Đề kiểm tra Tiết 61 - Hóa 12

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiết 61 - Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Tiết 61 - Hóa 12
Câu 1: Cho 20 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 thoát ra. Dung dịch thu được nếu đem cô cạn thì thu được một lượng muối khan là 
A. 55,5 gam B. 50 gam C. 60 gam D. 60,5 gam
Câu 2: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56)
A. 40 ml. 	B. 80 ml. 	C. 60 ml. 	D. 20 ml.
Câu 3: Hoà tan 22,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
A. 8,96 	B. 2,24. 	 C. 4,48. .	D. 3,36
Câu 4 : Dãy các kim loại nào sau đây không tác dụng với các dd HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội?
A. Al, Fe, Cr B.Cr, Fe, Sn C. Al, Fe, Cu D. Cr, Ni, Zn
Câu 5: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là (Cho H = 1, O = 16, Fe = 56)
A. 16. 	B. 14. 	C. 8. 	D. 12.
Câu 6: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe. 	B. K. 	C. Na. 	D. Ca.
Câu 7: Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?
 A.26Fe3+: [Ar]3d5 B. 26Fe2+: [Ar]3d44s2 C. 26Fe2+: [Ar]4s23d4 D. 26Fe: [Ar]4s13d7 
Câu 8: Cho 0,04 mol bột Fe vào dd chứa 0,09 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được có khối lượng bằng: 
 A. 9,72g B. 4,32g C. 8,64g D. 1,12g 
 Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 14,5g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là 
 A. 35,8 gam B. 83,5 gam 	 C. 38,5 gam	 D.53,8 gam
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là 
A. Cl2, NaOH. 	B. HCl, Al(OH)3. 	C. NaCl, Cu(OH)2. 	D. HCl, NaOH 
Câu 11: Quặng nào giàu sắt nhất ( hàm lượng % Fe lớn nhất)?
A. Manhetit chứa 69,6% Fe3O4 B. Hematit chứa 60% Fe2O3	 
C. Xiderit chứa 50% FeCO3	D. Hematit chứa 62% Fe2O3.H2O
Câu 12: Nguyên tử Cr có số hiệu là 24 và có 1e ở lớp ngoài cùng. Hỏi ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Cr có bao nhiêu e độc thân?
A. 6e	B. 7e	C. 4e	D. 5e
Câu 13: Nhóm những chất nào có thể tạo ra FeCl2 bằng phản ứng trực tiếp?
A. Fe, Cu, HCl, FeSO4, FeCl3 B. Fe, Cu, HCl, FeSO4, CuSO4	
C. Fe, Cu, Cl2, FeCl3, CuCl2	D. Fe, Cu, Cl2, HCl, FeSO4
Câu 14: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Ag vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa 
A. HCl, FeCl2, FeCl3 B. HCl, FeCl3, CuCl2 
C. HCl, FeCl3 D. FeCl2, FeCl3
Câu 15: Có các dd không màu hoặc màu rất nhạt là: FeCl2, FeCl3, MgCl2, AlCl3, NaCl, NH4Cl. Muốn nhận biết tất cả các dd trên có thể dùng:
A. KOH dư B. H2SO4	C. AgNO3	D. NH3
Câu 16: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 c Fe(NO3)3 + d NO2 + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (c+d) bằng
A. 4 	B. 6. 	C. 5. 	D. 3
Câu 17: Cr(III) ôxit có thể tác dụng với dãy các chất nào trong số dãy các chất cho dưới đây?
A. HCl, NaOH	B. H2O, HCl, NaOH, NaCl
C. HCl, NaOH, K2CrO4	D. HCl, NaOH, KI
Câu 18: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? 
 A. Al và Cr. B. Fe và Cr. 	C. Mn và Cr. 	D. Fe và Al. 
Câu 19: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là 
A. 3. 	B. 2. 	C. 5 	D. 4. 
Câu 20: Cho biết số hiệu nguyên tử Cr là 24. Công thức của Crôm ôxit có số ôxi hoá dương cao nhất là gì và ôxit đó có tính ôxi hoá hay tính khử?
A. CrO3, có tính ôxi hoá B. Cr2O3 vừa có tính ôxi hoá, vừa có tính khử.
C. CrO3 tính khử là chủ yếu D. Cr2O3, tính ôxi hoá.
Câu 21:Phản ứng nào sau đây cho thấy hợp chất sắt (II) bị khử?
A. FeO + CO --> Fe + CO2
B. Fe(OH)2 + 2HCl --> FeCl2 + 2H2O
C. 3FeO + 10HNO3 --> 3Fe(NO3)2 + NO + 5H2O
D. FeCl2 + 2NaOH --> Fe(OH)2 + 2NaCl
Câu 22: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
 A. Cu + dung dịch FeCl2 	 B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3. 	 D. Cu + dung dịch FeCl3. .
Câu 23: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là 
A. 40,5 gam B. 27,0 gam. 	 C. 54,0 gam. D.13,5 gam 
Câu 24: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. 	 B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít. D. 1,12 lít. 
Câu 25: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Ag + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. 	C. Zn + Fe(NO3)2. 	D.Fe + Cu(NO3)2. 
Câu 26: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam 	B. 27,4 gam. 	C. 24,9 gam. 	D. 26,4 gam
Câu 27: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
 A. +2, +3, +6. 	B. +2; +4, +6.	C. +1, +2, +4, +6.	D. +3, +4, +6.
Câu 28: Hòa tàn 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dd HCl thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là:
A. 11,2 gam.	B. 12,4 gam.	C. 15,2 gam.	D. 10,9 gam.
Câu 29: Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
 A. 80 gam. 	B. 60 gam.	C. 85 gam.	D. 90 gam
Câu 30: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? 
A. FeO. 	B. Fe2O3.	C. Fe(OH)3. 	D. Fe(NO3)3. 
Câu 31: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
A. 3 chất. 	B. 2 chất.	C. 1 chất. 	D. 4 chất.
Câu 32: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch 
A. NaOH. 	B. Na2SO4. 	C. NaCl. 	D. CuSO4. 	
Câu 33: Oxit lưỡng tính là
A. Cr2O3. 	B. MgO. 	C. CrO. 	D. CaO.
Câu 34: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Zn.	B. Cu.	C. Ag.	D. Fe.
Câu 35: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe2O3.	B. Fe3O4.	C. FeO.	D. Fe(OH)2.
Câu 36: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,4.	B. 12,96.	C. 30,18.	D. 34,44.
Câu 37: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. HNO3.	B. FeCl3. C. H2SO4 .	D. HCl
Câu 38: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là
A. Cu.	B. Fe.	C. Zn.	D. Mg.
Câu 39: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là
A. Fe3O4 B. FeS2.	C. Fe2O3.	D. FeCO3
Câu 40: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 11,2.	B. 2,8.	C. 5,6.	D. 1,4.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_KT_tie_61_Lop_12.doc