Đề ôn tập cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5

docx 2 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5
Họ và tên:..- Lớp 5
PHIẾU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:
- Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.
Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.
Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.
Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói:
- Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.
Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:
- Bây giờ con có muốn học nhạc không?
- Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
1. Rê-mi học chữ bằng gì?
 a. Sách, vở b. Những mảnh gỗ khắc chữ c. Sách, bút chì
2. Vì sao Ca-pi không đọc được chữ?
 a. Ca-pi không có trí nhớ. b. Ca-pi không biết nói. c. Ca-pi không thuộc chữ cái.	 
3. Câu nói của thầy Vi-ta-li: “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.” có ý nghĩa như thế nào đối với Rê-mi?
a. Nhắc nhở Rê-mi phải cố gắng học tập b. Khen Rê-mi học tốt c. Khen Ca-pi học nhanh
4. Nhờ đâu cậu bé Rê-mi biết chữ?
a. Sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li b. Sự khát khao học hỏi của Rê-mi
c. Sự quyết tâm học tập của Rê-mi d. Cả a, b, c
5. Vì sao thầy khen Rê-mi là một đứa trẻ có tâm hồn?
a. Vì Rê-mi sống rất tình cảm. b. Vì Rê-mi rất thích học nhạc.
6. Câu chuyện muốn nói đến quyền nào của trẻ em?
a. Quyền được học tập
b. Quyền được vui chơi
c. Quyền được hoạt động
d. Quyền được chăm sóc sức khỏe 	
7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau : 
 Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. 
8. Tìm các tính từ có trong câu sau: 
Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. 
Tính từ:.
9. Viết một câu có nội dung nói về việc giữ vệ sinh trường (lớp) trong đó có sử dụng quan hệ từ gạch chân dưới từ chỉ quan hệ trong câu vừa đặt). 
..............................................................................................................................................................
10. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn :Lần đầu mẹ đưa phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ , mẹ bẽn lẽn nói: “ Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B . Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C .Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D .Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
11. Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào?
....
12.. Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được
....
13. Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? 
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
14. Đặt câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ điều kiện – giả thuyết.
15. Từ “cổ” nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? 
	A. Cổ áo	B. Hươu cao cổ C. Cổ của em bé	D. Em rướn cao cổ.
16. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
	A. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh.
	B. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba
C. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
	D. Cái cổ áo như hai chiếc lá non trông thật dễ thương.
17. Dấu phẩy trong câu: “Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng.” Có tác dụng là:
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép 
B. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ 
D. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ
18. Quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm () trong câu: “Mình đến nhà bạn . bạn đến nhà mình?” là:
	A. và	B. nhưng C. như 	D. hay 
19. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép.
	Nếu chúng ta chủ quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
20. Thấy bạn Hoa được mẹ chở đến trường bằng xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm. Em hãy
đặt 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ nói về tác hại của việc không đội mũ bảo hiểm.
	...

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5.docx