Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 09

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1180Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 09
ĐỀ ÔN TỔNG HỢP 09
0001: Nung nóng đến khối lượng không đổi 81 gam Fe(NO3)2 trong một bình kín không có oxi, được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào nước dư được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, sau phản ứng thấy còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 8	 B. 16	 C. 24	 D. 32
0002: Một hỗn hợp X gồm CH3OH; CH2=CH-CH2OH; CH3CH2OH; C3H5(OH)3. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là: A. 1,25	 B. 1	 C. 1,4	 D. 1,2
0003: Cho các chất Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2, FeI2, FeS, FeS2, Fe(OH)2. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng tạo sản phẩm khử (giả sử chỉ có SO2) có số mol bằng ½ số mol của chất đó?
A. 8	B. 6	C. 7	D. 5
0004: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là : A. 0,8.	 B. 0,3. 	C. 0,6. 	D. 0,2.
0005: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic. Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X là 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của V là
A. 0,2 lít	B. 0,25 lit	C. 0,1 lít	D. 0,3 lit
0006: Điện phân các dung dịch loãng (màng ngăn, cực trơ): NaCl, NaOH (có pH <14), HCl, CuSO4, H2SO4, Na2SO4. Số trường hợp khi điện phân thì pH của dung dịch thu được tăng dần (theo thời gian điện phân) là
A. 2	B. 4	C.  3	D. 5
0007: Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch HCl dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là: A. 6	 B. 7	 C. 5	 D. 8
0008: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị của a và b là
A. 0,08 và 0,04	B. 0,06 và 0,02	C. 0,05 và 0,02	D. 0,08 và 0,05
0009: Đốt cháy hoàn toàn x gam chất hữu cơ Z (chứa C, H, O) thu được a gam CO2 và b gam nước. Biết rằng 3a = 11b và 11x = 3a +11b và tỉ khối của Z so với không khí nhỏ hơn 3. Vậy CTPT của Z là
A. C3H4O2	B. C3H8O	C. C3H6O2	D. C2H4O2
0010: Chọn nhận xét đúng?
A. Thành phần chính của supephotphat đơn Ca(H2PO4)2.
B. Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
C. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
D. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NH4H2PO4.
0011: Cho các phản ứng: Fe+HI; FeO+HI; Fe3O4+HI; Fe2O3 + HI; FeS+HI; Fe(NO3)2+HI. Có bao nhiêu trường hợp phản ứng xảy ra là phản ứng oxi hóa – khử?: A. 4	 B. 2	 C. 3	 D. 5
0012: Có 4 chất A1, A2, A3, A4 trong các dung dịch tương ứng cho tác dụng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp thì: A1 tạo màu tím; A2 tạo dung dịch xanh lam; A3 tạo kết tủa khi đun nóng; A4 tạo dung dịch xanh lam và tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. A1, A2, A3, A4 lần lượt là
A. anbumin, saccarozơ, glucozơ, anđehit fomic.	B. saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, anbumin.
C. anbumin, saccarozơ, fructozơ, anđehit fomic.	D. anbumin, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ.
0013: Cho các chất: metylclorua, vinylclorua, anlylclorua, etylclorua, điclometan, 1,2-đicloetan, 1,1-đicloetan, 1,2,3-triclopropan, 2-clopropen, triclometan, phenylclorua, benzylclorua. Số chất khi thủy phân trong môi trường kiềm ở điều kiện thích hợp thì thu được ancol là: A. 8 	B. 7	 C. 5	 D. 6
0014: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 68,10 gam.	B. 64,86 gam.	C. 77,04 gam.	D. 65,13 gam
0015: Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2 . Đốt a mol X được b mol H2O và V lít CO2 .Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là
A. V = 22,4.(4a - b).	B. V = 22,4.(b + 5a).	C. V = 22,4.(b + 6a).	D. V = 22,4.(b + 7a).
0016: Este E (không chứa nhóm chức nào khác) được tạo từ axit cacboxylic X và một ankanol Y. Lấy m gam E tác dụng với dung dịch KOH dư thu được m1 gam muối; m gam E tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m2 gam muối. Biết rằng, m2<m<m1. Công thức thu gọn của Y là:
A. C3H7OH.	B. C4H9OH	C. C2H5OH	D. CH3OH.
0017: Có các phản ứng sau:
 1. Ba(OH)2 + NaHCO3 ® 4. AlCl3 + dd K2CO3 ®
 2. C2H4 + KMnO4 + H2O ® 5. NiSO4 + dd NH3 (dư) ®
 3. CuSO4 + H2S ® 6. Fe2O3 + HI (dư) ®
 Số phản ứng sau khi kết thúc thu được chất kết tủa là: A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
0018: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu & c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 2 muối. Khi lượng khí NO thoát ra không là nhiều nhất, thì biểu thức liên hệ giữa a, b, c là :
A. c = 3a + b	B. b = 3/2 (2c – a)	C. a = 3c – b	D. b = 3(2c – a)
0019: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.
- Thí nghiệm 2: Để thanh thép ( hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
- Thí nghiệm 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
- Thí nghiệm 4: Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch AgNO3.
- Thí nghiệm 5: Cho lá kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. 
Số trường hợp có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
0020: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức CxHyO. khi đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết (b – c) = 3a. Khi hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol X thì thể tích H2 (đktc) cần tối thiểu là
A. 2,24lit	B. 6,72 lit	C. 8,96 lit	D. 4,48 lit
0021: Đốt cháy hoàn toàn 29,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 29,16 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là A. 10,8 gam 	B. 9,0 gam	C. 8,1gam	D. 12,6 gam.
0022: Cho hỗn hợp X (gồm CH3OH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3 có khối lượng m gam. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 5,6 lít khí CO2 (ở đktc). Cũng m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Gía trị của V là: A. 2,8	 B. 3,36	C. 11,2	 D. 5,6
0023: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 90,4 gam muối khan. Nếu cho dung dịch B tác dụng với Cl2 dư thì được 97,5 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 39,2 gam	B. 46,4 gam	C. 23,2 gam	D. 38,4 gam
0024: Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin
(2). Khác với axit axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl 
(3). Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước
(4). Axit axetic và axit α-amino glutaric không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2 đipeptit 
(6). Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm
 Số nhận xét không đúng là A. 4.	 B. 5.	 C. 6.	 D. 3.
0025: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo dư.	 	(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng.	 	 (4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI (loãng, dư).	 Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III)?
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
0026: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Vậy giá trị của V tương ứng là A. 8,40 lít.	B. 6,72 lít.	C. 7,84 lít.	D. 5,60 lít.
0027: Cho dãy gồm các chất: Na, Ag, O2, HCl, Cu(OH)2, Mg(HCO3)2, CuO, NaCl, C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, CH3ONa, HCOONa. Số chất tác dụng được với dung dịch axit axetic (trong điều kiện thích hợp) là
A. 10.	B. 11.	C. 9.	D. 8.
0028: Một số hiện tượng sau:
(1) Thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng
(2) Thêm (dư) NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.
(3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH (dư)
(4) Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.
 Số ý đúng: A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
0029: Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu? A. 1,788 lần	B. 1,488 lần	C. 1,588 lần	D. 1,688 lần
0030: Dung dich A có các chất: Ca(HCO3)2, NaOH, KNO3.
Dung dịch B có các chất: MgSO4, KCl, Al(NO3)3. Dung dịch C chứa các chất: Na2CO3, Ba(OH)2, NaNO3.
Dung dịch D có các chất: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Dung dịch E có các chất: AgNO3, BaCl2, KNO3.
Dung dịch F có các chất: Fe(NO3)2, HCl, NaCl. Số dung dịch không tồn tại trong thực tế là:
A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
0031: Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2g) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi. Hỏi khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu? A. ( m ) gam	B. (m + 3,2) gam	C. (m + 1,6) gam	D. (m + 0,8)gam
0032: Thuỷ phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối gồm natrioleat và natristearat theo tỷ lệ mol lần lựơt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là:
A. b-c = 4a	B. b-c =2a	C. b-c =3a	D. b = c-a
0033: Cho phương trình hoá học: FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 ® Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số ( số nguyên tố, tối giản) của các chất có trong phương trình phản ứng là:
A. 48	B. 52	C. 54	D. 40
0034: Cấu hình electron không đúng?
A. Cr ( z = 24): [Ar] 3d44s2 B. Cr2+: [Ar] 3d4 C. Cr ( z = 24): [Ar] 3d54s1	D. Cr3+: [Ar] 3d3
0035: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm ancol X (mạch hở) và một axit cacboxylic bất kì thì luôn có số mol H2O nhỏ hơn hoặc bằng số mol CO2. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,25 mol Ba(OH)2 thấy tạo thành a gam kết tủa.Giá trị của a là
A. 39,4.	B. 49,25.	C. 29,55.	D. 9,85.
0036: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
(b) Cho Cl2 tác dụng với toluen trong điều kiện chiếu sáng (không có xúc tác).
(c) Sục khí HI vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl.
(e) Sục khí axetilen vào dung dịch brom trong dung môi CCl4.
 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
0037: Cho các phản ứng sau:
(a) CuO + HCl (đặc) → (b) K2Cr2O7 + HCl (đặc) → 
(c) Cu + NaNO3 + HCl → (d) Zn + H2SO4 (loãng) →
(e) Mg + HNO3(loãng) → (g) CaCO3 + HNO3 (đặc) →
(h) FeCO3 + H2SO4 (loãng) → (i) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) →
 Số phản ứng mà ion H+ của axit đóng vai trò chất oxi hóa là A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
0038: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch natri isopropylat trong nước có thể làm quì tím hóa xanh.
(b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh.
(c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton.
(d) Naphtalen tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen.
(e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp.
(g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo.	 Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
0039: Chia 156,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M là
A. 1,75 mol	B. 1,50 mol	C. 1,80 mol	D. 1,00 mol
Câu 40: Chia 38,1 gam FeCl2 thành 2 phần, phần 2 có khối lượng gấp 3 lần phần 1. Đem phần 1 phản ứng hết với dung dịch KMnO4 dư, trong môi trường H2SO4 loãng, dư, thu lấy khí thoát ra. Đem toàn bộ khí này phản ứng hết với phần 2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 29,640.	B. 28,575.	C. 24,375.	D. 33,900.
Câu 41: Có các dung dịch riêng rẽ sau: AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một dung dịch nào sau đây để nhận biết được 4 dung dịch trên? A. Ba(OH)2.	B. quỳ tím.	C. AgNO3.	D. BaCl2.
Câu 42: Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là: A. 38,82 g	B. 36,24 g	C. 36,42 g	D. 38,28 g
Câu 43: Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử của X là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 44: Crackinh pentan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X gồm 7 hiđrocacbon. Thêm 4,48 lít H2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y. (thể tích khí đều đo ở đktc). Đổt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào nước vôi trong dư, khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 25 g	B. 35 g	C. 30 g	D. 20 g
Câu 45: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là:
A. 7,4	B. 8,8	C. 9,2	D. 7,8
Câu 46: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là:
A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 47: Đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là anken nào sau đây?
A. 3-metyl but-1-en	B. Pent-1-en	C. 2-metyl but-1-en	D. 2-metyl but-2-en
Câu 48 Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/lít và H2SO4 0,01 mol/lít với 250 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/ lít, được 500 ml dung dịch có pH =12. Giá trị của x là
A. 0,09	B. 0,11	C. 0,12	D. 0,1
Câu 49: Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là:
A. 75%.	B. 65%.	C. 50%.	D. 45%.
Câu 50: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 87,3 gam	B. 9,99 gam	C. 107,1 gam	D. 94,5 gam

Tài liệu đính kèm:

  • doco9.doc