Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)

Phần 1: Đọc hiểu

 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 

 Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

 

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)​

 

Thực hiện các yêu cầu:

 

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

 

Câu 2: Kiểu câu được sử dụng trong 4 câu đầu có kết cấu giống nhau như thế nào?

 

Câu 3: Trong 4 câu đầu, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

 

Câu 4: Trong 4 câu đầu, người viết nêu ra những gì bạn không có và những gì bạn có? Tác giả lập luận như vậy để đi đến sự kết luận nào?

 

Câu 5: Em hãy nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản “Xem người ta kìa” (Lạc Thanh).

 

Câu 6: Em đã “nhận ra” những giá trị gì của bản thân? Em hãy chia sẻ những điều đó bằng đoạn văn 5 – 7 câu.

 

docx 3 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 04/06/2024 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra năng lực môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC – TIẾNG VIỆT 6
Đề số 1
Ngày //2023.
Phần 1: Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)​
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
Câu 2: Kiểu câu được sử dụng trong 4 câu đầu có kết cấu giống nhau như thế nào?
Câu 3: Trong 4 câu đầu, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.
Câu 4: Trong 4 câu đầu, người viết nêu ra những gì bạn không có và những gì bạn có? Tác giả lập luận như vậy để đi đến sự kết luận nào?
Câu 5: Em hãy nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản “Xem người ta kìa” (Lạc Thanh).
Câu 6: Em đã “nhận ra” những giá trị gì của bản thân? Em hãy chia sẻ những điều đó bằng đoạn văn 5 – 7 câu.
Phần 2: Đọc hiểu (tiếp)
 Em hãy đọc kĩ đoạn văn rồi khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
“Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
Đoạn văn trên được biểu đạt theo phương thức nào?
A. Tự sự.	B. Miêu tả.	C. Biểu cảm. D. Thuyết minh.
Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất.	B. Ngôi thứ hai.	C. Ngôi thứ ba.
Trong đoạn văn có mấy từ láy:
A. Một.	B. Hai.	C. Ba.	D. Bốn.
Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là cụm danh từ?
A. Nổi lềnh bềnh.	 B. Một biển nước.
C. Dâng lên lưng đồi sườn núi.	D. Ngập ruộng đồng.
Từ cả trong cụm cả đất trời thuộc từ loại nào?
A. Số từ.	B. Lượng từ.	C. Chỉ từ.	D. Tính từ.
Trong đoạn văn có mấy danh từ riêng?
A. Một.	B. Hai.	C. Ba.	D. Bốn.
Các từ: hô, gọi, đuổi theo, nổi giận, đòi, cướp là động từ:
A. Đúng.	B. Sai.
Đoạn văn trên trích trong văn bản thuộc thể loại truyện nào?
A. Truyền thuyết.	B. Cổ tích.	C. Ngụ ngôn.	D. Truyện cười
Câu 9: Nhận biết
Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp
A
B
1. Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống
2. Được voi đòi tiên
3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
4. Tham thì thâm
a. Ông lão đánh cá và con cá vàng
b. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
c. Con hổ có nghĩa

Phần 3: Tập làm văn 
 Thuật lại một trận đấu thể thao mà em có dịp được chứng kiến.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Thể loại: văn bản nghị luận.
0,5 điểm
Câu 2
Kiểu câu trong 4 câu đầu giống nhau: Đều là câu ghép quan hệ đối lập có cặp quan hệ từ: có thể ... nhưng; (tuy) không ...nhưng
0,5 điểm
Câu 3
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: bạn, không, nhưng, có ...
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nội dung biểu đạt: con người có thể không giỏi lĩnh vực này nhưng lại giỏi ở lĩnh vực khác, điều đó tạo nên giá trị riêng của mỗi người.
+ Giúp lời văn tăng tính nhạc, thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục hơn.
1,0 điểm
Câu 4
- Những thứ bạn không có: không thông minh, không hát hay, không gỏi thể thao, không xinh đẹp. Những thứ bạn có: chuyên cần, không trễ hẹn, có nụ cười ấm áp, nấu ăn, thắt cà vạt giỏi, ...
- Tác giả lập luận như vậy để đi đến kết luận trong câu tiếp theo: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
1,0 điểm
Câu 5
Nhận xét điểm giống nhau về ý nghĩa nội dung của đoạn văn trên và văn bản "Xem người ta kìa" (Lạc Thanh): Thế giới là muôn màu muôn vẻ, mỗi người có một sở thích, sở trường khác nhau. Điều đó tạo nên giá trị riêng của mỗi người, và tất cả đều đáng quý.
1,0 điểm
Câu 6
- Yêu cầu nội dung: viết được những sở trường của bản thân.
- Yêu cầu hình thức: đoạn văn 5 – 7 câu không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ...
1,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_nang_luc_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_co_dap.docx