Đề số 2 - Tháng 6 - Môn Hóa 12

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 2 - Tháng 6 - Môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 2 - Tháng 6 - Môn Hóa 12
Đề số 2-tháng 6-2016
Câu 1. Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết bốn dung dịch: NaOH, HCl, Na2SO4 và H2SO4?
	A. Zn	B. BaCO3	C. Quì tím	D. Al
Câu 2. Trong công nghiệp, các kim loại như Na, K, Mg, Ca được điều chế bằng phương pháp?
	A. Điện phân dung dịch	B. Nhiệt luyện.
	C. Thủy luyện	D. Điện phân nóng chảy.
Câu 3. Cho phản ứng sau: Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
	A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. 	B. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu	D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.	
Câu 4. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được dung dịch X chứa 2 chất tan và còn lại phần rắn không tan. Chất tan có trong dung dịch X là.
	A. HNO3 và Fe(NO3)3	B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3	D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Câu 5. Bốn cốc nước được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3), (4). Làm các thí nghiệm và có kết quả theo bảng sau:
(1)
(2)
(3)
(4)
Đun nóng
­/¯
­/¯
(-)
(-)
¯: kết tủa
­: khí bay ra
Dung dịch BaCl2
(-)
¯
(-)
¯
Điều nhận định nào sau đây là sai?
	A. cốc (1) và cốc (2) lần lượt là nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần.
	B. cốc (2) và cốc (4) lần lượt là nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.
C. cốc (3) và cốc (4) lần lượt là nước mềm và nước cứng vĩnh cửu.
	D. cốc (2) và cốc (3) lần lượt là nước cứng toàn phần và nước mềm.
Câu 6. Dẫn 8,96 lít khí CO qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 10,6. Phần rắn trong ống sứ cho vào lượng dư dung dịch HCl loãng, thấy thoát ra 4,032 lít khí H2. Các khí đều đo ở đktc. Giá trị m là.
	A. 30,48 gam	B. 23,52 gam	C. 26,56	D. 28,00 gam
Câu 7. Cho hỗn hợp gồm 0,5 mol Mg và 0,1 mol MgCO3 vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 12,8 gam so với dung dịch ban đầu và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Cô cạn dung dịch X, thu được 92,0 gam muối khan. Số mol HNO3 bị khử là.
A. 0,24	B. 1,46	C. 0,20	D. 1,44
Câu 8. Hòa tan hết 11,44 gam hỗn hợp gồm Ca, CaO, Mg và MgO trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X có chứa 14,25 gam MgCl2. Đem cô cạn duing dịch X thu được lượng muối khan là.
A. 31,02 gam	B. 29,79 gam	C. 30,12 gam	D. 29,97 gam
Câu 9. Hòa tan hỗn hợp rắn gồm FeCl2 và FeCl3 vào 400 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch X chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 106,56 gam	B. 104,40 gam	C. 105,48 gam	D. 107,64 gam
Câu 10. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Ba và Na vào 400 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2 y (mol/l). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,032 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối và 15,24 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là.
A. 3 : 2	 B. 1 : 1	C. 1 : 2	 D. 2 : 3
Câu 11. Cho hỗn hợp chứa a mol Mg và b mol Fe vào dung dịch chứa x mol FeCl3 và y mol CuCl2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 3 muối. Mối liên hệ a, b, x, y là.
	A. a + b ³ 0,5x	 B. a + b ³ 0,5y	C. a + b ³ 1,5x	 D. a + b ³ 1,5y
Câu 12. Cho sơ đồ các phản ứng sau:
	(a) AgNO3 khí X + khí Y	(b) KMnO4 khí Y
	(c) MnO2 + HCl (đặc) khí Z	(d) CaCO3 khí T
Cho lần lượt các khí X, Y, Z, T qua bình đựng dung dịch NaOH dư. Số khí bị hấp thu là.
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 13. Tiến hành các thí nghiệm sau:
 (1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.	 (2) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
 (3) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ. (4) Thổi luồng khí CO qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
 (5) Nhiệt phân NaNO3. 	 (6) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch AgNO3.
 (7) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm thu được kim loại là.
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 6
Câu 14. Hòa tan hỗn hợp rắn gồm CaO, NaHCO3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa chất tan là?
	A. NaCl 	B. NaCl và CaCl2	B. Na2CO3 và NaCl	D. NaCl và NH4Cl
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
	(1) Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám và có tính nhiễm từ.
	(2) Sắt (III) hiđroxit là chất rắn, có màu nâu đỏ.
	(3) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại dưới dạng đơn chất.
	(4) Sắt và crom đều tác dụng với dung dịch HCl loãng đun nóng theo cùng tỉ lệ mol.
	(5) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thấy dung dịch chuyển sang màu vàng.
	(6) Sắt và crom đều thụ động trong dung dịch HNO3 loãng, nguội.
	(7) Trong dung dịch, ion Fe2+ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
	(8) Oxit crom (VI) là một oxit axit. 
 (9) Dãy các chất phản ứng được với khí CO2 là Mg (t0C), dung dịch K2CO3, nước Javel và cacbon (t0C).
 (10) Các kim loại Zn, Fe, Ni và Cu có thể được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.
 (11) Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải bán kính nguyên tử giảm dần, năng lượng ion hóa I1 tăng dần. 
 (12) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng K2O trong phân.
 (13) Các chất và ion: Br2, NO, P, Cu+, Mn2+ đều có thể thể hiện tính khử và oxi hóa trong các phản ứng.
 (14) Nhôm không tác dụng với nước do có màng oxit Al2O3 bảo vệ.
 (15) Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O, hiđro có đồng vị 1H, 2H, 3H. Số phân tử H2O khác nhau có thể có là 18.
 (16) Dãy gồm có ion cùng tồn tại trong một dung dịch là Fe3+, H+, SO42 –, CO32–.
 (17) Điều chế F2 bằng phương pháp là điện phân nóng chảy KF.2HF.
 (18) Cấu hình electron của ion Cr2+ và Fe3+ lần lượt là [Ar]3d4 và [Ar]3d5.
 (19) Dùng quỳ tím ẩm có thể phân biệt được hai khí NO2 và Cl2 đựng trong bình mất nhãn.
 (20) Na2HPO4, NaHCO3 và NaH2PO2 là các muối axit. Số phát biểu đúng là.
	A. 17	B. 16	C. 15	D. 14
Câu 16. Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2-C6H5 (C6H5-: phenyl). Tên gọi của X là.
	A. metyl benzoat	B. phenyl axetat	 C. benzyl axetat	 D. phenyl axetic.
Câu 17. Hợp chất hữu cơ nào sau đây trong phân tử chứa liên kết đôi C=C?
	A. etan	B. Axetanđehit	 C. Metyl fomat	 D. etilen
Câu 18. Đốt cháy hết 26,16 gam T chứa đồng thời 3 peptit đều mạch hở cần dùng 1,26 mol O2 thu được hỗn hợp gồm N2, CO2, H2O trong đó . Nếu đun nóng 0,12 mol T với dung dịch NaOH vừa đủ được 3a mol muối của Gly, 2a mol muối của Ala và b mol muối của Val. Tỉ lệ của a : b là
	A. 1 : 2.	B. 1 : 1. 	C. 2 : 1.	D. 2 : 3.
Câu 19. X, Y, Z là ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được 0,48 mol CO2. Mặt khác đun nóng 43,04 gam hỗn hợp E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối của glyxin và alanin có tổng khối lượng là 64,32 gam. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E có giá gần nhất với giá trị nào sau đây?
 A. 33% 	 B. 26% 	 C. 42% 	D. 16%
Câu 20. Cho hơi nước đi qua than nung ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp A gồm các khí CO, CO2 và H2. Cho 7,84 lít hỗn hợp A (đo ở 27,3ºC; 838 mmHg) tác dụng hoàn toàn với CuO dư, đun nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C. Hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Khối lượng than, chứa 5% tạp chất trơ, đã dùng để tạo được lượng hỗn hợp A trên là: (Các phản ứng tạo hỗn hợp A có hiệu suất 75%)
 A. 3,54 g	B. 2,526 g	C. 2,956 g	D. 3,786 g
Câu 21. Đun nóng 3,0 gam axit axetic với 1,84 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được 2,112 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng este hóa là.
	A. 60%	 B. 48%	 C. 30%	D. 75%
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam este X đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức cấu tạo của X là.
	A. HCOOCH=CH2	B. CH3COOCH3	C. CH2=CHCOOH	D. CH3COOCH=CH2
Câu 23. Cho 1,752 gam amin đơn chức X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 2,628 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là.
	A. 4	B. 6	C. 8	D. 2
Câu 24. X, Y là hai hidrocacbon kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ankan hoặc anken hoặc ankin. Đốt cháy hoàn toàn 4,16 gam hỗn hợp chứa X, Y. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 12,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch tăng 7,52 gam. Công thức của X, Y là.
	A. C2H6 và C3H8	B. C2H4 và C3H6	C. C2H2 và C3H4	D. C3H8 và C4H10
Câu 25. Cho 0,12 mol a-aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z, thu được 24,18 gam muối khan. Tên gọi của X là.
	A. axit aminoaxetic	B. axit 2-amino-3-metylbutanoic 	
C. axit a-aminoisovaleric	D. axit a-aminopropionic
Câu 26. Đốt cháy hết chất hữu cơ X no, đơn chức, mạch hở, thành phần chứa C, H, O thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 phản ứng. Biết X cho được phản ứng tráng gương. Số chất của X thỏa mãn là.
	A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 27. Cho dãy các chất: glucozơ, glyxylglyxylglyxin, etilen glicol, ancol etylic, saccarozơ, glyxerol, fructozơ, axit axetic. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam là.
	A. 5	B. 6	C. 4	D. 3
Câu 28. Cho hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai oligopeptit X (a mol) và Y (2a mol). Đun nóng M bằng 360 ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi Z chứa một chất duy nhất và hỗn hợp rắn T gồm 4 muối. Đốt cháy hoàn toàn T bằng 37,24 lít O2 (đktc), sản phẩm cháy gồm Na2CO3, N2 và 71,97 gam hỗn hợp chứa CO2 và H2O. Biết hai peptit X, Y cùng số nguyên tử cacbon, thủy phân hoàn toàn chúng thu được các α–aminoaxit chỉ gồm valin và alanin. Phần trăm về khối lượng của peptit có phân tử khối nhỏ hơn trong M là:
	A. 34,58%	B. 53,65%	C. 57,20%	D. 61,36%
Câu 29. Dung dịch axit acrylic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A. Na, NaCl, CuO, NaHCO3	B. Na, CuO, HCl, nước Br2	
C. NaOH, Na, CaCO3, NaHCO3	 D. NaOH, Cu, NaCl, nước Br2
Câu 30. Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là.
	A. 2,2,4-trimetylpentan	 B. 2,2,4,4-tetrametylbutan
	C. 2,4,4,4-tetrametylbutan	D. 2,4,4-trimetylpentan
Câu 31. Nhận định nào sau đây là đúng?
	A. Nhôm có tính chất lưỡng tính vì tan trong dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
	B. CO hay H2 đều khử được các oxit kim loại thành kim loại.
	C. Dùng nước Br2 có thể nhận biết được SO2 và CO2.
D. Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng cháy MgO.
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
	(1) Thạch cao sống được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.
	(2) Phương pháp làm mềm nước cứng toàn phần đơn giản nhất bằng cách đun nóng.
	(3) NH4Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.
	(4) Nung nóng đến cùng muối hiđrocacbonat của kim loại luôn thu được oxit kim loại tương ứng
	(5) Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong võ trái đất.
	(6) Bạc là kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại. Số phát biểu sai là.
	A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 33. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- ® H2O là?
	A. 2NaOH + H2S ® Na2S + 2H2O	B. HCOOH + NaOH ® HCOONa + H2O
	C. HCl + NaOH ® NaCl + H2O	 D. Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2H2O
Câu 34. Cho các phản ứng sau:
 (1) CaC2 + H2O ®	(2) Ba(HCO3)2 + H2SO4 ®	(3) Na2S2O3 + H2SO4 (đặc) 	
 (4) BaCl2 + (NH4)2SO4 ® 	(5) Al4C3 + H2O ®	(6) BaCO3 + H2SO4 ®
Số phản ứng thu được kết tủa, đồng thời thấy khí thoát ra là.
	A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 35. Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hòa và m gam hỗn hợp khí T trong đó có 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị m là:
	A. 3,22	B. 2,52	C. 3,42 D. 2,70
Câu 36. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của?
	A. etylen glicol và hexametylenđiamin	 B. axit ađipic và glixerol
	C. axit ađipic và etylen glicol.	 D. axit ađipic và hexametylenđiamin
Câu 37. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 46,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch HNO3 , thu được dung dịch chứa 146,52 gam muối nitrat và 12,992 lít NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
 A. 56,48	B. 50,96	 C. 52,56	 D. 54,16.
Câu 38. Tiến hành các thí nghiệm sau:
 (1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho phenol vào dung dịch NaOH.
 (3) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ. (4) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
 (5) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (6) Cho glucozơ vào dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng.
 (7) Sục khí metylamin vào dung dịch HCl. (8) Cho ancol metylic đi qua bình đựng Na.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là.
	A. 5.	B. 6	C. 3	D. 4
Câu 39. Cho sơ đồ các phản ứng:
X + NaOH Y + Z	Y + NaOH (rắn) T + P
	T Q + H2	Q + H2O Z.
Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là.
	A. HCOOCH=CH2 và HCHO	B. CH3COOC2H5 và CH3CHO
	C. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO	D. CH3COOCH=CH2 và HCHO
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
	(1) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
	(2) Trong phân tử saccarozơ và xenlulozơ đều có chứa liên kết glicozit.
	(3) Công thức đơn giản nhất của cacbohiđrat là C.H2O
	(4) Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
	(5) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc a-glucozơ và a-fructozơ.
	(6) Dạng tinh thể, saccarozơ còn tồn tại dưới dạng mạch hở. Số phát biểu đúng là.
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 41. Cho 15,09 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch Y chứa 25,74 gam muối. Nếu cho 15,09 gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là.
	A. 25,15 gam	B. 8,89 gam	C. 17,47 gam	D. 6,51 gam	
Câu 42. Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 5790 giây thì dừng điện phân. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời còn lại 10,86 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là.
	A. 1,80	B. 1,90	C. 1,75	D. 1,95
Câu 43. Cho 15,7 gam hỗn hợp gồm Al và Zn vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 x (mol/l) và AgNO3 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối và 45,2 gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch HCl vào Y không thấy khí thoát ra. Đế tác dụng tối đa với các muối có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 1,2 mol NaOH. Tỉ lệ x : y là.
	A. 4 : 3	B. 2 : 3	C. 1 : 1	D. 2 : 1
Câu 44. Xà phòng hóa hoàn toàn 14,25 gam este đơn chức, mạch hở với 67,2 gam dung dịch KOH 25%, chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được phần rắn X và 57,9 gam chất lỏng Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 32,76 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của muối trong rắn X là.
	A. 48,8%	B. 49,9%	C. 54,2%	D. 58,4%
Câu 45. Cho hỗn hợp gồm axit axetic và axit ađipic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 12,8% thu được dung dịch X trong đó nồng độ phần trăm của natri axetat là 5,363%. Nồng đồ phần trăm của muối còn lại là.
	A. 18,64%	B. 15,18%	C. 17,26%	D. 16,08%
Câu 46. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na và Al2O3 vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
a
0,48
0,24
0,12
Giá trị của V là.
	A. 3,360	B. 2,688	C. 5,376	D. 6,72
Câu 47. Cho 19,68 gam hỗn hợp gồm Mg, FeCO3 vào dung dịch chứa 1,22 mol NaHSO4 và 0,08 mol Fe(NO3)3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm NO, N2O và 0,06 mol CO2; đồng thời thu được dung dịch Y và 3,36 gam một kim loại không tan. Để tác dụng tối đa các chất tan trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 1,26 mol NaOH. Tỉ khối của X so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là.
	A. 10,2	B. 10,0	C. 10,4	D. 10,6
Câu 48. Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 73,78 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa m gam muối của alanin và hỗn hợp F chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 21,12 gam hỗn hợp ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là.
	A. 44,4	B. 11,1	C. 22,2	D. 33,3
Câu 49. X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol 2 chức; T là este tạo bởi X,Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 1,04 mol O2, thu được 17,64 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 22,2 gam E cần dùng 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa x gam muối của X và y gam muối của Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là.
	A. 0,9	B. 1,0	C. 1,1	D. 0,8
Câu 50. X, Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và có tổng số liên kết peptit trong X, Y bằng 11. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 640 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ lượng muối cần dùng 1,92 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là.
	A. 58,37%	B. 42,86%	C. 48,64%	D. 54,56%
Đáp án: 1b 2d 3b 4b 5b 6b 7c 8b 9a 10d 11a 12c 13c 14a 15d 16c 17d 18b 19b 20b 21a 22a 23c 24a 25d 26d 27a 28d 29b,c 30a 31c 32c 33c 34a 35c 36d 37c 38a 39c 40a 41d 42b 43b 44d 45a 46a 47b 48c 49c 50a

Tài liệu đính kèm:

  • doccatxencop_cho_HS_luyen_thi.doc