Đề ôn thi học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 10 - Đề 2

docx 2 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 10 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 10 - Đề 2
ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ 2 – ĐỀ 2
TRẮC NGHIỆM
Câu 1 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là
	A. ns² np4.	B. ns² np5	C. ns² np6	D. ns² np6.
Câu 2. Clo không phản ứng với
	A. Fe, Cu, Al	B. N2, O2.	C. P	D. NaOH, Ca(OH)2.
Câu 3. Kim loại nào sau đây tác dụng được với HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại?
	A. Fe	B. Zn	C. Cu	D. Ag
Câu 4. Nước Gia–ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
	A. NaCl + NaClO + H2O	B. NaCl + NaClO2 + H2O
	C. NaCl + NaClO3 + H2O	D. NaCl + HClO + H2O
Câu 5. Liên kết hóa học trong các phân tử F2, Cl2, Br2, I2 là liên kết
	A. Ion	B. Cộng hóa trị không cực
	C. Cộng hóa trị có cực	D. Cho nhận
Câu 6. Trong phản ứng: HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O, tổng các hệ số cân bằng với các số nguyên tối giản là
	A. 9	B. 20	C. 18	D. 26
Câu 7. Trong phân tử của clorua vôi CaOCl2, số oxi hóa của Cl là
	A. 0.	B. –1.	C. +1.	D. +1 và –1.
Câu 8. Axit yếu nhất là
	A. HCl.	. HBr.	C. HI.	D. HF.
Câu 9. Dung dịch dùng để nhận biết HCl và HI là
	A. AgCl	B. AgNO3.	C. NaOH	D. Ba(OH)2.
Câu 10. Cu kim loại có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau?
	A. Khí Cl2.	B. Dung dịch HCl.
	C. Dung dịch KOH đặc	D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 11. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
	A. Ở điều kiện thường là chất khí.	B. Có tính oxi hóa mạnh.
	C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.	D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 12: Clorua vôi có công thức là:
	A. CaCl2	B. CaOCl	C. Ca(OCl)2	D. CaOCl2
Câu 13: Trong sản xuất, oxi được dùng nhiều nhất 
A. để làm nhiên liệu tên lửa.	B. để luyện thép.
C. trong công nghiệp hoá chất.	D. để hàn, cắt kim loại.
Câu 14: Chỉ ra phương trình hóa học đúng :
 A. 4Ag + O2 2Ag2O	 	 B. 6Ag + O3 3Ag2O
 	C. 2Ag + O3 Ag2O + O2	 D. 2Ag + 2O2 Ag2O + O2
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ? 
 A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. 	B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
 C. Sát trùng nước sinh hoạt. 	D. Chữa sâu răng. 
Câu 16: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách :
A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.	B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.	D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Câu 17: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là :
	A. CO2.	B. CO.	C. SO2.	D. HCl.
Câu 18: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là :
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. 	C. SO2 và NO2. 	D. CO và CO2. 
Câu 20: Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng ?
A. H2S + 2NaCl Na2S + 2HCl. 	B. 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O. 
 C. H2S + Pb(NO3)2 PbS + 2HNO3. 	D. H2S + 4H2O + 4Br2 H2SO4 + 8HBr. 
Câu 21: Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A ; nếu dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B, C lần lượt là :
A. H2, H2S, S.	B. H2S, SO2, S.	C. H2, SO2, S.	D. O2, SO2, SO3.
Câu 22: Có thể làm khô khí CO2 ẩm bằng dung dịch H2SO4 đặc, nhưng không thể làm khô NH3 ẩm bằng dung dịch H2SO4 đặc vì :
	A. không có phản ứng xảy ra.	B. NH3 tác dụng với H2SO4.
	C. CO2 tác dụng với H2SO4.	D. phản ứng xảy ra quá mãnh liệt.
Câu 23: Trong sản xuất H2SO4 khí SO3 được hấp thụ bằng :
A. Nước.	B. Axit sunfuric loãng.
C. Axit sunfuric đặc, nguội.	D. Axit sunfuric đặc, nóng.
Câu 24: Cấu hình electron của oxi là:
 A. 1s22s22p3	B. 1s22s22p5	C. 1s22s22p6	D. 1s22s22p4
Câu 25. Cho các phản ứng :
(1) C + O2 ® CO2 	(2) 2Cu + O2 ® 2CuO 
(3) 4NH3 + 3O2 ® 2N2 + 6H2O (4) 3Fe + 2O2 ® Fe3O4
Trong phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxi hóa 
A. Chỉ có phản ứng (1) 	B. Chỉ có phản ứng (2) 	
C. Chỉ có phản ứng (3) D. Cả 4 phản ứng.
Câu 26: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân các hợp chất giàu oxi.	B. điện phân nước hoà tan H2SO4.
	C. điện phân dung dịch CuSO4.	D. chưng phân đoạn không khí lỏng.
Câu 27: Để phân biệt oxi và ozon, người ta có thể dùng: 
A. dd H2SO4.	 	B. Ag.	 	C. dd KOH.	 	D. dd NaOH.
Câu 28. Để chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi, người ta dùng chất nào trong số các chất sau : 
(1) Ag ; (2) dung dịch KI + hồ tinh bột ; 
A. Chỉ dùng (1) 	 B. Chỉ dùng (2) 	C. Cả (1) và (2 )	D. (1), (2) đều sai
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau	 
NaCl ® Cl2 ® NaCl ® HCl ® FeCl3 ® AgCl
b. Cho xúc tác, các điều kiện, thiết bị coi như đầy đủ. Viết phương trình hóa học điều chế	 nước Javen, clorua vôi, axít clohiđric từ Cl2
Bài 2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt dung dịch các chất sau được chứa riêng biệt.
.	HCl, Na2SO4, H2SO4, NaCl
Bài 3. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong 200 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,784 lít khí H2 (đktc) va dung dịch Y
a. Tính m	b. Tính CM của H2SO4 
Bài 4: Nhiệt phân 0,4 mol KMnO4 với H = 75% thu được m gam hh A và Vlít khí O2 ( đktc).
- Tính V
- Cho hh A tác dụng dd HCl đặc dư thu được V’ lít khí Cl2 ( đktc). Tính V
Bài 5: Sản xuất H2SO4 từ quặng FeS2
Viết phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất.
Từ 1,2 tấn quặng pirit sắt chứa 90% FeS2 nguyên chất sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 nguyên chất . Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_10_de_2.docx