Đề số 10-tháng 6-2016 Câu 1: Cấu hình electron của lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns2. B. ns2np1. C. ns1. D. ns2np2. Câu 2: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết A. cộng hóa trị không cực. B. ion. C. cộng hóa trị có cực. D. hiđro. Câu 3: Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, nhìn chung thì: A.tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. Câu 4: Cho phản ứng hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+ C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế khí clo bằng cách A. Điện phân nóng chảy NaCl. B. Cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2 đun nóng. C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. D. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. Câu 6: Khí nào sau đây không bị oxi hóa bởi nước Gia – ven? A. HCHO. B. H2S. C. CO2. D. SO2. Câu 7: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag. Câu 8: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch A. HCl. B. Fe2(SO4)3. C. NaOH. D. HNO3. Câu 9: Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng? A. Zn2+, Al3+. B. K+, Na+. C. Ca2+, Mg2+. D. Cu2+, Fe2+. Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các kim loại : natri, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại cesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện. C. Kim loại magie là kim loại phổ biến nhất trong nhóm IIA. D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) ở nhiệt độ nóng chảy giảm dần. Câu 11: Trong các kim loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. manhetit C. xiđirit D.hematit đỏ Câu 12: Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được V ml khí H2 (đkc). Giá trị của V là A. 896. B. 224. C. 336. D. 672. Câu 13: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Mg, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Zn, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg. Câu 14: Cho các chất : KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc nóng là A. 4. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 15: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đkc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560. Câu 16: Trộn 10 lít N2 với 15 lít H2 cho vào bình phản ứng. Sau khi phản ứng đạt cân bằng thấy bình phản ứng có 22 lít hỗn hợp các khí. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hiệu suất phản ứng là A. 30%. B. 20%. C. 22,5%. D. 25%. Câu 17:CFC là nguyên nhân chính của : A. Hiện tượng mưa axit. B. Sự suy giảm tầng ozon C. Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm D. Hiện tượng động đất. Câu 18: Trong tinh dầu cây kinh giới có chứa monoancol X mạch hở, được dùng trong nấu ăn và công nghiệp thực phẩm. Biết 4,62 gam X phản ứng với Na dư tạo ra 0,015 mol H2. Công thức phân từ X là A. C11H8O. B. C10H16O. C. C10H18O. D. C11H10O. Câu 19: Phản ứng hóa học: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 (C6H5- là gốc phenyl). Phản ứng này chứng tỏ A. phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic. B. phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic. C. phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic. D. phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic. Câu 20: Axit béo Mycolipenie là nguyên nhân gây ra một bệnh lao khi đưa vào cơ thể động vật. Cấu trúc của nó gồm một đoạn mạch không nhánh CH3(CH2)17 và phần còn lại là –C8H14-COOH (phần này mạch hở, có ba nhóm metyl). Axit béo Mycolipenie có bao nhiêu nối đôi trong phân tử? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Este X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra ancol metylic và natri axetat. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 22: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có công thức phân tử C3H6O2 và tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 23: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10M. Câu 24: Etylamin được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất phòng trừ dịch hại, chất dẫn dụ côn trùng, chất ức chế ăn mòn kim loại Công thức cấu tạo thu gọn của etylamin là A. CH3NHCH3 B. CH3CH2NH2 C. (CH3)3N. D. CH3NH2 Câu 25: Tên thường của các amino axit xuất phát từ tên của axit cacboxylic tương ứng có thêm tiếp đầu ngữ amino và số (2 , 3, 4 ) hoặc chữ cái Hi Lạp (α, β, γ ) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch. Đun nóng axit ԑ-aminocaproic xảy ra sự ngưng tụ giữa các phân tử để tạo ra sản phẩm polyamit B- còn gọi là nilon-6 . Tên gọi của axit ԑ-aminocaproic theo dah pháp IUPAC là A. 5- aminoheptanoic. B. 6- aminohexanoic. C. hexametylendiamin. D. 5- aminopentanoic. Câu 26: Điện phân có màng ngăn 500ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M ( điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100% ) với cường độ dòng điện 5A trong 7720 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là A. 8,10. B. 2,70. C. 6,75. D. 5,40. Câu 27: Cho các loại polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Số loại polime có nguồn gốc xenlunlozơ là A. 4. B. 2. C. 5. D.3. Câu 28: Cho dãy các chất: CH3OH; CH3COOH; CH3CHO; CH4; CH3COOC2H5 . Số chất trong dãy tác dụng được với Na sinh ra H2 là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 29: Đốt cháy hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ A, V (MA < MB) thu được 24,0 gam hỗn hợp CO2 và H2O (trong đó phần trăm khối lượng của cacbon là 15%). Biết hidro chiếm 15% về khối lượng X. % về khối lượng của A trong X A. 10%. B. 50%. C. 30%. D. 20%. Câu 30: Cho 7,7 gam hợp chất hữu cơ A (C2H7O2N) tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y (MY < 20 ). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 12,20. B. 14,60. C. 18,45. D. 10,70. Câu 31: Cho các phản ứng xảy ra trong điều kiện thích hợp: (1) MnO2 + HCl → (2) Cu2O + H2SO4 loãng → (3) PbO2 + HCl → (4) NH3 + O2 (xúc tác Pt, nhiệt độ cao) → (5) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C → (6) CH4 + Cl2 (nhiệt độ cao) → (7) SiO2 + C → (8) Mg + SO2 → (9) K2MnO4 + KCl → (10) Điện phân không màng ngăn dung dịch CaCl2 → (11) HClO3 + HCl → (12) CaOCl2 + CO2 → (13) Nhiệt phân muối (NH4)2Cr2O7 → (14) P + NH4ClO4 → (15) CH4 + F2 → (16) NaI + H2SO4 (đặc) → (17) FeCl3 + KI → (18) NH4NO3 (nhiệt độ) → Số phản ứng luôn thu được đơn chất sau khi kết thúc là: A. 12. B. 13. C. 14. D. 15. Câu 32: Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 vào dung dịch HCl chỉ thu được 4,704 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12,5 và dung dịch chứa 12,825g MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là A. 18,780. B. 19,425. C. 20,535. D. 19,980. Câu 33: Hỗn hợp X gồm Al và kim loại M ( trong đó số mol M lớn hơn số mol Al ). Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam hỗn hợp X bằng 100 ml dung dịch HCl thu được 0,0525 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,9375g chất rắn. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Nồng độ dung dịch HCl đã dùng là 1,05M. B. Kim loại M là sắt (Fe). C. % về khối lượng của mỗi kim loại trong X là 50%. D. Số mol kim loại M là 0,025 mol. Câu 34: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,27. B. 3,81. C. 3,45. D. 3,90. Câu 35: X là axit cacboxylic đơn chức; Y là este 3 chức (X, Y đều mạch hở). Đun nóng 25,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm 3 muối có khối lượng 35,3 gam và glyxerol. Axit hóa hỗn hợp F thu được 3 axit cacboxylic (trong đó có 2 axit no cùng dãy đồng đẳng kế tiếp có phần trăm khối lượng oxi chiếm 47,76%). Mặt khác đốt cháy 25,8 gam hỗn hợp E thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Công thức của X là: A. C4H7COOH. B. C2H5COOH. C. C3H5-COOH. D. C2H3COOH. Câu 36: Trộn 0,64 mol hỗn hợp gồm C2H2, C2H4O, C3H6O2, C4H6O2 với 0,24 mol hỗn hợp gồm CH4O, C2H6O2, C3H8O3 thu được hỗn hợp A. Đốt cháy hết A cần dùng 2,46 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 119,84 gam. Hấp thụ hết sản phẩm vào V lit dung dịch Ba(OH)2 0,8 M thì thấy khối lượng dung dịch tăng 37,1 gam. Giá trị V gần nhất với giá trị nào sau đây A. 1,36 B. 1,52 C. 0,5 D. 1,14 Câu 37: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X (không có NH4+) và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm 2 chất có tỉ lệ mol 3 : 2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X là A. 13,56%. B. 20,20%. C. 40,69%. D. 12,20%. Câu 38: Cho các phát biểu sau: (1) Nối 1 thanh Zn với 1 thanh sắt bằng 1 sợi dây đồng mảnh rồi nhúng vào dung dịch HCl thì ở thanh Zn khí bay ra nhiều hơn. (2) Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẩm. (3) Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, tất cả các muối hiđrocacbonat của kim loại kiềm đều bị phân hủy. (4) Thứ tự giảm dần bán kính ion từ trái qua phải là O2–, F–, Na+, Mg2+, Al3+. (5) Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để bảo quản thực phẩm là CO2 rắn. (6) Hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) co thể tan hết trong dung dịch HCl dư. (7) Dãy các chất BaSO4, NaOH, CH3COONa, C2H5ONa là những chất điện ly mạnh khi tan trong nước. (8) Trong pin điện hóa Zn - Pb, ở anot xảy ra sự oxi hóa Zn. (9) Dùng dung dịch HCl có thể phân biệt được 3 chất rắn Fe, CuS và FeS2. (10) Cho các ch ất Fe, Cu, Ag vào các dung dịch HCl, FeCl2, FeCl3, CuSO4 thì số cặp chất xảy ra phản ứng là 5. (11) Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô các khí N2, CO2, H2 và H2S. (12) Để điều chế nước Javen trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. (13) Trong các phân tử BCl3, CaO, NH3 thì NH3 có độ phân cực nhỏ nhất. (14) Ứng với công thức C6H6 (mạch hở) có 9 đồng phân tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được kết tủa. (15) Hoạt động của núi lửa, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải công nghiệp, sinh hoạt và nồng độ cao các ion Pb2+, Cu2+, Hg2+ là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. (16) Photpho đỏ hoạt động hóa học yếu hơn photpho trắng. (17) Phản ứng giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang động tự nhiên là Ca(HCO3)2 → CaCO3+ CO2 + H2O. (18) Tốc độ phản ứng có thể phụ thuộc vào các yếu tố: áp suất, nhiệt độ, nồng độ, chất xúc tác, kích thước hạt. Số phát biểu không đúng là A. 7. B. 8. C. 9. D. 6. Câu 39: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Mg. Tiến hành 3 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Hòa tan m gam X vào nước dư thu được V lít khí. Thí nghiệm 2: hòa tan 2m gam X vào dung dịch NaOH dư thu được 3,5V lít khí. Thí nghiệm 3: Hòa tan 4m gam X vào dung dịch HCl dư thu được 9V lít khí. Các thể tích đều đo ở đktc và coi như Mg không tác dụng với nước và kiềm. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở thí nghiệm 1, Al bị hòa tan hoàn toàn. B. Số mol Al gấp 1,5 lần số mol Mg. C. Phần trăm khối lượng của Na là 23,76%. D. Trong X có 2 kim loại có số mol bằng nhau. Câu 40: Cho các nhận định sau: (1) Tương tự K và Na, kim loại Ba cũng là kim loại nhẹ. (2) Dùng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng. (3) Nguyên liệu sản xuất thép là gang trắng hoặc gang xám và sắt thép phế liệu. (4) Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, grapfit), ở catot xảy ra sự oxi hóa ion Cu2+. (5) Dung dịch NaCN, nước cường toan có thể hòa tan được vàng. (6) Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2Cr2O7 thu được kết tủa màu da cam. (7) Các hợp chất H2S, SO2, SO3 là chất khí ở điều kiện thường. (8) Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử là K, Mg, Si, N. (9) Phân tử CO2 và SO2 có liên kết cộng hóa trị, phân tử của chúng không phân cực. (10) K2CO3 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thủy tinh. (11) Để sản xuất silic, người ta nung hỗn hợp bột Mg và cát nghiền mịn trong lò điện. (12) Nhúng thanh Fe vào các dung dịch FeCl3, ZnCl2, HCl, CuCl2, số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là 2. (13) Số liên kết cộng hóa trị trong C5H10 là 15. (14) Poli vinyl clorua, poli etylen, polistiren và nilon - 6 là những polime tổng hợp. (15) Cho các chất sau: H2O, C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, C6H5OH. Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là H2O, C2H5OH, C6H5OH, CH3COOH, HCOOH. (16) Axit linolenic có CTPT C17H29COOH và stiren là hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen, có CTPT là C8H8. (17) Số đồng phân anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là 3 đồng phân. (18) Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa bột than hoạt tính. (19) Etyl amin, axit axetic, ancol etylic và trimetylamin là những hợp chất có liên kết hiđro giữa các phân tử của chúng. (20) Trong điều kiện thích hợp, propan tác dụng với clo, số dẫn xuất điclo có thể tạo ra là là 4. Số phát biểu đúng là: A. 8. B. 9. C. 10. D. 11. Câu 41: Hỗn hợp X gồm FeO, FeCO3, CuO, CuCO3, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 31,381% khối lượng. Nung 36,2 gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,48 gam hỗn hợp Y. Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,04 lít hỗn hợp khí (đktc, SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Cho 36,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm CO2, NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 21,125 (ngoài NO và NO2 không còn sản phẩm khử nào khác). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là A. 1,40 B. 1,20 C. 1,60 D. 0,80 Câu 42: Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.7H2O vào dung dịch chứa 0,16 mol NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, trong thời gian t giây ở anot thoát ra 3,584 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thoát ra ở 2 cực là 8,96 lít (đktc). Cho m gam bột Fe vào Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,6m gam rắn. Giá trị của m là A. 28 B. 14 C. 14,4 D. 15,68 Câu 43: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và đều thuộc loại hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X đối với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol giữa 2 este) tác dụng vừa đủ với 175ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là A. 55,43% và 44,57%. B. 56,67% và 43,33%. C. 46,58% và 53,42%. D. 35,6% và 64,4%. Câu 44: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 10,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 4,86 gam nước. Mặt khác 10,32 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M là? A. 20,49 gam. B. 15,81 gam. C. 19,17 gam. D. 21,06 gam. Câu 45: X,Y là 2 este mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 52,9 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 43,12 lít O2(đktc). Mặt khác đun nóng 52,9 gam E với dung dịch NaOH ( lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn có khối lượng m gam và phần hơi chứa hỗn hợp 2 ancol đều no, đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hết phần rắn thu được 50,88 gam Na2CO3; 1,44 gam H2O; CO2. Biết rằng axit tạo nên X, Y đều có phần trăm khối lượng oxi lớn hơn 50%. Giá trị m gần với giá trị nào nhất? A. 64 gam B. 65 gam C. 66 gam D. 67 gam. Câu 46: Chất hữu cơ Z chứa C, H, O và công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 2,85 gam Z tác dụng hết với H2O (có H2SO4 loãng làm xúc tác) thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hết a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O. Còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng oxi tiêu tốn cho hai phản ứng cháy trên đúng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết phân tử khối của X bằng 90. Chất Z tác dụng được với Na tạo ra H2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. Phân tử Z có 4 nguyên tử oxi. B. Y là hợp chất no, đa chức. C. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. D. Cả X và Y đều là hợp chất no, đơn chức. Câu 47: Cho các phát biểu sau: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocabon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken. (b) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH và CH3OH , H2O được tạo nên từ OH trong nhóm –COOH của axit và H của trong nhóm –OH của ancol. (c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α- amino axit được gọi là liên kết peptit. (d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol. (f) Hợp chất C9H13Cl có thể chứa vòng benzen trong phân tử. (g) Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim xenlulaza. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 48: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của ancol không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C (MX < MY); Z là axit cacboxylic đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon với X. đốt cháy hoàn toàn 24,14 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z cần vừa đủ 27,104 lít khí O2, thu được H2O và 25,312 lít khí CO2. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của Z trong T là A. 58%. B. 59,65%. C. 61,31. D. 36,04%. Câu 49: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z ( Y, Z đều mạch hở, không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ hỗn hợp cả 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,5 gam 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là A. 19,75 gam. B. 18,96 gam. C. 23,7 gam. D. 10,80 gam. Câu 50: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 1700C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. % khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%. B. Khối lượng của chất có M lớn hơn trong X là 2,55 gam. C. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164. D. Trong X có 3 đồng phân cấu tạo. Đáp án: 1A 2C 3D 4D 5B 6C 7C 8B 9C 10B 11B 12D 13A 14B 15A 16A 17B 18C 19A 20B 21A 22A 23D 24B 25B 26C 27A 28A 29D 30A 31A 32D 33C 34C 35C 36B 37A 38B 39D 40D 41B 42C 43B 44C 45A 46C 47C 48A 49A 50A
Tài liệu đính kèm: