Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Cánh diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian)

docx 67 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Cánh diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Cánh diều) - Bài 5: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian)
Ngày soạn:  
Ngày dạy:.
Tuần 15, 16,17
BÀI 5
VĂN BẢN THÔNG TIN
(THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN)
	(Thời gian thực hiện: 12 Tiết)	
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, sa pô”, hình ảnh, cách triển khai,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản thông tin thuật lại một sự kiện, triển khai thông tin theo trật tự thời gian.
- Mục đích của việc mở rộng vị ngữ, nhận diện các trường hợp để mở rộng vị ngữ.
- Viết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.
- Tự hào về lịch sử dân tộc; quan tâm đến những sự kiện nổi bật của địa phương, đất nước và thế giới;...
 2. Năng lực:
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (cảm nhận cái hay của văn thuyết minh, rèn kĩ năng đọc, viết, nói và nghe về văn thuyết minh)
- Nhận biết văn bản thông tin; phân biệt văn bản thông tin và các kiểu văn văn bản đã học trước đó.
- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
- Mở rộng được vị ngữ trong viết và nói.
- Viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện đảm bảo bố cục và các bước.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước, nhân ái (yêu quý, trân trọng, tự hào về độc lập tự do, về những thành quả của dân tộc đã dành được)
- Trách nhiệm, chăm chỉ (sử dụng đúng Tiếng Việt trong nói và viết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; tích cực, tự giác trong học tập có ý thức bảo vệ và giữ gìn trái đất- ngôi nhà chung của nhân loại.)
+ Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ (thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện đã học đã đọc. Đưa ra được nhận xét, đánh giá hoặc những cảm nhận ban đầu của người viết về sự kiện)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV video Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tranh ảnh liên quan thông tin liên quan đến chiến dịch giờ Trái đất 
- Máy chiếu, máy tính bảng phụ,phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề (phần này là khởi động vào cả bài lớn)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh tìm hiểu tiếp cận văn bản thông tin
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh quan sát tham gia trò chơi“Ai tinh mắt hơn”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về các kiểu văn bản đã học
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng trò chơi “Ai tinh mắt hơn”
Luật chơi: 
Với 81 chữ cái ABC đã được đảo các vị trí nhiệm vụ của các em hãy tìm trong 81 chữ trên theo hàng dọc, hàng ngang, hoặc đường chéo để tìm ra các kiểu văn bản đã học.
Trò chơi này sử dụng kĩ thuật tia chớp. Bạn nào trả lời nhanh và đúng bạn sẽ nhận được một phần quà, nếu sai thì sẽ nhường cơ hội cho người khác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi
- Học sinh lên bảng làm việc cá nhân-> tìm từ
Bước 3: Báo cáo kết quả 
 - HS trả lời, báo cáo sản phẩm ->HS khác nhận xét, đánh giá
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và giới thiệu bài học:
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cần trình bày, cung cấp thông tin hay giải thích về sự vật, hiện tượng dưới dạng một văn bản. Kiểu văn bản đó được gọi là văn bản thuyết minh
( Văn bản thông tin). Vậy văn bản thông tin là kiểu văn bản như thế nào? Có đặc điểm gì? Văn bản này có gì giống và khác các văn bản đã học. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 5: Văn bản thông tin để nắm được những đặc trưng của kiểu văn bản này.
VĂN BẢN 1
Đọc hiểu văn bản
HỔ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Thời gian thực hiện: 2 tiết)
 - Bùi Đình Phong-
1. Mục tiêu
 1.1 Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những thông tin chính gắn với các mốc thời gian cụ thể với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta: Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Hiểu ý nghĩa của sự kiện trọng đại đó. 
 1.2. Về năng lực
- Nhận biết một số yếu tố hình thức của văn bản thông tin: hình ảnh, nhan đề, sa pô...
- Nhận biết một số các chi tiết tiết biểu: đề tài, chủ đề, ý nghĩa...
- Đọc hiểu một văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề.
 1.3. Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái (yêu quý, trân trọng, tự hào về độc lập tự do của dân tộc)
trách nhiệm, chăm chỉ (sử dụng đúng Tiếng Việt trong nói và viết, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; tích cực, tự giác trong học tập.)
2. Thiết bị dạy học và học liệu 
- SGK, SGV video Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập.
3. Tiến trình dạy học 
 Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a.Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về Bản tuyên ngôn độc lập kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh tìm hiểu văn bản .
b) Nội dung: HS quan sát Clip để xác định vấn đề cần giải quyết: Tìm hiểu về sự kiện trọng đại: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Bước đầu khơi gợi trong các em những cảm xúc về giây phút trọng đại trong lịch sử dân tộc
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS 
Quan sát Clip sau và cho biết đó là sự kiện nào? Em biết gì về sự kiện đó? 
? Cảm xúc của em khi xem Clip trên?
https://www.google.com.vn/url
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh quan sát clip và trả lời câu hỏi
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Học sinh trình bày sản phẩm
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
* Dự kiến sản phẩm:
- Sự kiện Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội vào sáng ngày 02/9/1945
-  Hình ảnh vị cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố dõng dạc với nhân dân thế giới khiến em xúc động, tự hào. Là một học sinh được sống trong hòa bình, em luôn nhớ đến công lao của thế hệ cha anh đi trước đã vất vả, hy sinh xương máu để thế hệ chúng em được sống yên vui, no ấm. như ngày hôm nay. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học:
Các em vừa xem Clip Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội đó là giây phút thiêng liêng mà mỗi chúng ta không thể nào quên. Khát vọng hòa bình và tinh thần bất diệt của Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam và đây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.
Sự kiện đó đã được Bùi Đình Phong ghi lại và trong tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập như thế nào? Nội dung, ý nghĩa ra đời của bản tuyên ngôn là gì ? Bài học này sẽ đem đến cho các em những thông tin ấy
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
I. TÌM HIỂU CHUNG
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
a)Mục tiêu: Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản, hoàn cảnh ra đời, thể loại, phương thức biểu đạt, cách đọc, bố cục văn bản
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn bản thông tin, tác giả,tác phẩm những nét chung về văn bản qua nhan đề, sapo,hình ảnh
Nhóm 1: Hiểu biết chung về kiểu văn bản thông tin
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu phiếu học tập số 1 đã yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà
GV chia lớp 2 nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ câu 1,2 trong phiếu học tập số 1
Nhóm 1: Hiểu biết chung về kiểu văn bản thông tin
Nhóm 2: Báo cáo những thông tin về tác giả, tác phẩm 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Đọc kĩ câu hỏi và trả lời dựa vào phần chuẩn bị bài giao về nhà tiết học trước;
- HS trao đổi với các bạn trong nhóm bàn thống nhất
GV: Hướng theo dõi, quan sát, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về kiểu văn bản thông tin
Thời gian: 2 phút 
Hình thức báo cáo: thuyết trình, sơ đồ.. 
Dự kiến sản phẩm:
Văn bản thông tin:
? Khi tìm hiểu về văn bản thông tin ta cần chú ý điều gì? Hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của em về kiểu văn bản này? Cho ví dụ?
Học sinh trình bày có thể đưa văn bản và trình chiếu chỉ rõ về nhan đề, hình ảnh, sapô, cách trình bày văn bản để làm rõ thêm về những đặc điểm của văn bản thông tin
G: bổ sung thêm văn bản thông tin là kiểu văn bản rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức
- Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng những cách thức hoặc phương tiện để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một bảng chú thích, một dòng in đậm, in nghiêng,hình ảnh, sapo
G: Văn bản thông tin thường được trình bày theo trật tự thời gian hoặc mối quan hệ nguyên nhân- kết quả
?Vậy Văn bản: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập được trình bày theo trình tự nào?
- Văn bản thông tin trình bày theo trình tự thời gian
Nhóm 2: Báo cáo những thông tin về tác giả, tác phẩm 
? Qua tìm hiểu giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả? Nguồn gốc xuất xứ của văn bản?
Thời gian: 2 phút 
Hình thức báo cáo: thuyết trình, clip
Dự kiến sản phẩm:
 HS trình bày hoặc dùng clip giới thiệu về tác giả
Tác giả: PGS Bùi Đình Phong, sinh năm 1950
+ Quê quán: Hà Tĩnh; Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.
Tác phẩm: Trích trên báo Đà Nẵng.vn ra ngày 1/9/2018
Khách mời NTV: PGS-TS Bùi Đình Phong - Học ... – YouTube https://www.youtube.com › watch
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS
- GV đánh giá sản phẩm nhóm của HS, chiếu bổ sung thông tin về tác giả, tác phẩm.
Chiếu slide, giới thiệu ảnh chân dung PGS Bùi Đình Phong.
- GV chốt kiến thức: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh, PGS Bùi Đình Phong đã giúp chúng ta thấy được quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập như thế nào, mời các em cùng cô chuyển sang phần: Đọc- hiểu văn bản
A. Tìm thiệu chung
1. Văn bản thông tin
 Là văn bản dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, danh lam thắng cảnh, các sự kiện theo trật tự thời gian
 Được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như: Hình ảnh, âm thanh, nhan đề, sapô
2.Tác giả
- Bùi Đình Phong: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.
3. Tác phẩm
- Nguồn báo Đà nẵng.vn (1/9/2018)
I. TÌM HIỂU CHI TIẾT
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc hiểu được nội dung văn bản:
+ Xác định được phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản
+ Nắm được mốc thời gian- thông tin quan trọng trong quá trình ra đời bản Tuyên ngôn, giá trị nội dung- nghệ thuật.
+ Ý nghĩa lịch sử.
b. Nội dung: 
- HS kết hợp hoạt động cá nhân với chia sẻ cặp đôi và hoạt động nhóm
- Kết hợp khai thác thông tin có trong văn bản với thông tin HS sưu tầm để hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm: 
- Trình bày miệng được những nội dung về văn bản.
- Hoàn thành nhiệm vụ thảo luận, vấn đáp, hoạt động cá nhân để tìm hiểu về nội dung văn bản.
d. Tổ chức thực hiện: 
HĐ của GV & HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
Gv sử dụng kĩ thuật chỉ huy 01 hs thực hiện hướng dẫn cách đọc, 
? Qua phần soạn bài ở nhà, các bạn hãy cho biết cách đọc VB này
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- Trả lời câu hỏi, đọc bài
* Dự kiến sản phẩm:
- Theo tớ cần đọc diễn cảm và sáng tạo, chú ý chuyển đổi ngữ điệu giọng đọc phù hợp:
- Tớ nghĩ cần nhấn giọng các thông tin về ngày tháng, địa điểm để làm nổi bật sự kiện được nói đến trong bài.
HS đọc: Phần 1 HS2 ->đọc tiếp phần 2 HS 3 đọc phần 3
B3 : HS báo cáo kết quả
? Nhận xét cách đọc của bạn?
HS + GV nhận xét
Hs: chúng ta vừa đọc xong toàn bộ văn bản, về nhà các bạn lưu ý đọc lại nhiều lần.
Bây giờ chúng mình sẽ cùng tìm hiểu 1 số chú thích giải thích các từ: Báo vụ, lâm thời, bản thảo, các nước đồng minh.
- HS cho các bạn tìm hiểu 1 số chú thích trong sgk
=>Các chú thích còn lại các bạn về tìm hiểu sgk
B4: Kết luận, nhận định:
- HS đánh giá các bạn và chuyển giao nhiệm vụ cho GV
- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS và chuyển sang nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Giao nhiệm vụ tìm hiểu kết cấu bố cục.
GV yêu cầu HS thảo luận trong bàn theo kĩ thuật cặp đôi chia sẻ các câu hỏi 4,5,6 của phiếu học tập số 1 
Câu 4: Văn bản HCM và Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại gì? Thuật lại sự kiện gì? theo trình tự nào? Xác định PTBĐ của văn bản? 
Câu 5: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Em hãy nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần?
Câu 6: Phần in đậm và thời gian đăng tải của văn bản có tác dụng gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- 2 phút hoạt động cặp đôi chia sẻ
GV: 
- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS
- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn
HS:
- Báo cáo sản phẩm nhóm;
* Dự kiến sản phẩm:
4- Văn bản thông tin PTBĐ: thuyết minh
 Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo trình tự thời gian.
5.Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ.
+ Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập.
+ Phần 3: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
6. Phần in đậm nằm ngay dưới nhan đề văn bản=> Gọi là Sapo Tác dụng của phần sa pô:
+ Thu hút sự chú ý của người đọc, xác định chủ đề của bài viết
+ Tóm tắt nội dung bài viết
+ Vừa thể hiện phong cách của tác giả vừa chứng minh tính thời sự
Thời gian đăng tải: Thứ 7 ngày 01/9/2008
Sự kiện nêu ở phần in đậm khẳng định giá trị của Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức: Trong văn bản thông tin Sa-pô (sapo) là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết.  Giúp bạn đọc hình dung bài viết sẽ nói gì đồng thời giải thích cho bạn đọc hiểu tại sao tác giả chọn viết về sự kiện hay hiện tượng này. 
Sa-pô là một phần vô cùng quan trọng trong một bài viết thường được in đậm, ở vị trí dưới tiêu đề, gây ấn tượng lôi cuốn sự chú ý của người đọc đồng thời giúp mọi người hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập
Nhiệm vụ 3:
B1: Giao nhiệm vụ phân tích nội dung phần 1 văn bản.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ( Theo 2 vòng) phiếu học tập số 2
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động nhóm
- Vòng 1 : 1 phút đầu hoạt động độc lập
- Vòng 2 : 2 phút sau 2 bạn ngồi cạnh nhau trao đổi kết quả thảo luận
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)
GV: gọi bất kì HS ở vị trí nào trình bày kết quả tìm hiểu và thảo luận
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bạn, nhóm
- HS báo cáo sản phẩm
* Dự kiến sản phẩm:
1.Khi đọc văn bản chú ý tới: thời điểm, địa điểm, thông tin chính mà văn bản cung cấp, những mốc thời gian, sự kiện được nhắc tới.
2.Thời gian được nhắc đến: 4-5-1945
- Thông tin cụ thể: Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào.
-> Ý nghĩa: bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập
3. HS trình bày hiểu biết về bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kì
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được công bố ngày 4/7/1776
Đây là văn bản chính trị tuyên bố 13 thuộc địa Bắc Mỹ chính thức ly khai khỏi Anh Quốc, hình thành quốc gia độc lập. 
GV cho HS quan sát toàn văn Tuyên ngôn độc lập của Hoa kì
GV: giới thiệu thêm
 Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bác Hồ trích dẫn câu nói từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
Bác sử dụng câu trích từ những bản Tuyên ngôn nổi tiếng của cách mạng Mỹ là một ẩn ý sâu xa về chính trị, ngoại giao của Người, nhằm quảng bá hình ảnh của một nước Việt Nam vừa giành được độc lập sau gần 100 năm chịu cảnh nô lệ, đồng thời khẳng định quyền độc lập, tự do bất khả xâm phạm của dân tộc trước toàn thế giới ?
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển ý sang phân tích nội dung phần 2 của VB.
? Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc được nêu ở phần nào của văn bản?
B1: Giao nhiệm vụ phân tích nội dung phần 2.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 ( 2 bàn) điền nội dung vào phiếu học tập số 3
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)
HS:
- Đọc kĩ câu hỏi và trả lời dựa vào phần chuẩn bị bài giao về nhà tiết học trước;
- Hoạt động nhóm
+ 2 phút làm việc cá nhân
+ 3 phút thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
GV: 
- Theo dõi, quan sát HS hoạt động nhóm
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu có
B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm mình
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhóm bạn
HS: Trả lời câu hỏi 
- Báo cáo sản phẩm nhóm:
*Dự kiến SP: 
Câu 1:
Thời gian
Thông tin chính ( Sự kiện)
4/5/1945
HCM rời Bác Bó về Tân trào.
22/8/1945
Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
25/8/1945
Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.
Sáng 26/8/1945
HCM triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.
27/8/2945
Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị.
Ngày 28 và 29/8/1945
Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
30/8/1945
Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập.
31/8/1945
Bác bổ sung một số điểm vào bản Tuyên ngôn độc lập.
14 giờ ngày 2/9/1945
Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ý nghĩa: việc thuật lại sự kiện đó để người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945
2. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.
3.→ Chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức
 Nội dung Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền cơ bản của con người và quyền của các dân tộc. Điều đó có ý nghĩa rất to lớn, vì trong thời điểm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước thuộc địa và phụ thuộc chưa được luật pháp quốc tế bảo vệ. Với Bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.
GV chuyển sang phân tích nội dung phần 3 của VB.
B1: Giao nhiệm vụ phân tích nội dung phần 3 văn bản.
GV yêu cầu HS thảo luận trong bàn theo kĩ thuật cặp đôi chia sẻ các câu hỏi 1, 2, 3 
1. Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?
2. Nêu thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, phương thức thực hiện nội dung thông tin đó?
3. Sự kiện này có ý nghĩa gì với lịch sử dân tộc ta?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- 2 phút đầu hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- 1 phút sau thống nhất kết quả cặp đôi
GV: 
- Theo dõi, quan sát HS hoạt động của HS
- Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho HS nếu cần
B3: Báo cáo, thảo luận (GV & HS)
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, báo cáo sản phẩm của nhóm cặp đôi
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá cặp đôi bạn
HS:
- Báo cáo sản phẩm nhóm;
* Dự kiến sản phẩm:
1- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
2.-Thời gian: 14h ngày 2-9-1945.
 - Địa điểm: Cuộc mít tinh vườn hoa Ba Đình.
 - Thành phần tham gia: Hàng chục vạn đồng bào.
- Phương thức: Trên diễn đàn cao và trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3.Khẳng định quyền độc lập- tự do của nhân dân ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Khai sinh ra nước VNDCCH.
GV cho thay đổi thời gian và địa điểm trong phần 3
? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong văn bản trên tác giả thay đổi thông tin về thời gian và địa điểm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập?
- Làm sai bản chất của sự kiện
- Người đọc hiểu không đúng từ đó sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường
? Vì vậy trong văn bản thông tin đòi hỏi người viết phải cung cấp tri thức như thế nào?
- Tri thức phải khách quan khoa học, chính xác, hữu ích .
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức: Đúng như vậy trong văn bản thông tin đòi hỏi người viết phải cung cấp tri thức khách quan, chính xác về sự vật, sự việc thì mới giúp cho người đọc có thể hiểu đầy đủ chính xác, chân thực về sự vật, sự việc.
GV chuyển sang phần tổng kết
B1: Giao nhiệm vụ tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản.
GV yêu cầu HS trả lời cá nhân:
1. Qua văn bản, em có thêm hiểu biết gì về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc? Theo em, bản Tuyên ngôn Độc lập mà Hồ Chí Minh viết có ý nghĩa như thế nào?
2. Để cung cấp thông tin về sự kiện Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập, người viết đã sử dụng cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh) như thế nào? Tác dụng của cách diễn đạt đó? 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ trả lời cá nhân
B3 : HS báo cáo kết quả
- Đại diện HS trình bày theo chỉ định của gv.
* Dự kiến:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân; có vai trò sáng lập ra ĐCS VN, là người lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...
- Bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa đã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó cũng là mục tiêu, lí tưởng mà mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều hướng đến.
2. Cách diễn đạt chặt chẽ, ngắn gọn, rõ ràng có sử dụng các mốc thời gian, địa điểm và hình ảnh minh rõ ràng-> góp phần làm cho VB thêm sinh động, hấp dẫn.
-HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang phân tích nội dung phần hoạt động 3.
B. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc và chú thích
2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: Văn bản thông tin
- PTBĐ: Thuyết minh
- Bố cục 3 phần
3. Phân tích
3.1. Bác yêu cầu Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
- 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pắc Bó về Tân Trào.
- Giữa tháng 5, Người đề nghị có bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
→ Bước đầu chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn Độc lập.
3.2.Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập
→ Chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo vì Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đọc cho nhân dân toàn quốc mà còn đọc cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.
3.3.Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
-14h ngày 2-9-1945, tại vườn hoa Ba Đình, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam.
4. Tổng kết
4.1.Nội dung
- Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
4.2. Nghệ thuật
Ngôn ngữ rõ ràng, các mốc thời gian, địa điểm cụ thể,
chính xác, thuyết phục.
 Kết hợp với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức được tìm hiểu để giải quyết các câu hỏi thực hành
- Định hướng phát triển NL hợp tác, cảm thụ.....
b. Nội dung: 
- Kết hợp hoạt động cá nhân 
- Kết hợp sử dụng bài viết của HS với thuyết trình
c. Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
 B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- HS trả lời cá nhân:
Bài tập 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với văn bản thông tin?
A. Nhằm tái hiện con người và sự vật một cách sinh động, thuyết phục.
B. Thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, nhận xét nào đó.
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết về một sự vật, hiện tượng
D. Cung cấp tri thức về các hiện tượng tự nhiên, xã hội
Câu 2: Mục đích của văn bản thông tin là gì?
A. Đem lại cho con người những tri thức mà con người chưa từng biết đến để hiểu biết và từ đó có thái độ, hành động đúng đắn.
B. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn
C. Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó.
D. Đem lại cho con người những tri thức tiêu biểu nhất để con người hiểu biết và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về chúng
Câu 3: Ngôn ngữ của văn bản thông tin có đặc điểm gì?
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm
B. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh. 
Bài 2: Tự luận:
1. Có mấy bức ảnh được đưa vào văn bản? Đưa vào nhằm mục đích gì?
2. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất?Trong văn bản này em thấy có yếu tố hư cấu, tưởng tượng không? Vì sao?
3. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập"
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- 2 phút đầu hoạt động cá nhân
- 1 phút sau thống nhất kết quả trong bàn.
B3 : HS báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày theo chỉ định của giáo viên.
* Dự kiến sản phẩm:
1.Có 02 bức ảnh được đưa vào trong bài. Các bức ảnh được đưa vào văn bản nhằm minh họa và thu hút người đọc.
2.Em thấy thông tin về thời gian trong văn bản là cần phải chú ý nhất. 
* Bởi vì: cần văn bản này cần có những yếu tố thời gian sự kiện chính xác để làm rõ nội dung sự ra đời của bản Tuyên ngôn.
- Trong văn bản này không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng vì kiểu văn bản này đòi hỏi người viết phải trình bày khách quan, trung thực -> Đây là đặc điểm cốt lõi của văn bản thông tin
- Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. - Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu.
3.Tờ lịch này nhắc tới sự kiện ngày quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 1945.
* Cách trình bày của tờ lịch khác ở chỗ: 
   Tờ lịch chỉ có thời gian, nội dung tóm tắt của ngày quốc khánh này trong khi văn bản HCM và " Tuyên ngôn Độc lập" nêu rõ trình tự các sự việc quá trình, diễn biến lịch sử để bản Tuyên ngôn độc lập ra đời.
-Nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả của các nhóm khác.
B4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- GV chốt kiến thức, chuyển sang phân tích nội dung phần vận dụng.
Hoạt động vận dụng
Bài 1: Em hãy chia sẻ với các bạn một thông tin nào đó liên quan đến Bác Hồ và quá trình thành lập nước mà em biết
a. Mục tiêu: 
- Học sinh huy động những kiến thức được học để chia sẻ thông tin
- Định hướng phát triển NL thuyết trình
b. Nội dung: 
- Kết hợp hoạt động cá nhân 
- Kết hợp sử dụng bài viết mà HS đã được giao chuẩn bị ở tiết trước để thuyết trình
c. Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS, bài thuyết trình
d. Tổ chức thực hiện: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- HS trả lời cá nhân:
1.Hãy trình bày một sự kiện(thông tin) liên quan đến Bác Hồ và quá trình thành lập nước mà em biết
 HS ghi lại vắn tắt thông tin 
+ Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện? 
+ Hoạt động chính của sự kiện( Trình tự, đâu là sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc?)
+ Ý nghĩa của sự kiện? Có những hình ảnh nào được dùng để minh họa cho sự kiện?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- 2 phút hoạt động cá nhân-> trình bày
B3 : HS báo cáo kết quả
- HS trình bày theo chỉ định của giáo viên.
* Dự kiến sản phẩm:
 1.Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Ngày 5.6.1911. Năm 2021 kỉ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng
Ý nghĩa Lịch sử:
 Là một dấu mốc lịch sử, mở ra một thời đại mới cho đất nước ta tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi lập ra nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam
2. Sự kiện thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Ngày 22/12/1944
Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 
Tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Bác Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. 
Ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944 đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã lập nên hai trận đánh mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng của quân đội ta là trận Phai Khắt, Nà Ngần 
Ý nghĩa lịch sử: 
Ngày 22/12 trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại, cũng là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét ý thức chuẩn bị bài của HS, tuyên dương những HS có ý thức tinh thần chuẩn bị
khẳng định và nhấn mạnh thêm ý nghĩa của 2 sự kiện trên để dẫn tới sự ra đời của nhà nước VN dân chủ cộng hòa.
* Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau (3 phút)
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết viết bài các sự kiện sau
Ở địa phương hoặc ở trường em, mọi người thường nhắc đến những sự kiện lớn nào đã diễn ra? Hãy chọn một sự kiện mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_canh_dieu_bai_5_van_ban_thong_tin_t.docx