Họ và tên:.............................................. Lớp: 9/...... KIỂM TRA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI THỜI GIAN: 45 phút I. Trắc nghiệm (3đ) Khoanh tròn đáp án đúng nhất. Câu 1. Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm nào? A. 1945 B. 1948 C. 1954 D. 1975 Câu 2. Những hình ảnh nào gắn kết với nhau một cách đẹp nhất trong ba câu thơ cuối bài Đồng chí? A. Người lính, rừng hoang, vầng trăng. B. Người lính, vầng trăng, sương muối. C. Người lính, khẩu súng, rừng hoang. D. Người lính, khẩu súng, vầng trăng. Câu 3. Tác giả của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là: A. Phạm Tiến Duật B. Bằng Việt C. Chính Hữu D. Kim Lân Câu 4. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, đoàn thuyền đánh cá trở về lúc nào? A. Ra đi lúc bình minh, trở về lúc chiều tối. B. Ra đi lúc chiều tối, trở về vào lúc ban trưa. C. Ra đi lúc chiều tối, trở về vào lúc bình minh. D. Ra đi lúc ban trưa, trở về vào lúc chiều tối. Câu 5. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nhà thơ xa bà đi bộ đội. B. Nhà thơ xa quê đi xây dựng kinh tế. Nhà thơ xa quê đi học ở nước ngoài. D. Nhà thơ đi sơ tán. Câu 6. Nên hiểu câu thơ “ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” như thế nào ? A . Em bé nóng như mặt trời rọi nắng trên lưng mẹ . B . Em bé là nguồn sáng , nguồn vui , nguồn sống của mẹ . C . Mặt trời thiên nhiên như em bé nằm trên lưng mẹ . D . Mặt trời gần gũi với mẹ như là một con người . Câu 7. Điểm mới trong tình cảm của người mẹ Tà- ôi là gi? A. Thương con trai của mình tha thiết. B. Thương dân làng, trồng bắp để dân làng không bị đói . C. Thương bộ đội, giã gạo để nuôi bộ đội . D. Thương con trai gắn liền với dân làng, bộ đội và đất nước . Câu 8. Văn bản “Làng”thuộc thể loại? A. Truyện ngắn B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Câu 9. Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân , nhân vật ông Hai lại tỏ ra vui mừng khi nghe tin nhà ông bị giặc Tây đốt nhẵn? A. Vì điều này chứng tỏ làng ông không theo Việt gian, không theo Tây. B. Vì ông nghèo túng. C. Vì ông đã bỏ làng ra đi nên không thiết tha đến nhà cửa. D. Vì ông muốn làm nhà mới. Câu 10. Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào ? A. Cô kĩ sư. B. Ông hoạ sĩ. C. Anh thanh niên. D. Bác lái xe. Câu 11. Truyện: “Chiếc lược ngà”được trần thuật theo lời kể của ai? A. Cô giao liên B. Anh Sáu C. Người bạn của ông Sáu D. Cả A,B,C đều đúng Câu 12. Anh Sáu đã đề gì trên chiếc lược? A. Con gái yêu thương của ba. B. Tặng con gái yêu thương. C. Yêu nhớ tặng Thu, con của ba. D. Tặng hai mẹ con thương yêu. II. Tự luận (7đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn bản: Lặng lẽ Sa Pa. (2đ) Câu 2: Phân tích tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu đối với bé Thu .(5đ)
Tài liệu đính kèm: