Đề số 20 - Tháng 6 môn Hóa 12

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 20 - Tháng 6 môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 20 - Tháng 6 môn Hóa 12
Đề số 20-tháng 6-2016
 Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế từ nước biển?
	A. Iot	B. Nhôm	C. Natri	D. Canxi
 Câu 2. Trong quá trình sản xuất nhôm, để điện phân được nhôm oxit, phải hòa tan nhôm oxit trong chất nào sau đây?
	A. apatit	B. pirit	C. cacnalit	D. criolit
 Câu 3. Cho hỗn hợp khí (H2, CO) dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp các chất sau: CaO, CuO, PbO, Fe3O4, Al2O3, Na2O, CuSO4, AuCl3, MgO, NiO. Số chất bị khử thành kim loại là
	A. 4	B. 6	C. 5	D. 7
 Câu 4. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là?
	A. W	B. Mo	C. Os	D. Cr
 Câu 5. Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức -COOH và -NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN : mO = 35 : 128. Để tác dụng vừa đủ với 5,49 gam hỗn hợp X cần 100 ml dung dịch HCl 0,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 5,49 gam hỗn hợp X cần 3,528 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giả trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây? 
	A. 25 gam.	B. 32 gam.	C. 15 gam.	D. 20 gam.
 Câu 6. Loại thực vật nào sau đây có chứa đường sacarozơ?
	A. Lúa, gạo	B. Củ sắn	C. Cây mía	D. Quả nho
 Câu 7. Cho 0,02 mol hỗn hợp A gồm RCOOH và RCOOM (M là kim loại kiềm) tác dụng với 0,015 mol Ba(OH)2, sau phản ứng để trung hòa lượng Ba(OH)2 dư cần thêm 0,02 mol HCl, cô cạn dung dịch thu được 4,855 gam chất rắn. Tên gọi của axit có trong A là
	A. Axit metacrylic.	B. Axit acrylic.	C. Axit axetic.	D. Axit propionic.
 Câu 8. Phương pháp nào sau đây để rửa sạch lọ đựng anilin:
	A. Rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng nước
	B. Rửa bằng dung dịch thuốc tím
	C. Rửa bằng dung dịch NaCl, sau đó rửa lại bằng nước
	D. Rửa bằng dung dịch HCl , sau đó rửa lại bằng nước
 Câu 9. Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm có chứa Ba(HCO3)2 thì 
	A. xuất hiện kết tủa màu trắng.	B. xuất hiện kết tủa màu xanh.
	C. không có phản ứng hóa học xẩy ra.	D. xuất hiện bọt khí không màu bay lên.
 Câu 10. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. 	
(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. 
(3) Sục khí ozon vào dung dịch KI. 	
(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. 
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. 	
(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(7) Cho FeS vào dung dịch HCl. 	
(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
 Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Chất béo không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom, ...
	B. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
	C. Dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu đậu nành có thành phần chính là chất béo lỏng.
	D. Khi thả miếng thịt lợn vào nước thấy miếng thịt chìm xuống, chứng tỏ chất béo nặng hơn nước.
 Câu 12. Chất nào sau đây không tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành phức màu xanh lam?
	A. Sobitol	B. Xenlulozơ	C. Saccarozơ	D. Glucozơ
 Câu 13. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ vào phần nước lọc thì thu được thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu ?
	A. 0,215	B. 0,455	C. 0,625	D. 0,375
 Câu 14. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
	A. 0,07 và 4,8.	B. 0,14 và 2,4.	C. 0,08 và 2,4.	D. 0,08 và 4,8.	
 Câu 15. Hãy cho biết từ monome nào tổng hợp nên polime - (CH2 - (CH3)C=CH - CH2)n -?
	A. CH3 - (CH3)C=CH - CH3	B. CH2=C(CH3) - CH=CH2.
	C. CH2 = CH - CH3 và CH2 = CH2.	D. CH2 = C(CH3) - CH2 -CH3.
 Câu 16. Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau khi kết thúc thí nghiệm khối lượng dung dịch Ca(OH)2 thay đổi như thế nào?
	A. tăng 20 gam	B. giảm 10,4 gam	C. giảm 15 gam	D. tăng 14,6 gam
 Câu 17. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
	A. H2N - CH2CH2CONH - CH2COOH.	B. H2N-CH2CONH-CH2CONH - CH2 - COOH.
	C. H2N - CH2CH2CONH - CH2CH2COOH.	D. H2N-CH2CONH-CH(CH3) - COOH.
 Câu 18. Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,1 mol HCl trong thời gian t giờ với cường độ dòng điện không đổi 5,36A thì ở anot thoát ra 1,568 lít khí (đktc) và thu được dung dịch X. Dừng điện phân và cho vào dung dịch X m gam bột sắt thì tan vừa hết (sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất). Giá trị của t và m lần lượt là
	A. 0,9 và 4,34.	B. 0,6 và 3,36.	C. 0,5 và 4,34	D. 0,9 và 5,6
 Câu 19. Số công thức cấu tạo của este có công thức phân tử C4H8O2 là?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
 Câu 20. Trong máu người có có một lượng nhỏ chất X với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. Chất X có tên là:
	A. Saccarozơ	B. Glucozơ	C. Fructozơ	D. Xenlulozơ
 Câu 21. Chất hữu cơ A đóng vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là ở các cơ quan não bộ, gan và cơ, nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể. A tham gia phản ứng thải loại amoniac, một chất độc với hệ thần kinh, ...Tên của chất hữu cơ A là?
	A. Glucozơ	B. Axit 2 - aminopentanđioic
	C. Axit β- aminoglutaric	D. Saccarozơ
 Câu 22. Muối nào sau đây khó bị nhiệt phân hủy?
	A. NH4NO3	B. KCl	C. KNO3	D. KHCO3
 Câu 23. Có 5 lọ, mỗi lọ đựng bột của một trong 5 kim loại sau bị mất nhãn Al, Ba, Mg, Fe, Ag. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được bao nhiêu lọ trên?
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
 Câu 24. Có các thí nghiệm sau thực hiện ở nhiệt độ thường
(a)	Nhỏ dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. (b) Cho bột Si vào dung dịch NaOH.
(c)	Nhỏ C2H5OH vào bột CrO3. (d) Cho bột S vào Hg.
(e)	Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào nước giaven.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
	A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
 Câu 25. Phương trình nào sau đây biểu diễn tính chất hóa học chung của kim loại?
	A. M → Mn- - ne	B. M→ Mn+ + ne	C. M + ne → Mn-	D. Mn+ + ne → M
 Câu 26. Phản ứng nào sau đây gọi là phản ứng xà phòng hóa?
	A. CH3COOCH=CH2 + HOH Û CH3COOH + CH3CHO
	B. C17H35COOH + NaOH → C17H35COONa + H2O
	C. CH3COOCH=CH2 + NaOH→ CH3COONa + CH3CHO
	D. CH3COOCH=CH2 +H2 → CH3COOCH2CH3
 Câu 27. Khi đốt cháy mẫu kim loại Na trong khí oxi khô thì xẩy ra phản ứng nào sau đây?
	A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑	B. 2Na + H2O → Na2O + H2↑	
 C. 2Na + O2 → Na2O2 	 D. 4Na +O2 → 2Na2O
 Câu 28. Phương trình nào sau đây biểu diễn tính chất hóa học chung của kim loại kiềm ?
	A. M → M+ + 1e 	B. M+ + 1e → M	C. M + 1e → M-	D. M → Mn+ + ne
 Câu 29. Những polime nào sau đây kém bền trong môi trường axit hoặc bazơ ?
	A. Tơ lapsan, tơ capron, tơ nilon -6,6, tơ nilon - 7.
	B. xenlulozo, tơ nilon -6,6, tơ nilon - 7, tơ nilon - 6, tơ clorin.
	C. polivinyl clorua, polimetyl metacrylat, polibutađien, polietilen.
	D. Tơ olon, tơ nilon -6,6, tơ nilon - 7, tơ nilon - 6.
 Câu 30. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
	A. Glicogen	B. cao su lưu hóa	C. Xenlulozơ	D. amilozơ
 Câu 31. Hòa tan hết 15,08 gam Ba và Na vào 100 ml dung dịch X gồm Al(NO3)3 3a M và Al2(SO4)3 2a M thu được dung dịch có khối lượng giảm 0,72 gam so với X và thoát ra 0,13 mol H2. Giá trị của a là 	
 A. 0,05.	B. 0,10.	C. 0,15.	D. 0,20.
 Câu 32. Thực hiện các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Na2CO3 1 M tới dư vào V1 lít dung dịch HCl 1 M thu được 2,24 lít CO2. 
- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch HCl 1 M tới dư vào V lít dung dịch Na2CO3 1 M thu được 1,12 lít CO2. 
Các thể tích khí đều đo ở đktc, vậy V và V1 tương ứng là:
A. V = 0,2; V1 = 0,15. B. V = 0,15; V1 = 0,2. C. V = 0,2; V1 = 0,25. D. V = 0,05; V1 = 0,2.
 Câu 33. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH (phenol) và pH của các dung dịch trên được ghi trong bảng sau: 
Chất
 X
Y
Z
T
pH ( dung dịch nồng độ 0,01M, 250C)
6,48
3,22
2,00
3,45
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic	B. Y có phản ứng tráng gương 
C. Z tạo kết tủa trắng với nước brom	D. T cho phản ứng tráng gương
 Câu 34. Đốt cháy 14,2 gam hợp chất hữu cơ A ( MA = 142) chỉ chứa một loại nhóm chức trong oxi dư, thu được hỗn hợp khí và hơi B. Dẫn B qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 39,4 gam kết tủa và dung dịch giảm 7,6 gam. Thủy phân 28,4 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch C chứa hai muối và một ancol. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
	A. 75,8 gam	B. 82 gam	C. 78,4 gam	D. 43,2 gam
 Câu 35. Khi nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4(l), sau một thời gian phản ứng, nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là?
	A. Không có khí mà chỉ có Cu bám vào thanh Zn	B. Thấy bọt khí thoát ra chậm hơn
	C. Dung dịch chuyển thành màu nâu	D. Thấy bọt khí thoát ra nhanh hơn
 Câu 36. Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (MX < MY; nX = nY) cùng dãy đồng đẳng thành hai phần bằng nhau:
 - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O
 - Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 3,43 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,56 gam khí metan (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là
	 A. 80% và 60% 	 B. 80% và 40% 	 C. 75% và 60% 	 D. 75% và 40%
 Câu 37. Cho các phát biểu sau: 
1) Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn đường ray xe lửa
2) Trong nhóm IA kim loại K được dùng chế tạo tế bào quang điện.
3) Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.
4) Thạch cao nung thường được dùng để đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương,
5) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật.
6) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng. Số phát biểu đúng là :
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
 Câu 38. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau.
 + Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO2. 
 + Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là.
 A. 30,68 gam B. 20,92 gam C. 25,88 gam D. 28,28 gam
 Câu 39. Cho các phương trình phản ứng:
(1) dung dịch FeCl3 + Cu →	(5) K + H2O → 	
(2) Hg + S → 	(6) H2S + O2 dư 	 
(3) F2 + H2O → 	(7) SO2 + dung dịch Br2 → 
(4) MnO2 + HCl đặc 	(8) Mg + dung dịch HCl →	 
Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là:
A. 5.	B. 3.	C. 6	D. 4.
 Câu 40. Dẫn 3a mol khí CO2 vào 4a lít dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch X. Dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là
	A. 	0,75	 B. 0,50	 C. 0,25	 D. 0,60
 Câu 41. Cho các phát biểu
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch etylen glicol.
(b) Anilin tạo được kết tủa trong dung dịch brom.
(c) Đốt cháy một chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O thu được số mol nước không thể lớn hơn số mol CO2.
(d) Chất hữu cơ bắt buộc phải có C và H trong phân tử.
(e) Chất béo chỉ có thể thủy phân trong môi trường kiềm.
(g) Axit formic vừa có thể hòa tan Cu(OH)2 vừa có thể tham gia phản ứng tráng gương.
Số phát biểu không đúng là
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 42. Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho) 
 X + 4NaOH Y + Z + T + 2NaCl + H2O. Y + 2[Ag(NH3)2]OH C2H4NO4Na + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O. 
 Z + HCl C3H6O3 + NaCl T + Br2 + H2O C2H4O2 + 2X2. 
Phân tử khối của X là 
 A. 227. 	 B. 231. 	 C. 220. 	 D. 225. 
 Câu 43. Hỗn hợp X gồm axetilen và vinylaxetilen có tỉ khối so với hiđro là 19,5. Lấy 4,48 lít X (đktc) trộn với 0,09 mol H2 rồi cho vào bình kín có sẵn chất xúc tác Ni, t0. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các hiđrocacbon. Dẫn Y qua dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3/NH3 vừa đủ thu được 20,77 gam kết tủa và có 2,016 lít khí Z (đktc) thoát ra. Z phản ứng tối đa m gam brom trong CC14. Giá trị của m là 
 A. 19,2. 	 B. 24,0. 	 C. 22,4. 	 D. 20,8. 
 Câu 44. Cho 27,24 gam tinh thể MSO4.nH2O vào 400 ml dung dịch NaCl 0,8M và CuSO4 0,3M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây; thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thoát ra 0,18 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra ở 2 cực là 0,44 mol. Giá trị m là.
 A. 12,4 B. 12,8 C. 14,76 D. 15,36 
Câu 45. Tên gọi của este có công thức cấu tạo HCOOCH(CH3)2 là :
	A. Isopropyl fomat	B. Propyl fomat	C. Propyl metanoat	D. Etyl fomat
 Câu 46. Cho 46,37g hỗn hợp H gồm Al, Zn, Fe3O4, CuO vào dung dịch chứa H2SO4 36,26% và HNO3 3,78%, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,11 mol hỗn hợp khí T gồm H2, NO và dung dịch X (không chứa ion Fe3+ và ion H+) chứa 109,93 gam các chất tan. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, thu được dung dịch Y chứa 130,65g các chất tan. Cô cạn Y và nung chất rắn thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thì được 51,65g chất rắn G. Nồng độ % của Al2(SO4)3 trong X gần nhất với:
 A. 6,5%. B. 9,5%. C. 12,5%. D. 15,5%.
 Câu 47. X, Y, Z (MX < MY < 246 < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ valin và 1 α-aminoaxit A thuộc dãy đồng đẳng của glyxin; Y không có đồng phân; tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử ba peptit bằng 13. Đun nóng hoàn toàn 56,82g hỗn hợp H gồm X, Y, Z (phân tử khối trung bình của X, Y, Z bằng 189,4) trong dung dịch chứa 56m gam ROH (dùng dư 5% so với lượng phản ứng; R là kim loại kiềm), cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng được rắn T. Đốt hết T trong O2 dư thu được 69 m (g) muối R2CO3; tổng khối lượng CO2 và H2O là 115,919g. Khối lượng của Z trong H có thể là:
 A. 6,9g 	B. 12,6g 	 C. 9,09g 	 D. 8,64g
 Câu 48. Cho 56,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)3, FeCl2 và Fe3O4 vào dung dịch chứa 1,82 mol HCl, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,06 mol N2O. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 298,31 gam kết tủa. Nếu đem cô cạn dung dịch Y thu được 97,86 gam muối. Phần trăm khối lượng của FeCl2 có trong X là.
 A. 31,55% B. 27,04% C. 22,53% D. 33,80%
 Câu 49. Hỗn hợp T gồm hai axit cacboxylic đa chức X và Y (có số mol bằng nhau), axit cacboxylic đơn chức Z (phân tử các chất có số nguyên tử cacbon không lớn hơn 4 và đều mạch hở, không phân nhánh; oxi trong Z chiếm 45,714% theo khối lượng; MX < MY). Trung hòa m gam T cần vừa đủ 255 ml dung dịch NaOH 1M. Cũng m gam T tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được 26,19 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thì thu được a gam CO2 và 3,51 gam H2O. Có các kết luận sau:
 1. Thành phần phần trăm theo khối lượng của oxi trong phân tử X, Y lần lượt là 71,11% và 56,14%
 2. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Z trong hỗn hợp T là 60,69%
 3. Y và Z đều làm mất màu dung dịch Br2
 4. Giá trị của a là 25,74 gam. Tổng số kết luận đúng là
	A. 4 	 B. 3 	 C. 2 	 D. 1
 Câu 50. Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thấy dung dịch có khối lượng không thay đổi và thu được 6,272 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2.Tỷ khối của Z so với metan là 135/56 .Người ta đổ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng đồng thời đun nóng nhẹ thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình hình vẽ bên dưới (đơn vị mol) :
Giá trị của a gần nhất với :
 A. 1,9	B. 1,6	C. 1,7	D. 2,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDef_so_20thang_62016.doc