Đề kiểm tra môn: Vật lí 10

docx 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: Vật lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: Vật lí 10
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Vật lí 10
Họ và tên:.
Lớp :.
Mã đề: 1
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
B. Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén dễ dàng.
Câu 2: Trong hệ tọa độ (p, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường parabol.	B. Đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
C. Đường hypebol.	D. Đường thẳng cắt trục tọa p tại điểm p=po.
Câu 3: Trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lượng khí xác định tăng 2 lần thì thể tích của chất khí:
A. Giảm 2 lần.	B. Không đổi.
C. Tăng 2 lần.	D. Tăng 4 lần.
Câu 4: Một bình thép chứa khí ở 300K dưới áp suất 6,3.105 Pa. Làm lạnh tới nhiệt độ 200K thì áp suất của chất khí là:
A. 6,8.105Pa.	B. 5,2.105Pa.
C. 2,4.105Pa.	D. 4,2.105Pa.
Câu 5: Điều nào sau đây đúng khi nói về chất rắn?
A. Các phân tử chất rắn ở rất gần nhau.
B. Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
C. Chất rắn không có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D. Các phân tử dao động xung quang các vị trí cân bằng không ổn định.
Câu 6: Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.	B. Đường thẳng song song với trục OV.
C. Đường thẳng song song với trục OT.	D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
Câu 7: Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của chất khí:
A. Tăng 2 lần.	B. Giảm 2 lần.
C. Không đổi.	D. Tăng 4 lần.
Câu 8: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với định luật Bôi-lơ_Ma-ri-ốt?
A. V ~p B. p1V1=p2V2 C.V=1 p. D.p= 1V
Câu 9: Tập hợp của 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định:
A. Áp suất, nhiệt độ, khối khí.	B. Áp suất, thể tích, khối lượng.
C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.	D. Thể tích,áp suất,khối lượng.
Câu 10: Có một lượng khí đựng trong bình kín. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 3 lần, còn nhiệt độ (T) giảm đi một nửa?
A. Áp suất không đổi.	B. Áp suất giảm đi sáu lần.
C. Áp suất tăng gấp bốn lần.	D. Áp suất tăng gấp đôi.
.Hết..
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
ĐỀ KIỂM TRA 15 phút
Môn: Vật lí
Họ và tên:.
Lớp :.
Mã đề: 2
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh.
B. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén dễ dàng.
D. Chất khí có hình dạng và thể tích riêng.
Câu 2: Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng nhiệt?
A. Đường kéo dài đi qua gốc tọa độ. 	B. Đường thẳng song song với trục OT.
C.Đường thẳng song song với trục OV.	D. Đường thẳng cắt trục tọa p tại điểm p=po.
Câu 3: Trong quá trình đẳng tích, nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí lượng khí xác định tăng 2 lần thì thể tích của chất khí:
A. Tăng 2 lần.	B. Giảm 2 lần.	
C. Không đổi.	D. Tăng 4 lần.
Câu 4: Một bình thép chứa khí ở 2270C dưới áp suất 6,3.105 Pa. Làm lạnh tới nhiệt độ 270C thì áp suất của chất khí là:
A. 3,78.105Pa.	B. 3.105Pa.
C. 4,2.105Pa.	D. 2,4.105Pa.	
Câu 5: Điều nào sau đây sai khi nói về chất rắn?
A. Các phân tử dao động xung quang các vị trí cân bằng ổn định.
B. Các phân tử chất rắn ở rất gần nhau.
C. Chất rắn không có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D. Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh.
Câu 6: Trong hệ tọa độ (V, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?
A. Đường thẳng song song với trục OV.	B. Đường hypebol.	
C. Đường thẳng song song với trục OT.	D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.
Câu 7: Trong quá trình đẳng nhiệt, thể tích của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất của chất khí:
A. Tăng 4 lần.	B. Tăng 2 lần.	
C. Giảm 2 lần.	D. Không đổi.	
Câu 8: Hệ thức nào sau đây phù hợp với phương trình trạng thái khí lí tưởng?
A. p.VT=hằng số. B. T.Vp=hằng số. 
 C. p1.V2T1=p2.V1T2. D. p1.V1=p2.V2 . 
Câu 9: Tập hợp của 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định:
A. Áp suất, nhiệt độ,khối khí.	B. Áp suất, thể tích ,khối lượng.
C. Thể tích, áp suất, khối lượng.	C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.	
Câu 10: Có một lượng khí đựng trong bình. Hỏi áp suất của khí sẽ biến đổi thế nào nếu thể tích của bình tăng gấp 2 lần, còn nhiệt độ (T) giảm đi một nửa?
A. Áp suất không đổi.	B. Áp suất tăng gấp bốn lần.	
C. Áp suất giảm đi bốn lần.	D. Áp suất tăng gấp đôi.
.Hết..
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
ĐỀ KIỂM TRA 15 phút
Môn: Vật lí
Họ và tên:.
Lớp :.
Mã đề: 3
Câu 1: Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ_Ma-ri-ốt?
A.p1.V2=p2.V1 . B.pV=hằng số. 
C.p.V=hằng số. D.Vp=hằng số.
Câu 2:Một lượng khí ở nhiệt độ 180C có thể tích 1 m3 và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Tính thể tích khí nén?
A. 0,286 m3. 	B. 0,286 lít.
 C. 0,286 dm3. 	D. 0,286 ml. 
Câu 3:Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Sác- lơ?
A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
B. Thổi không khí vào quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xi lanh kín.
D. Đun nóng khí trong một xi lanh hở.
Câu 3: Trong quá trình nào sau đây, cả ba thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi:
A. Không khí bị nung nóng trong một bình đậy kín.
B. Không khí trong một quả bóng bàn bị một học sinh dung tay bóp bẹp.
C. Không khí trong một xilanh được nung nóng, dãn nở và đẩy pit-tông dịch chuyển.
D. Trong cả ba hiện tượng trên.
Câu 4: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử khí lí tưởng là không đúng?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn.
Câu 5: Một bình kín chứa khí oxi ở 200C áp suất 105 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất trong bình bao nhiêu?
A. 1,068.105Pa.	B. 1.105Pa.
C .4,2.105Pa.	D. 2,4.105Pa.	
Câu 6: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?
A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định.
C. Chuyển động hoàn toàn tự do.
D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Câu 7: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích.	B. Khối lượng	
C. Nhiệt độ.	D. Áp suất.
Câu 7: Trong quá trình đẳng nhiệt, thể tích của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất của chất khí:
A. Tăng 4 lần.	B. Tăng 2 lần.	
C. Giảm 2 lần.	D. Không đổi.	
Câu 8: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105 Pa. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén?
A. 565 K. B. 292 K. 
 C. 400 K. D. 300. 
Câu 9: Thể tích mol của chất khí ở điều kiện chuẩn là bao nhiêu?
A. 0,0224 m3/mol.	B. 0,00224 m3/mol.
C. 2,24 m3/mol.	C. 22,4 m3/mol.	
Câu 10: Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?
B.
p
O
V
p
V
O
C.	D.	
T
O
V
T
p
O
.Hết..
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
ĐỀ KIỂM TRA 15 phút
Môn: Vật lí
Họ và tên:.
Lớp :.
Mã đề: 4
Câu 1: Tìm câu sai trong các câu sau đây:
Số A-vô-ga-đrô là:
A. Số phân tử (hay nguyên tử) có trong 22,4 lít khí ở điều kiện chuẩn.
B. Số phân tử(hay nguyên tử) có trong 1 mol khí.
C. Số phân tử(hay nguyên tử) có trong 1 đơn vị khối lượng khí.
D. Số nguyên tử có trong 12 g cacbon 12.
Câu 2: Khi ta làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng, đại lượng nào sau đây không đổi?
A.nT B.nT
 C.pT D.n.T
(n là số phân tử trong một đơn vị thể tích)
Câu 3: Người ta ghi chép rằng tại cửa sông A-ma-dôn đã tìm thấy một thỏi vàng thiên nhiên có khối lượng 62,3 kg. Hỏi số mol của thỏi vàng này?. Biết khối lượng mol của vàng là 197 g/mol.
A. 316 mol 	B. 416 mol
C. 300 mol 	D. 400 mol
Câu 4: Khi nén đẳng nhiệt thì :
A. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
B. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi.
C. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với áp suất.
D. Cả ba khả năng trên đều không xảy ra..
Câu 5: Trong hê tọa độ (p, T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng nếu kéo dài thì không đi qua gốc tọa độ.
D. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p=p0.
Câu 6: Một bình kín chứa khí oxi ở 200C áp suất 105 Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất trong bình bao nhiêu?
A. 1,068.105Pa.	B.1.105Pa.
C.4,2.105Pa.	D.2,4.105Pa.	
Câu 7: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình chứa.
Câu 8:Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích.	B. Khối lượng	
C. Nhiệt độ.	D. Áp suất.
Câu 9: Trong quá trình đẳng nhiệt, thể tích của một khối lượng khí xác định giảm 4 lần thì áp suất của chất khí:
A.Tăng 4 lần.	B.Tăng 2 lần.	
C.Giảm 2 lần.	D.Không đổi.	
Câu 10: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105 Pa. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén?
A. 565 K B. 292 K 
 C. 400 K D. 300 
.Hết..
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Tài liệu đính kèm:

  • docx15_phut_chat_ran.docx