Đề KTKT kì thi THPT quốc gia lần 2 năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học - Trường THPT Triệu Sơn 3

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề KTKT kì thi THPT quốc gia lần 2 năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học - Trường THPT Triệu Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề KTKT kì thi THPT quốc gia lần 2 năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học - Trường THPT Triệu Sơn 3
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
TỔ: HÓA – SINH
ĐỀ KTKT KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 
NĂM HỌC 2015 – 2016 
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 133
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
B. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
D. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa ?
A. Giao phối ngẫu nhiên.	B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.	D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 3: Loài người xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tam.	B. kỉ Pecmi	C. kỉ Đêvôn	D. kỉ Đệ tứ
Câu 4: Đột biến điểm là
A. đột biến liên quan đến một cặp NST.
B. đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
C. đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
D. đột biến liên quan đến một số cặp NST.
Câu 5: “Năm 1988, Katie Castillo chào đời với dây rốn quấn quanh cổ, vì thế khi cô bé phát ra tiếng khóc đầu tiên - một tiếng thét như của mèo kêu với âm vực cao - bà mẹ nghĩ rằng thanh quản của cô bé bị méo. Các y tá đỡ đẻ cho Castillo cũng nhận thấy đầu của đứa bé khá nhỏ và phản xạ của nó chậm chạp. 3 tiếng sau, các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm gen của bé. Katie được chẩn đoán mắc bệnh "cri-du-chat", một dạng lệch lạc về tinh thần và thể chất”
(Theo Vn.Express ngày 14/10/2008)
Dạng hội chứng này có nguồn gốc do:
A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể	B. đột biến lệch bội
C. đột biến gen	D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Câu 6: Hiện tượng đa hình cân bằng là:
A. nếu quần thể có nhiều loại kiểu hình thì sẽ cân bằng về mặt di truyền.
B. trong quần thể, tất cả các tính trạng đều có thành phần kiểu gen ở trạng thái cân bằng.
C. trong quần thể, các kiểu hình đều có số lượng cá thể tương đương nhau và ở mức cân bằng
D. trong quần thể tồn tại song song một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.
Câu 7: Tạo ra cừu Đôly là thành công của việc nhân giống động vật bằng :
A. kỹ thuật tạo ưu thế lai	B. phương pháp gây đột biến
C. công nghệ gen	D. công nghệ tế bào
Câu 8: Cho biết các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen như sau:
Quần thể 1: 36%AA : 48%Aa : 16%aa.	Quần thể 2: 45%AA : 40%Aa : 15%aa.
Quần thể 3: 49%AA : 42%Aa : 9%aa.	Quần thể 4: 42,25%AA : 45,75%Aa : 12%aa.
Quần thể 5: 56,25%AA : 37,5%Aa : 6,25%aa.	Quần thể 6: 56%AA : 32%Aa : 12%aa.
Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là:
A. 1, 3, 5.	B. 1, 5, 6.	C. 1, 4, 6.	D. 2, 4, 6.
Câu 9: Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân bình thường và có hoán vị gen giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là
A. ABD; ABd; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD.
B. abD; abd hoặc ABd; ABD hoặc AbD; aBd.
C. ABD; abd hoặc ABd; abD hoặc AbD; aBd.
D. ABD; AbD; aBd; abd hoặc ABd; Abd; aBD; abD.
Câu 10: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
A. trên nhiễm sắc thể thường.
B. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).
C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
D. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Câu 11: Chỉ số IQ là một chỉ số đánh giá
A. chất lượng não bộ của con người.	B. số lượng nơron trong não bộ của con người.
C. sự trưởng thành của con người.	D. sự di truyền khả năng trí tuệ của con người.
Câu 12: Để phát hiện ra các quy luật di truyền Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên đối tượng
A. đậu Hà Lan	B. Ruồi giấm	C. ngô	D. cừu
Câu 13: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbdd.	B. AaBbDd × AaBbDD.
C. AaBbDd × aabbDD.	D. AaBbdd × AabbDd.
Câu 14: Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (6) Đa dạng về kiểu gen.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là
A. (2); (3); (5); (7).	B. (2); (3); (5); (6).	C. (1); (3); (5); (7).	D. (1); (4); (6); (7).
Câu 15: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. tương tác cộng gộp.	B. tương tác bổ sung.
C. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân).	D. phân li.
Câu 16: Một quần thể tự phối có thành phần kiểu gen 0,5AA : 0,5Aa. Sau 3 thế hệ tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là:
A. 7/16AA : 1/2Aa : 1/16aa	B. 1/16AA : 7/8Aa : 1/16aa
C. 0,5AA : 0,5Aa	D. 23/32AA : 1/16Aa : 7/32aa
Câu 17: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. Aabb × AAbb.	B. AaBb × AaBb.	C. aaBb × AaBb.	D. Aabb × aaBb.
Câu 18: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 56,25%.	B. 18,75%.	C. 37,50%.	D. 6,25%.
Câu 19: Để chọn các giống thực vật có đặc tính kháng thuốc diệt cỏ, chịu hạn, chịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn tốt... người ta thường dùng phương pháp nuôi cấy hạt phấn. Khi nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo sẽ tạo thành các dòng tế bào đơn bội. Để cho chúng có thể phát triển và sinh sản hữu thụ người ta thực hiện công đoạn lưỡng bội hóa chúng bằng tác nhân
A. 5BU	B. Conxixin	C. Auxin	D. Acridin
Câu 20: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1798.	B. 1125.	C. 2250.	D. 3060.
Câu 21: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN?
A. Timin	B. Xitozin	C. Uraxin.	D. Ađênin.
Câu 22: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
B. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu tính.
D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
Câu 23: Ở 1 loài 2n = 14. Số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào của thể bốn nhiễm là
A. 13.	B. 16.	C. 28.	D. 12
Câu 24: Theo quan điểm của Đacuyn thì
A. Đối tượng của CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.	
B. Đối tượng của CLTN là quần thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.	
C. Đối tượng của CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.	
D. Đối tượng của CLTN là quần thể và kết quả của CLTN cũng tạo nên quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 25: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là
A. 30.	B. 60.	C. 76.	D. 50.
Câu 26: Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó ?
 (1) Ngô. 	 	 (2) Đậu tương. 	 (3) Củ cải đường. 
 (4) Lúa đại mạch. 	 (5) Dưa hấu.
 Phương án đúng là:
A. (2), (3), (5).	B. (3), (5).	C. (1), (2), (4).	D. (3), (4).
Câu 27: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 28: Sự phân chia các đại địa chất theo trình tự thời gian từ khi trái đất hình thành đến nay là
A. Đại Thái cổ - Đại Nguyên sinh – Đại Cổ sinh – Đại Trung sinh – Đại Tân sinh.
B. Đại Thái cổ - Đại Cổ sinh – Đại Nguyên sinh – Đại Trung sinh – Đại Tân sinh.
C. Đại Tân sinh - Đại Trung sinh – Đại Cổ sinh – Đại Nguyên sinh – Đại Thái cổ.
D. Đại Tân sinh - Đại Trung sinh – Đại Nguyên sinh – Đại Cổ sinh – Đại Thái cổ.
Câu 29: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc của nhiễm sắc thể có đường kính
A. 300nm.	B. 110nm.	C. 300 A0.	D. 110 A0.
Câu 30: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là
A. Hình thành loài mới	B. Hình thành quần thể thích nghi.
C. Hình thành nòi mới	D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
Câu 31: Xét 4 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ các loại giao tử có thể tạo ra là
(1) 1 : 1.	(2) 3 : 3 : 1 : 1.	(3) 2 : 2 : 1 : 1.	(4) 1 : 1 :1 :1.	(5) 3 : 1.
Số phương án đúng
A.  4.	B.  5.
C.  3.	D.  2.
Câu 32: Quần thể tự thụ phấn ban đầu (P) có cấu trúc 0,2AABb : 0,4AaBb : 0,2aaBb : 0,2Aabb. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen trội là trội hoàn toàn.
(1) Tỉ lệ kiểu gen aabb ở thế hệ F1 là 0,125.	(2) Tỉ lệ kiểu gen AaBb ở F2 là 5,625%
(3) Tỉ lệ kiểu hình A-B- ở F2 là 9/32	(4) Số loại kiểu gen ở F1 là 9.
(5) Số loại kiểu gen ở F2 là 32.	(6) Số loại kiểu hình ở F1 và F2 là như nhau.
Số kết luận đúng là
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 33: Hình dưới mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm có hình dạng, kích thước khác nhau. 
Dưới đây là các kết luận rút ra từ hình trên:
(1) Bộ NST của loài 2n = 4.
(2) Hình trên biểu diễn một giai đoạn của giảm phân II.
(3) Hình trên biểu diễn một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.
(4) Tế bào không thể đạt đến trạng thái này nếu prôtêin động cơ vi ống bị ức chế.
(5) Quá trình phân bào này xảy ra ở tế bào thực vật.
Số kết luận đúng?
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 34: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.	
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.
Đáp án đúng là :
A. (2), (3), (6).	B. (1), (3), (6).	C. (2), (3), (5).	D. (2), (4), (5).
Câu 35: Một phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ các nuclêôtit Am : Um : Gm : Xm lần lượt là 4 : 3 : 2 : 1 và chuỗi pôlipeptit được dịch mã từ mARN này có 499 axit amin (kể cả axit amin mở đầu). Biết rằng bộ ba kết thúc trên mARN là UAA. Số lượng từng loại nuclêôtit trong các bộ ba đối mã (anticodon) của các phân tử tARN: Ut, At, Xt, Gt tham gia dịch mã một lần khi tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên lần lượt là
A. 600: 450: 300: 150.	B. 449: 598: 150: 300.	C. 599: 448: 300: 150.	D. 598: 449: 300: 150.
Câu 36: Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về các cặp tính trạng tương phản F1 thu được  100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?
(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.
(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.
(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở F2 là 0,05.
(4) Hai cặp gen quy định màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết và có xảy ra hoán vị gen.
(5) Cặp gen quy định tính trạng chiều cao di truyền độc lập với hai cặp gen quy định màu sắc và hình dạng quả.
(6) Tần số hoán vị gen 20%.
A.  (1), (2), (5), (6).	B.  (1), (4), (5), (6).
C.  (1), (3), (5), (6).	D.  (2), (3), (4), (6).
Câu 37: Cho các phát biểu sau đây :
(1) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
(3) Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
(5) Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(6) Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 5	B. 4	C. 6	D. 3
Câu 38: Màu da của người do ít nhất 3 gen (A, B, D) quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Khi trong kiểu gen có 1 alen trội bất kì thì cơ thể tổng hợp thêm 1 ít sắc tố melanin. Trong 1 khảo sát đời sau của những người có cùng kiểu gen kết hôn với nhau được nhà nghiên cứu biểu diễn bằng đồ thị trong hình dưới đây:
	Tỉ lệ a : b bằng giá trị nào sau đây:
A. 3 : 1	B. 16 : 7	C. 5 : 2	D. 5 : 3
Câu 39: Các gen abcde là các gen liên kết gần nhau trên NST ở E.coli. Có 3 đột biến mất đoạn ngắn xảy ra trên phân đoạn NST này dẫn đến sự mất đi một số gen như sau:
Đột biến 1: mất các gen bde. Đột biến 2: mất các gen ac. Đột biến 3: mất các gen abd.
Trên cơ sở 3 dạng đột biến này có thể dự đoán trình tự các gen trên NST là
A. abcde.	B. bdeac	C. acbed.	D. cadbe.
Câu 40: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng với phép lai trên? 
(1) F2 có 10 loại kiểu gen. 
(2) F2 có 4 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn. 
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%. 
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%
A. (1), (2) và (3).	B. (2), (3) và (5).	C. (1), (2) và (4).	D. (1), (2) và (5).
Câu 41: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Những nhận xét nào sau đây chính xác: 
(1)Tần số alen a ở giới cái là 0,4 	
(2) Trong số con cái, tỉ lệ con cái có kiểu gen đồng hợp alen a là 36% 
(3)Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48% 
(4)Tần số alen A ở giới đực là 0,4 
(5)Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24% 
(6)Không xác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a 
Số nhận xét đúng là
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 42: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe. 
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee. 
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 43: Ở bí ngô, lai hai dòng cây thuần chủng đều có quả tròn với nhau người ta thu được thế hệ sau (F1) có 100% số cây có quả dẹt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Dưới đây là các kết luận:
(1) Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fa) phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(2) Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật phân li độc lập Men đen.
(3) Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
(4) Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả dẹt ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dài mong đợi ở F3 là 1/81.
(5) Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả tròn ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dẹt mong đợi ở F3 là 1/36. 
Những kết luận đúng là:
A. (2), (3) và (4).	B. (1), (3) và (4).	C. (1), (4) và (5).	D. (3), (4) và (5).
Câu 44: Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình 
Người vợ (4) đang mang thai, bác sỹ cho biết thai nhi có nhóm máu B. Xác suất để đứa con này bị bệnh Pheninketo niệu là
A. 27,5%.	B. 11%.	C. 5,5%.	D. 2,75%.
Câu 45: Ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định (gen gồm 2 alen). Hiền và Hoa đều có mẹ bị bạch tạng, bố của họ không mang gen gây bệnh, họ lấy chồng bình thường (nhưng đều có bố bị bệnh). Hiền sinh 1 con gái bình thường đặt tên là An, Hoa sinh 1 con trai bình thường đặt tên là Bình. Bình và An lấy nhau. 
Trong các kết luận sau đây có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Hiền, Hoa, và chồng của cả 2 người này đều có kiểu gen dị hợp.
(2) Khả năng An có kiểu gen dị hợp là 1/3.
(3) Khả năng Bình mang alen lặn là 1/3.
(4) Xác suất cặp vợ chồng Bình và An sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng là 1/4.
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 46: Hình thành loài mới
(1) khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngăn.
(2) bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở cả thực vật và động vật.
(3) bằng con đường sinh thái thường gặp ở những loài động vật di cư.
(4) có liên quan mật thiết đến sự hình thành đặc điểm thích nghi.
(5) được xác lập khi và chỉ khi có sự cách li sinh sản với loài gốc.
Số kết luận đúng là
A. 4	B. 2.	C. 3.	D. 5
Câu 47: Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NSTcó nguồn gốc từ bố; a, b là NST có nguồn gốc từ mẹ). Có 100 tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 40% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn cặp Bb thì không bắt chéo.
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo. 
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
 Về mặt lý thuyết thì số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST có nguồn gốc từ mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố là
A. 40	B. 75	C. 150	D. 50
Câu 48: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (3), (4)	B. (2), (4)	C. (1), (2)	D. (1), (3).
Câu 49: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử (n + 1) với giao tử n.	B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n.	D. giao tử (n + 1) với giao tử (n + 1).
Câu 50: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền? 
(1)Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển 
(2)Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người 
(3)Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu 
(4)Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu 
(5)Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ 
(6)Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối 
Số phương án đúng là:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
----------------------------- HẾT- Chúc các em thi tốt-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_khao_sat_kien_thuc_THPT_lan_2.doc