Đề ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học Khối 9

docx 15 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 514Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi học sinh giỏi môn Hóa học Khối 9
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện (Nêu rõ ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức).
b) Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110V. Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở?
Câu 2
a/ Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? (2,0 điểm)
b/ Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 200 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Muốn máy biết thế trên trở thành máy tăng thế thì ta phải sử dụng máy như thế nào? Máy biến thế này có chạy được với dòng điện không đổi không, tại sao?
Câu 11: Máy phát điện gắn trên xe đạp (gọi là đinamô) có cấu tạo như thế nào? Nó là máy phát điện một chiều hay xoay chiều?
Câu 12: Người ta truyền tải một công suất điện 440000W bằng một đường dây dẫn có điện trở 50Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 220000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là bao nhiêu?
Câu 12:Đường dây tải điện từ huyện về xã có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω. Tính công suất bao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
(Đề 1)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Metan có nhiều trong
A. nước ao.                                B. các mỏ (khí, dầu, than).
C. nước biển.                             D. khí quyển.
Câu 2: Hiđrocacbon nào sau đây chỉ có liên kết đơn?       
A. Metan.               B. Axetilen.            C. Etilen.                         D. Etan.
Câu 3: Dãy chất nào sau đây đều là hiđrocacbon:
A. C2H4, C3H8, C2H4O2, CH3Cl.
B. C3H8, C2H5O, CH3CH2COOH, CaCO3.
C. C2H6, C4H10, CH3NO2, C2H5Cl.
D. CH4, C4H10, C2H2, C2H6.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trùng hợp:
A. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
B. CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 - CH2Br
C. nCH2 = CH2 → (-CH2-CH2-)n
D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lit khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn thu được lượng khí CO2 ở cùng điều kiện là:
A. 2,24 lit              B. 0,672 lit             C. 0,224 lit.            D. 0,112 lit
Câu 6: Trong những chất sau, những chất nào đều là chất hữu cơ: 
A. C2H6, C2H5OH, NaHCO3.                           
B. C3H8, C2H5O, Na2CO3.
C. C2H6 , C2H5OH, CaCO3.                              
D. C2H6 , C4H10, C2H5OH.
Câu 7: Chất có liên kết ba trong phân tử là:
A. CH4.           B. C2H4.                 C. C2H2.                 D. C2H6.
Câu 8: Cấu tạo phân tử axetilen gồm:
A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.          
B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. một liên kết ba và một liên kết đôi.            
D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
Câu 9: Chất dùng để kích thích cho quả mau chín là:
A. CH4.                  B. C2H4.             C. C2H2.                 D. C6H6.
Câu 10: Khí metan phản ứng được với:
A. HCl, H2O.         B. HCl, Cl2.           C. Cl2, O2.              D. O2, CO2. 
Câu 11: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là 
A. dung dịch brom.                      
B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch axit clohidric.          
D. dung dịch nước vôi trong.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. C2H6O, C2H4O2, C6H12O6 .                        B. C2H4O2, Na2CO3, C2H4.
C. CH4, C2H2, C6H6.                                       D. CO2, CH4, C2H4O2.
Câu 13: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là 
A. CO, H2.                                                     B. Cl2, CO2.
C. CO, CO2.                                                   D. Cl2, CO.
Câu 14: Cho 21 gam   MgCO3 tác dụng với một   lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là 
A. 0,50 lít.                                                      B. 0,25 lít.
C. 0,75 lít.                                                      D. 0,15 lít.
Câu 15: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là 
A. chu kỳ 3, nhóm II.                B. chu kỳ 3, nhóm III. 
C. chu kỳ 2, nhóm II.                 D. chu kỳ 2, nhóm III.
B. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
a/ Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
b/ Đốt cháy axetilen.
c/ Cho axetilen tác dụng với lượng dư dung dịch brom.
d/ Trùng hợp etilen.
Câu 2: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít etilen. Hãy tính thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng cho phản ứng, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí (các thể tích khí đo ở đktc). 
Câu 3: (3,0 điểm) Khi cho hỗn hợp khí metan và etilen ở (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom, thì lượng brom tham gia phản ứng là 8g. 
a/ Khí nào ở trên đã phản ứng với dung dịch brom? 
b/ Khối lượng khí đó đã phản ứng là bao nhiêu? 
 (Đề 2)
A – Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1:  Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là
A. S, P, N2, Cl2.                                   B. C, S, Br2, Cl2.
C. Cl2, H2, N2, O2.                               D. Br2, Cl2, N2, O2.
Câu 2: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí ? 
A. Canxi.                                             B. Silic.
C. Cacbon.                                           D. Magie.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là 
A. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là kim loại mạnh.
B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.
C. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là phi kim mạnh.
D. thuộc chu kỳ 2, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 4: Chất hữu cơ nào sau đây, khi cháy tạo thành số mol khí CO2 nhỏ hơn số mol hơi nước ? 
A. CH4                                                 B. C2H4
C. C2H2                                                D. C6H6
Câu 5: Hiđrocacbon X có thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố cacbon trong hợp chất là 85,7 %. X là 
A. CH4.                                                B. CH3Cl.
C. C2H4.                                               D. C2H6.
Câu 6: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom? 
A. CH4; C6H6.                                       B. C2H4; CH4.
C. CH4; C2H4.                                       D. C2H4; C2H2. 
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ? 
A. 300 lít.                                             B. 280 lít.         
C. 240 lít.                                             D. 120 lít.
Câu 8: Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ? 
A. C2H6                                               B. CH4
C. C2H4                                                D. C6H6
Câu 9: Trong các loại than dưới đây, loại than trẻ nhất có hàm lượng cacbon thấp nhất là 
A. than gầy.                                         B. than mỡ.
C. than non.                                         D. than bùn.
Câu 10: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là 
A. CH4.                                                B. C2H4.
C. C3H8.                                               D. C2H6.
B – Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 : (2,0 điểm) Dẫn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm C2H4; C2H2 vào lượng dư dung dịch Br2 thấy có 0,7 mol Br2 tham gia phản ứng. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu (biết thể tích các khí đều đo ở đktc)
Câu 2 (2 điểm). Nêu phương pháp làm sạch khí C2H2 bị lẫn các khí CO2 và SO2. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).
Câu 3 (3 điểm): Khi đốt hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O
a) Trong A có chứa những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Xác định công thức phân tử của A?
c) A có làm mất màu dung dịch brom không?
 (Đề 3)
Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái 
A. Lỏng và khí.                B. Rắn và lỏng.            
C. Rắn và khí.                 D. Rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Dãy hợp chất nào sau đây chỉ chứa các chất hữu cơ? 
A. CH4, C2H6, CO2.          B. C6H6, CH4, C2H5OH.        
C. CH4, C2H2, CO.         D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 3: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là 
A. IV, II, II.                 B. IV, III, I.                 
C. II, IV, I.                  D. IV, II, I.
Câu 4: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là 
A. Mạch vòng.                                                           
B. Mạch thẳng, mạch nhánh.
C. Mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.                  
D. Mạch nhánh.
Câu 5: Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là 
A. CH4.          B. C2H6.         C. C3H8.           D. C2H4.
Câu 6: Tính chất vật lí cơ bản của metan là 
A. Chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.                  
B. Chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.
C. Chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. 
Câu 7: Phản ứng đặc trưng của metan là 
A. Phản ứng cộng.                     B. Phản ứng thế.    
 C. Phản ứng trùng hợp.             D. Phản ứng cháy
Câu 8: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có 
A. Một liên kết đơn.                   B. Một liên kết đôi.             
C. Hai liên kết đôi.                     D. Một liên kết ba.
Câu 9: Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây? 
A. Phản ứng cháy với khí oxi.                    
B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng cộng với dung dịch brom.      
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Câu 10: Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có đặc điểm 
A. Một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
B. Hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. Hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
D. Ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Câu 11: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
A. 16,0 gam.       B. 20,0 gam.         C. 26,0 gam.         D. 32,0 gam.
Câu 12: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4?
A. Dung dịch brom.                    B. Dung dịch phenolphtalein.             
C. Qùy tím.                              D. Dung dịch bari clorua.
Câu 13: Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau:
Tổng hệ số cân bằng trong phương trình hoá học là (biết hệ số cân bằng là các số nguyên tối giản)
A. 5.                    B. 6.            C. 7.             D. 8.
Câu 13: 
CH4 + 2O2CO2 + 2H2O
Tổng hệ số cân bằng: 1 + 2 + 1 + 2 = 6.
Câu 14: Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là 
A. metan.            B. benzen.         C. etilen.           D. axetilen.
Câu 15: Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có 
A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.                        
B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.
C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.                          
D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.
Câu 16: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? 
A. C2H6, C4H10, C2H4.                B. CH4, C2H2, C3H7Cl.  
C. C2H4, CH4, C2H5Cl.              D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 17: Phương trình hóa học điều chế nước Gia - ven là 
A. Cl2 + NaOH → NaCl + HClO                         
B. Cl2 + NaOH → NaClO + HCl
C. Cl2 + H2O → HCl + HClO                                 
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 18: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu? 
A. CO.                   B. CO2.                  C. SO2.                   D. NO.
Câu 19: Cho 11,2 lít khí etilen (đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 5%. Khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng là 
A. 160 gam.                               B. 1600 gam.            
C. 320 gam.                               D. 3200 gam.
Câu 20: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là
A. metan.                                   B. etilen.           
C. axetilen.                                 D. etan.
Câu 21: Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là 
A. 2 : 1.                                     B. 1 : 2.             
C. 1 : 3.                                      D. 1 : 1.
Câu 22: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là 
A. C2H2.                                     B. C2H4.
C. C2H6.                                     D. CH4.
Câu 23: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều, có ba liên kết đơn xen kẽ ba liên kết đôi? 
A. Axetilen.                               B. Propan.
C. Benzen.                                 D. Xiclohexan.
Câu 24: Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là 
A. 12,56 gam.                            B. 15,70 gam.
C. 19,62 gam.                            D. 23,80 gam.
Câu 25: Thành phần chính của khí đồng hành là 
A. C2H2.                                    B. CH4.
C. C2H4.                                     D. H2.
Câu 26: Trên mũi khoan để khai thác dầu mỏ người ta có gắn 
A. thép tốt.                                 B. đá thạch anh.
C. kim cương.                            D. đá hoa cương.
Câu 27: Trong các loại than dưới đây, loại than già nhất có hàm lượng cacbon trên 90% là 
A. than gầy.                               B. than mỡ.
C. than non.                               D. than bùn.
Câu 28: Chất làm mất màu dung dịch brom là 
A. CH4.                                      B. CH2 = CH – CH3.
C. CH3 – CH3.                            D. CH3 – CH2 – CH3.
Câu 29: Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là 
A. metan.                                   B. etan.           
C. etilen.                                    D. axetilen.
Câu 30: Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là 
A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro.
C. tham gia phản ứng trùng hợp.
D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
Đề 4
Câu 1.  Clo tác dụng với natri hiđroxit 
A. tạo thành muối natri clorua và nước.
B. tạo thành nước giaven.
C. tạo thành hỗn hợp các axit.
D. tạo muối natri hipoclorit và nước.
Câu 2. Nhóm nào sau đây gồm các chất khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường:
A. H2, Cl2.
B. CO2, Cl2.
C. CO, CO2.
D. Cl2, CO.
Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.
Câu trả lời nào sau đây đúng?
A. X thuộc chu kỳ 1, nhóm III, là một kim loại.
B. X thuộc chu kì 3, nhóm IV,là một phi kim.
C. X thuộc chu kì 3, nhóm IV,là một khí hiếm.
D. X thuộc chu kì 3, nhóm I, là một kim loại.
Câu 4. Dãy chất gồm toàn hợp chất hữu cơ là:
A. CH4, C2H4, CaCO3, C2H6O
B. C2H2, CH3Cl, C2H6O, CH3COOH.
C. CO2, CH4, C2H5Cl, C2H6O
D. CaO, CH3Cl, CH3COOH, CO2.
Câu 5. Biết 0,01 lít hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. X là: 
A. CH4.
B. C2H4
C. C2H2
D. C6H6.
Câu 6. Phản ứng đặc trưng của các chất chứa liên kết đôi, liên kết ba là
A. Phản ứng thế với clo.
B. Phản ứng thế với brom.
C. Phản ứng trùng hợp.
D. Phản ứng cộng với brom.
Câu 7. Tính chất vật lí chung của metan, etilen, axetilen là
A. Chất khí, không màu, mùi hắc, nhẹ hơn không khí;
B. Chất khí, không màu, tan trong nước, nặng hơn không khí;
C. Chất khí, nặng hơn không khí;
D. Chất khí, không màu, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Câu 8. Một hợp chất hiđrocacbon có chứa 85,7% C và 14,3% H theo khối lượng. 
Công thức nào sau đây là phù hợp với hiđrocacbon đó?
A. CH4
B. C2H4
C. C6H6
D. C2H2
Câu 9. Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là 
A. khí nitơ và hơi nước.                                        B. khí cacbonic và khí  hiđro.
C. khí cacbonic và cacbon.                                    D. khí cacbonic và hơi nước.
Câu 10. Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với 
A. H2O, HCl.                B. Cl2, O2.                C. HCl, Cl2.                       D. O2, CO2
Câu 11. Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:
A. Cl, Si, S, P.
B. Cl, Si, P, S.
C. Si, S, P, Cl.
D. Si, P, S, Cl.
Câu 12. Hiđrocacbon nào sau đây phản ứng cộng với dd brom?
A.CH3CH2CH3.              
B.CH3CH3.              
C.C2H4                     
D.CH4.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 1,17g hợp chất hữu cơ A thu được 2,016 lít CO2 đktc và 0,81g H2O. Biết rằng số mol của A bằng số mol của 0,336 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử A là
A.CH4.                     
B.C2H4.                   
C.C2H6O.                 
D.C6H6.
Câu 14. Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8g brom trong dung dịch là 
A. 14 gam             
B. 0,7 gam                     
C . 7 gam               
D. 1,4 gam.
Câu 15. Dẫn 1,3 gam khí axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư. Khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng là: 
A. 34,6 gam               
B. 17,3 gam                   
C. 4,325 gam                          
D. 8,65 gam
Câu 16. Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào cốc đựng một mẩu đá vôi nhỏ cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết.
Câu 17. Trong các công thức hoá học sau, công thức hoá học của chất hữu cơ là
A. CO2.          
B. Na2CO3.            
C. CO.          
D. CH3Cl.
Câu 18. Đốt cháy 32g khí metan, thể tích CO2 sinh ra (ở đktc) là
A. 11,2 lít.            
B. 22,4 lít.            
C. 33,6 lít.            
D. 44,8 lít.
Câu 19. Dẫn 1mol khí axetilen vào dung dịch chứa 2 mol brom. Hiện tượng nào sau đây đúng?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu.
C. Màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu.
D. Màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu.
Câu 20. Cho 11,2 lít etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là: 
A. 40%                         
B.50%                                 
C.45%                                     
D.55% 
Câu 21. Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:
A.  H2SO4 đặc 
B.  NaOH rắn
C.  CaO
D.  KOH rắn
Câu 22. Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là 
A. I.
B. IV.
C. III.
D. II.
Câu 23. Đốt cháy m gam hiđrocacbon A thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 4,32 g H2O. Giá trị của m là
A.  1,92 g
B.  19,2 g
C.  9,6 g
D.  9,6 g
Câu 24. Một hiđrocacbon (X) ở thể khí có phân tử khối nặng gấp đôi phân tử khối trung bình của không khí. Công thức phân tử của (X) là 
A. C4H10.
B. C4H8.
C. C4H6.
D. C5H10.
Câu 25. Chất làm mất màu dung dịch nước brom là:
A. CH3 - CH3
B. CH3 – OH
C. CH3 – Cl 
D. CH2 = CH2
Câu 26. Thể tích không khí (VKK = 5VO2 ) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí etilen ở đktc là 
A. 12 lít.    
B. 13 lít.            
C. 14 lít.         
D. 15 lít.
Câu 27. Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là 
A. C6H6 +Br → C6H5Br + H
B. C6H6 + Br2C6H5Br + HBr
C. C6H6 + Br2 → C6H6Br2
D. C6H6 +2Br C6H5Br + HBr
Câu 28. Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là 
A. metan.
B. benzen.
C. etilen.
D. axetilen.
Câu 29. Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Câu 30. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X + H2O → Y + Z
Y + O2T +H2O
T + Ca(OH)2 → CaCO3↓ +H2O
X, Y, Z, T lần lượt là 
A. CaC2, CO2, C2H2, Ca(OH)2.             
B. CaC2, C2H2 , CO2, Ca(OH)2.        
C. CaC2, C2H2, Ca(OH)2, CO2.              
D. CO2, C2H2, CaC2, Ca(OH)2.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_khoi_9.docx