Kỳ thi hoc sinh giỏi lớp 6 năm học: 2013 - 2014 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 15 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi hoc sinh giỏi lớp 6 năm học: 2013 - 2014 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi hoc sinh giỏi lớp 6 năm học: 2013 - 2014 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
KỲ THI HOC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC: 2013 -2014
     Môn thi: Ngữ văn
        Ngày thi: 22/4/2014
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
a. Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa trong các câu thơ sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
                                                                 (Khánh Chi, Biển)
b. Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.
         -              Thương ai con mắt lá răm
                  Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.
                                                                          (Ca dao)
         -           Cây này nhiều mắt quá.
Câu 2: (6,0 điểm) 
Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
                                                                                      ( Nguyễn Tuân)
          Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn trích trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
          Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.
          Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.                
                               ------------------   Hết  --------------------------
Họ tên thí sinh :   Giám thị số 1 :
Số báo danh :       Giám thị số 2: .
* Giám thị không giải thích gì thêm.
---------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1
 (4,0 điểm)
  a. -Xác định được các phép so sánh, nhân hóa.
+ So sánh: biển như người khổng lồ, biển như con trẻ
+ Nhân hóa: vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, quái dị, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
- Tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé, hiền lành, đáng yêu như trẻ con. Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ cụ thể màu sắc ánh sáng theo thời tiết, thời gian tạo nên bức tranh khác nhau về biển.
b. Chỉ ra được nghĩa gốc,nghĩa chuyển và giải nghĩa được từ mắt:
   - Mắt trong (con mắt lá răm): nghĩa gốc
       Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của người dùng để nhìn.
   - Mắt trong (mắt cây): nghĩa chuyển
      Nghĩa: chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.
1,0
0,5
    0,5
1,0
0,25
  0,75
   2,0
   1,0
   1,0
Câu 2
(6,0 điểm)
  a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản ngắn khoảng 1 trang giấy thi có bố cục ba phần, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.
1,0
 b. Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau:
  - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát được nội dung đoạn văn: miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô.
 - Chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả: biện pháp so sánh đặc sắc, sử dụng nhiều tính từ gợi tả, ngôn ngữ chính xác tinh tế.
  - Những đặc sắc nghệ thuật đã góp phần khắc họa rõ nét về bức tranh mặt trời mọc trên biển Cô Tô:
     + Khung cảnh rộng lớn, bao la với tất cả vẻ trong trẻo, tinh khôi của biển Cô Tô sau trận bão.
     + Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ .
     + Tình cảm của tác giả: yêu mến, gắn bó, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển đảo.
5,0
   1,0
   1,0
   3,0
Câu 3
(10,0 điểm)
  a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm....Có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.
1,0
  b. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.
- Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được tham quan vùng sông nước Cà Mau.
- Tập trung kể và tả các cảnh:
  + Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.
  + Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng  sông nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sông ngòi, dòng sông Năm Căn...
  + Vẻ đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người ở tận cùng phía Nam Tổ quốc.
- Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau.
9,0
  1,0
   1,0
   3,0
   3,0
   1,0
Lưu ý:  - Trân trọng những bài viết sáng tạo, cá tính của học sinh
       - Cần vận dụng linh hoạt biểu chấm. Nếu bài làm của học sinh không đảm bảo các ý theo hướng dẫn, kể lan man thì  không cho quá ½ số điểm.
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ghi lại cảm xúc của em khi được tham dự kỳ khảo sát chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014-2015. (không ghi cụ thể tên học sinh, tên trường ).
Câu 2 (3,0 điểm):
Nhà thơ Minh Huệ từng nói: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơĐêm nay Bác không ngủ, em hãy:
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.
Câu 3 (5,0 điểm):
“Sau khi về đến nhà, ông lão sửng sốt, lâu đài, cung điện biến mất; trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Ông lão tâm sự với vợ.”
(Trích Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ngữ văn 6, tập một)
Em hãy tưởng tượng và kể lại những lời tâm sự đó.
------Hết-------
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh:.....................SBD.....................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: Ngữ văn 6
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ gợi ý các ý chính, đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
Câu
ý
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
1
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Số lượng câu không vượt quá quy định (trên hoặc dưới 1, 2 câu có thể bỏ qua); Không ghi thông tin cụ thể người viết ( tên HS, tên trường...)
- Nội dung là những xúc cảm của bản thân khi được tham dự kỳ khảo sát chất lượng học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014-2015;
- Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc và có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
* Tuỳ theo mức độ đạt được của đoạn văn mà giáo viên có thể định điểm sao cho phù hợp. Nếu không sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trừ 0.5 điểm
2,0
2
a
Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.        (1,0 điểm)
Yêu cầu học sinh ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa, ghi đúng mỗi câu 0,25 điểm: 
                        Lặng yên bên bếp lửa          (1)
Đốt lửa cho anh nằm           (2)
                        Ấm hơn ngọn lửa hồng        (3)
Bác nhìn ngọn lửa hồng      (4)
1,0
b
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)
+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   
+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị
+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
* Yêu cầu về kĩ năng
 - Học sinh biết xây dựng một câu chuyện có bố cục đầy đủ, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí.
- Chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). Lời kể tự nhiên, sinh động.
* Yêu cầu về nội dung
- Phải tưởng tượng ra câu chuyện giữa hai vợ chồng ông lão đánh cá dựa trên tình huống đã cho ở đề bài.
- Đề bài tương đối tự do, tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của học sinh được phát huy, tuy nhiên học sinh phải biết xây dựng nhân vật, cốt truyện bám vào nội dung tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã được học.
 - Bài viết có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
a
Mở bài
 Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương.
- Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
0,5
b
Thân bài
 - Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão.
- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ.
- Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ.
- Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng.
- Ông lão an ủi vợ.
- Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.
4,0
c
Kết bài
Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu; biết ơn những người đã giúp đỡ mình....
[HSG Văn 6] Chọn học sinh giỏi cấp trường Xuân Thắng 2013-2014
---------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1:
(2 điểm)
* Giống nhau:  Cả câu (a) và (b) đều là câu trần thuật đơn không có từ là.
* Khác nhau:
-Về mặt hình thức:
+Cấu tạo của câu (a): có chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
+Cấu tạo của câu (b): có vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ.
-Về mặt ý nghĩa: 
+ Câu (a): Miêu tả hoạt động của nhân vật (hai cậu bé) được nêu ở chủ ngữ.
+ Câu(b):  Thông báo về sự xuất hiện của nhân vật (hai cậu bé).-
-> Câu(a): Câu miêu tả
-> Câu(b):  Câu tồn tại.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(2,0 điểm)
* Xác định được các phép so sánh và nêu được tác dụng:
+ So sánh Dượng Hương Thư  “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình khỏe mạnh, gân guốc, vững chắc của nhân vật.
+ So sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
+ So sánh Dượng Hương Thư khi vượt thác “khác lúc ở nhànói năng nhỏ nhẻ, nhu mì” để càng làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của nhân vật.
 => Với nghệ thuật so sánh vừa cụ thể gợi cảm lại vừa có sức khái quát hóa, qua nhân vật Dượng Hương Thư tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống của con người lao động cả về ngoại hình và phẩm chất trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3:
( 6,0 điểm
Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về hình thức:
- Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
+ Về nội dung : 
- Viết đúng chủ đề đoạn văn theo yêu cầu: suy nghĩ về khổ thơ cuối trong bài thơ" Mưa" của Trần Đăng Khoa.
- Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được:
* Nêu khái quát về nội dung của bài thơ: Sự biến đổi của vạn vật trong thiên nhiên bởi cơn mưa rào bất chợt ở làng quê.
*Hình ảnh con người trong bài thơ được hiện lên qua hình ảnh " Bố em đi cày về" xuất hiện ở cuối bài thơ,lớn lao khác thường với một tư thế hiên ngang, kiêu hãnh...
 * Tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha kính yêu của mình
1,0đ
5,0đ
2,0đ
2,0đ
1.0đ
Câu 4
(10 điểm)
  a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm....Có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.
1,0 đ
  b. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau
Mở bài:.
- Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được tham quan vùng sông nước Cà Mau.
Thân bài:
- Tập trung kể và tả các cảnh:
  + Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.
  + Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng  sông nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sông ngòi, dòng sông Năm Căn...
  + Vẻ đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người ở tận cùng phía Nam Tổ quốc.
Kết bài:
- Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau.
9,0 đ
1,đ
 2,0 đ    
 2,0 đ 
 2,0 đ
 1,5đ
Lưu ý:  - Trân trọng những bài viết sáng tạo, cá tính của học sinh
       - Cần vận dụng linh hoạt biểu chấm. Nếu bài làm của học sinh không đảm bảo các ý theo hướng dẫn, kể lan man thì  không cho quá ½ số điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_van_6.doc