Đề kiểm tra thử lần 20 tuyển sinh lớp 10 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử lần 20 tuyển sinh lớp 10 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra thử lần 20 tuyển sinh lớp 10 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI CÓ 2 TRANG
ĐỀ KIỂM TRA THỬ LẦN 20
	TUYỂN SINH LỚP 10
	Ngày tháng năm 
	Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) 
Câu 1 (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Dân ta phải biết sử ta, 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. 
Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời. 
Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập. 
Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh Đông dẹp Bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân. 
Thiếu niên như Phù Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên. 
Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san. 
Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị anh hùng ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở Á Đông. 
(Trích Nên học sử ta, Hồ Chí Minh) 
a. Hãy trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên. (0.5 điểm) 
b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0.25 điểm) 
c. Phân tích 1 phép liên kết câu có trong đoạn văn. (0.5 điểm) 
d. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lí Thường Kiệt, Phù Đổng Thiên Vương, Bà Trần Quốc Toản, Bà Trưng, Bà Triệulà những vị anh hùng dân tộc. Theo em, các vị anh hùng ấy có điểm nào khác và giống nhau? (1.0 điểm) 
e. Theo suy nghĩ của em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để xứng đáng với các vị anh hùng dân tộc trong quá khứ? (0.75 điểm) 
Câu 2 (3.0 điểm) 
	“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “ Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.
 Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
 Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”, như trong đoạn trích trên. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này bằng một văn bản ngắn. 
Câu 3 (4.0 điểm) 
“Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
	Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thắm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
Cảm nhận của em về nét đẹp của nhân vật Phương Định được thể hiện qua đoạn trích trên. Từ đó hãy liên hệ với lời bài hát sau đề thấy được điểm gặp gỡ của tác giả khi viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ: 
“Cô gái miền quê ra đi cứu nước
Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn
Bàn tay em phá đá mở đường
Gian khó phải lùi nhường em tiến bước”
(Lời nhạc Cô gái mở đường, nhạc sĩ Xuân Giao)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_TS_VAO_LOP_10.doc