Đề ôn thi THPT quốc gia – số 5 môn: Hóa học

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 922Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT quốc gia – số 5 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi THPT quốc gia – số 5 môn: Hóa học
 ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA – SỐ 5
MÔN: HÓA HỌC -Thời gian: 90 phút
Câu 1: Số hợp chất hữu cơ đơn chức, có cùng công thức phân tử C3H6O2 và đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 2: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X có 3 lớp electron ,với lớp cuối có 4 electron là
	A. 14	B. 15	C. 16	D. 17
Câu 3: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, metyl fomat, anđehit axetic. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 4: Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+, Ca2+ và HCO, thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm
A. MgCO3 và CaO.	B. MgO và CaO.	C. MgO và CaCO3.	D. MgCO3 và CaCO3.
Câu 5: Cho 2,73 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,784 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Li.	B. Na.	C. Rb.	D. K.
Câu 6: Cho các chất và ion sau: Al2O3, Fe3+, CH3COO-, C2H5NH3Cl, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+ . Số chất và ion phản ứng với Ba(OH)2 là
	A. 5.	B. 7.	C. 6.	D. 8.
Câu 7: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. MgSO4.	B. Fe2(SO4)3.	C. CrSO4.	D. ZnSO4.
Câu 8: NH3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2	 	B. HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3
	C. HI, KOH, FeCl3, Cl2	 	D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
Câu 9: Cho hai este X,Y có cùng công thức C4H8O2, tác dụng với dung dịch NaOH ,sau phản ứng thu được một muối và hỗn hợp hai ancol. Vậy công thức cấu tạo của X,Y là
	A. C2H5COOCH3 và CH3COOCH3	B. HCOOCH2CH2CH3 và HCOOCH(CH3)2
	C. HCOOC2H5 và CH3COOCH3	D. HCOOC2H5 và C2H5COOCH3
Câu 10: Khi cho 8,8 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thể tích khí H2 sinh ra là 2,24 lít (ở đktc). Phần kim loại không tan có khối lượng là
A. 3,2 gam.	B. 6,4 gam.	C. 5,6 gam.	D. 2,8 gam.
Câu 11: Khối lượng saccarozơ thu được từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ với hiệu suất thu hồi đạt 80% là bao nhiêu ?
A. 104 kg	B. 140 kg	C. 105 kg	D. 106 kg
Câu 12: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là 
A. 44,00 gam.	B. 11,05 gam.	C. 43,00 gam.	D. 11,15 gam.
Câu 13: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe.	B. Na và Cu.	C. Mg và Zn.	D. Fe và Cu.
Câu 14: Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CHCH3.	B. CH2=CH2.	C. CH ≡ CH.	D. CH2=CHCl.
Câu 15: Phương trình hoá học nào sau đây không đúng?
A. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O	B. NaHCO3 + NaOH ® Na2CO3 + H2O
C. Al2O3 2Al + 3/2O2	D. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ® CaCO3 + 2NaHCO3
Câu 16: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2.	B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.	D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 17: Cho 18,6 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng với nước brom thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
	A. 33 gam.	B. 66 gam.	C. 99 gam.	D. 88 gam.
Câu 18: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng ?
	A. 24Cr : [Ar]3d44s2. 	B. 24Cr2+ : [Ar]3d34s1. 
	C. 24Cr2+ : [Ar]3d24s2. 	D. 24Cr3+ : [Ar]3d3. 
Câu 19: Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trùng hợp.	B. axit - bazơ.	C. trùng ngưng.	D. trao đổi.
Câu 20: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4, đun nóng) là phản ứng
A. trùng hợp.	B. xà phòng hóa.	C. trùng ngưng.	D. este hóa.
Câu 21: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. AgNO3.	B. HCl.	C. AlCl3.	D. CuSO4.
Câu 22: Este X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra natri phenolat và natri axetat. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3.	B. HCOOCH3.	C. C2H5COOCH3.	D. CH3COOC6H5.
Câu 23: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. BaCl2.	B. NaOH.	C. Na2CO3.	D. NaCl.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là:
	A. 25%	B. 27,92%	C. 72,08%	D. 75%
Câu 25: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. KOH.	B. H2SO4 loãng.	C. HCl.	D. HNO3 loãng.
Câu 26: Phương pháp thích hợp để điều chế Mg từ MgCl2 là
A. nhiệt phân MgCl2.	B. điện phân dung dịch MgCl2.
C. dùng kali khử ion Mg2+ trong dung dịch.	D. điện phân MgCl2 nóng chảy.
Câu 27: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch CuSO4 1M cần m gam bột Zn. Giá trị của m là
A. 3,25.	B. 6,50.	C. 9,75.	D. 3,90.
Câu 28: Kim loại phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Fe.	B. Al.	C. Cr.	D. Cu.
Câu 29: Tinh bột thuộc loại
A. đisaccarit.	B. polisaccarit.	C. lipit.	D. monosaccarit.
Câu 30: Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch HCl 2M, thu được 23,1 gam muối clorua và V lít khí H2(đktc). Thể tích dung dịch HCl cần dùng vừa đủ và trị số của V lần lượt là
	A. 0,2 lít và 4,48 lít.	B. 0,1 lít và 4,48 lít.	C. 0,1 lít và 2,24 lít.	D. 0,1 lít và 3,36 lít.
Câu 31: Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là:
A. Ag+, Fe 3+, Cu2+.	B. Cu2+, Fe 3+, Ag+.	C. Fe3+, Cu2+, Ag+.	D. Ag+, Cu2+, Fe 3+.
Câu 32: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit?
A. Protein.	B. Xenlulozơ.	C. Lipit.	D. Glucozơ.
Câu 33: Cho phản ứng: a Al + b HNO3 → c Fe(NO3)3 + d N2O + e H2O.
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng
A. 22.	B. 30.	C.34.	D. 38.
Câu 34: Anilin phản ứng với dung dịch nào sao đây tạo muối?
A. NaOH.	B. H2SO4.	C. NaCl.	D. Na2CO3.
Câu 35: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. SO2.	B. CO2.	C. NH3.	D. H2S.
Câu 36: Cho hh các chất khí: Cl2, CO2, N2, H2, HCl đi chậm qua bình nước vôi trong dư. Chất khí bị giữ lại trong bình là:
	A. Cl2, CO2, N2, H2, HCl.	B. Cl2, CO2, H2, HCl.	
	C. Cl2, CO2, HCl	D. Cl2, CO2, N2
Câu 37: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: PCl5(K) D PCl3(K) + Cl2(K) ; DH > 0. 
Yếu tố nào sau đây làm phản ứng xảy ra theo chiều thuận ?
 A. Tăng áp suất. 	B. Thêm Cl2 vào. C. Giảm nhiệt độ. 	D. Tăng nhiệt độ.
Câu 38: Cho các chất sau: vinylaxetilen, axetilen, propin, but-2-in, axit fomic. Số chất không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 39: Hợp chất nào dưới đây có đồng phân lập thể (cis-trans)?
	A. CH3- CH = CH2 	B. CH3 - CH = CH - CH3
	C. CH3- CH = C(CH3)2	D. CH3 - CH2 - CH = CH2
Câu 40: Khi hoá hơi 1,4 gam một anđhit đơn chức X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,64g oxi ở cùng điều kiện , nhiềt độ và áp suất . Công thức của X là :
	A. C3H7CHO	B. CH3CHO 	C. C2H5CHO	D. C3H5CHO 
Câu 41: Tính khối lượng axit axetic thu được khi lên men giấm 1 lít ancol etylic 9,2O với hiệu suất 80%,(biết d=0,8g/ml)
	A. 768g	B. 120g	C. 96,0g	D. 76,8g
Câu 42. Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
	A. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
	C. HCOOCH3 và HCOOC2H5.	D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
Câu 43. α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3CH2CH(NH2)COOH.	B. H2NCH2COOH.	
	C. CH3CH(NH2)COOH.	D. H2N(CH2)3COOH.
Câu 44. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %).
	A. 55 lít.	B. 81 lít.	C. 70 lít.	D. 49 lít.
Câu 45. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 10,27.	B. 9,52.	C. 7,25.	D. 8,98.
Câu 46. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
	A. 7.	B. 1.	C. 2.	D. 6.
Câu 47. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là
	A. Ca và Sr.	B. Sr và Ba.	C. Mg và Ca.	D. Be và Mg.
Câu 48. Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
	A. 200 ml.	B. 400 ml.	C. 600 ml.	D. 800 ml.
Câu 49: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
	A. 77,6	B. 83,2 	C. 87,4	D. 73,4
Câu 50: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là
	A. 8,8	B. 6,6	C. 2,2	D. 4,4.
49. Goi x là số mol Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val; y là số mol Gly-Ala-Gly-Glu
2x+2y=30:75=0,4 và 2x+y=28,48:89=0,32 => x=0,12 và y=0,08	
=>m=0,12×(75×2+89×2+117×2-18×5)+0,08×(75×2+89+147–3×18)=83,2
50. Có nCO2 = nOH = 2n H2 = 0,2mol => a = 8,8 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_ON_THPT_QG.doc