆DBE vuông tại D ta có: AB = DB (gt) BE là cạnh huyền chung Suy ra: ∆ABE = ∆DBE (cạnh huyền – cạnh góc vuông) 0,75 c Xét ∆AEF vuông tại E và ∆EDC vuông tại D ta có: AE = DE (cmt) AEF= DEC (đối đỉnh) Suy ra : ∆AEF = ∆DEC (góc nhọn – cạnh góc vuông) ⇒ EF = EC ⇒ ∆EFC cân tại E 1,25 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN TOÁN LỚP 7 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Số câu Số điểm Đại số Số câu 6 (1a ;1b ;1c ; 2a ;2b ;3a) 4 (1d ; 2c ; 3b ; 3c) 1 (4) 11 Số điểm 3,75 2,25 1 7 Hình học Số câu 1(5a) 1 (5b) 1(5c) 3 Số điểm 1 0,75 1,25 3 Tổng số Số câu 7 5 2 14 Số điểm 4,75 4,5 2,5 10
Tài liệu đính kèm: