Đề khảo sát chất lượng giữa kì năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa kì năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa kì năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6 thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Trường THCS Lâm Thao
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
 Câu 1( 1,5 điểm):
 Phân tích ý nghĩa của chi tiết: “Mã Lương lấy bút vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời cất tiếng hót líu lo; Mã Lương vẽ tiếp một con cá, cá vẫy đuôi trườn xuống sông bơi lượn trước mắt em.” 
 ( Cây bút thần, Ngữ Văn 6 - Tập 1)
 Câu 2 ( 2,5 điểm):
 Đọc câu văn sau và thực hiện các nhiệm vụ ở bên dưới:
 “ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
 ( Sơn Tinh, Thủy Tinh, Ngữ Văn 6 - Tập 1)
 a. Xác định cụm danh từ có trong câu văn trên.
 b. Các từ ruộng đồng, nhà cửa thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
 c. Tìm hai từ được dùng với nghĩa chuyển trong câu văn trên.
 d. Từ lềnh bềnh là từ thuần Việt hay từ mượn?
 Câu 3 ( 6 điểm):
 Kể về một người thân mà em yêu quí nhất trong gia đình.
..Hết..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên...............Phòng thi.Số báo danh
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I
NĂM HỌC: 2014- 2015
Môn: Ngữ Văn 6
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
Ý nghĩa của chi tiết:
- Là chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện
- Nhằm thần kì hóa tài năng của Mã Lương-> Thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người
- Khẳng định tài năng có được là kết quả của ý chí quyết tâm, kiên trì khổ luyện
0,5
0,5
0,5
2
a. Cụm DT: Lưng đồi; sườn núi; thành Phong Châu, một biển nước
b. Từ ruộng đồng, nhà cửa thuộc kiểu từ ghép
c. Hai từ dùng với nghĩa chuyển: Lưng( đồi), sườn (núi)
d. Từ lềnh bềnh là từ thuần Việt
1
0,25
 1
0,25
3
* Yêu cầu chung:
- Biết làm bài văn kể chuyện đời thường dạng bài nghiêng về kể người, biết sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể; bố cục 3 phần, mạch lạc; lời kể hấp dẫn
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài:
- Giới thiệu người thân mà em yêu quí nhất trong gia đình.
- Cảm nghĩ khái quát về người thân
B. Thân bài
I. Kể sơ qua về nét ngoại hình nổi bật của người thân
- Dáng người
- Mái tóc
- Làn da
.
II. Kể về sở thích của người thân
- Kể tên sở thích
- Các biểu hiện cụ thể của sở thích được bộc lộ qua lời nói, việc làm
III. Kể về tính cách, phẩm chất của người thân
- Kể tên tính cách, phẩm chất
- Biểu hiện cụ thể của tính cách, phẩm chất được bộc lộ qua lời nói; việc làm; thái độ với công việc; thái độ, tình cảm với các thành viên trong gia đình, với hàng xóm
C. Kết bài
- Bộc lộ tình cảm, mong ước, lời hứa hẹn với người thân
0,5
1
1
3
0,5
Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
Phòng GD&ĐT Lâm Thao
TRƯỜNG THCS LÂM THAO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2014 -2015
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
 Câu 1: ( 2 điểm)
 Cho câu văn sau:
 “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
 a, Câu văn trên thuộc văn bản nào? Của tác giả nào?
 b, Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên. 
 Câu 2: (2 điểm)
 Xác định chủ ngữ, vị ngữ và chỉ rõ cấu tạo của chúng trong câu văn sau:
 “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”
 (Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
 Câu 3: (6 điểm) 
 Miêu tả cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng mùa hè.
. Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên...............Phòng thi.Số báo danh
HƯỚNG DẪN CHÂM THI KHẢO SÁT CUỐI NĂM
Môn : Ngữ Văn 6
Câu
Yêu cầu nội dung đạt được
Điểm
1
(2đ)
a, Câu văn thuộc văn bản: Vượt thác 
 Tác giả: Võ Quảng 
b, Chỉ đúng hai phép tu từ so sánh:
- Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc
- Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ
 Nêu được tác dụng của phép tu từ: Làm nổi bật vẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, đầy sức mạnh và bản lĩnh phi thường, tư thế hào hùng của dượng Hương khi đang chèo chống con thuyền vượt qua thác dữ đồng thời khơi gợi ở người đọc ( Người nghe) tình cảm yêu mến, khâm phục, tự hào về dượng Hương
0,25
0,25
0,25
0,25
1
2
(2 đ)
Chủ ngữ: Tre 
Cấu tạo của CN: Danh từ
VN1: Giữ làng; VN2: Giữ nước; VN3: Giữ mái nhà tranh; VN4: Giữchín
Cấu tạo của ba VN: Đều là cụm ĐT
0.5
0,5
0,5
0,5
3
(6 đ)
+ Yêu cầu chung: Biết làm bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên, biết liên tưởng tưởng tượng, so sánh, nhận xét, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
+ Yêu cầu cụ thể:
* Về nội dung:
A. Mở bài
- Giới thiệu cánh đồng làng( Thời gian, lí do quan sát)
- Ấn tượng chung về cảnh
B. Thân bài
I. Tả bao quát
- Nhìn từ xa cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ với nhiều mảng màu khác nhau: Vàng tươi, vàng hoe, vàng xuộmhoặc như một biển vàng
- Phong cảnh xung quanh cánh đồng: Lũy tre, đàn cò, nắng, gió
II. Tả cụ thể
- Tả kĩ một thửa ruộng, khóm lúa, bông lúa nhìn gần:
+ Màu sắc: Vàng xuộm
+ Khóm lúa: Ken dày vào nhau, bắt đầu ngả sang màu vàng, uốn cong như cần câu
+ Bông lúa: Trĩu nặng, vàng óng trông như những chuỗi hạt cườm vàng
+ Hạt lúa: Tròn căng, chắc mẩy, óng ả dưới nắng mai
+ Mùi hương lúa chín thơm thoang thoảng 
- Tả sơ qua một vài hoạt động của cô bác nông dân: Người đi thăm lúa, người gặt lúa
C. Kết bài
- Cảm nghĩ của bản thân: - Cánh đồng lúa vàng trĩu bông hứa hẹn một vụ mùa bội thu, một c/sống ấm no, hạnh phúc
 - Ngắm nhìn c/đồng càng thêm yêu quí, biết ơn cô bác nông dân đã vất vả một nắng hai sương làm ra hạt thóc - hạt vàng
* Về hình thức: Trình bày sạch sẽ, bố cục mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt
0,5
1
4
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_KS_giua_ki.doc