TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN TỔ HÓA HỌC ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 HKII LƠP 11 NC MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho H=1; C=12, O=16; Br=80; Ag=108 Câu 1: Kết luận nào sau đây đúng A. Anken là các hiđrocacbon trong phân tử có chứa một liên kết đôi C=C B. Ankin là các hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có chứa một liên kết ba C≡C C. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro đều thuộc loại ankađien. D. Hiđrocacbon thơm là những chất hữu cơ trong phân tử có vòng 6 cạnh. Câu 2: Anken X có tỉ khối so với hiđro bằng 28, khi tác dụng với nước (xúc tác axit) thu được ancol có cấu tạo duy nhất. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CHCH2CH3. B. CH2=CH2. C. CH3CH=CHCH3. D. CH2=C(CH3)2. Câu 3: Các chất nào sau đây có thể vừa làm mất màu dung dịch Br2 vừa tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3 trong NH3 A. Metan , etilen , axetilen B. Stiren , axetilen , isopren. C .Axetilen , but-1-in , vinylaxetilen D. Axetilen , but-2-in, phenylaxetilen. Câu 4: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) các chất trong hỗn hợp A lần lượt là: A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,688 lít. B. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít. C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít. D. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít. Câu 5: Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,05 mol vinylaxetilen, 0,15 mol etilen và 0,5 mol hiđro. Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 65/6. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là: A. 0,45 mol. B. 0,55 mol. C. 0,35 mol. D. 0,4 mol. Câu 6: Nhóm chất không tham gia phản ứng trùng hợp là: A. isopren, butađien. B. 1,1,2,2-tetrafloeten, stiren. C. etilen, propilen. D. cumen , toluen. Câu 7: Nung nóng hỗn hợp X gồm ba hiđrocacbon có các công thức tổng quát là CnH2n+2, CmH2m, Cn+m+1H2m (đều là hiđrocacbon mạch hở và ở điều kiện thường đều là chất khí; n, m nguyên dương) và 0,05 mol H2 trong bình kín (xúc tác Ni). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Br2 trong CCl4, thấy có tối đa 12 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Y, thu được a mol CO2 và 0,25 mol H2O. Giá trị của a là A. 0,45. B. 0,30. C. 0,25. D. 0,50. Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankađien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể gồm A. ankan và anken. B. hai anken. C. ankan và ankin. D. ankan và ankađien Câu 9: Cho các phản ứng sau đây( là sản phẩm chính) 1.CH≡CH +2HCl à CH2Cl-CH2Cl 2.Toluen + HNO3 (H2SO4; t0)à m-nitrotoluen + H2O 3.CH2=CH-CH=CH2 + HBr (400C) à CH3-CHBr-CH=CH2 4.CH2=CH2 + H2O (H+, t0)à CH3-CH2OH Số phương trình viết đúng là A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 10: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm sinh ra khí C: Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây? A. CH4, Cl2. B. C2H4, H2S. C. C2H2, CO2 D. C2H2, H2 Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 ankin, đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X thu được 0,11 mol CO2. Cho 0,03 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,02 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Vậy hỗn hợp X gồm A. CH3–C≡CH và CH3–C≡C–CH3 B. HC≡CH và CH3–C≡CH. C. CH3–C≡CH và CH3–C≡C–CH2–CH3 D. CH3–C≡CH và CH3–CH2–C≡CH Câu 12: Với các chất: butan, buta-1,3-dien, propilen, but-2-in, axetilen, metylaxetilen, isobutan, anlen, isobutilen; etylbenzen. Chọn phát biểu đúng về các chất trên: A. Có 7 chất làm mất màu dung dịch KMnO4 (điều kiện thích hợp) B. Có 5 chất làm mất màu nước brom. C. Có 3 chất tác dụng dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt. D. Có 8 chất tham gia phản ứng cộng hidro Câu 13: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được butan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là A. 9. B. 6. C. 8. D. 7. Câu 14: Một hỗn hợp X gồm 2 ankin đồng đẳng kế tiếp nhau. Đem đốt hoàn toàn X thu được 0,7 mol CO2 và 0,5 mol H2O . Công thức phân tử của hai ankin là A. C5H8; C6H10 B. C4H6; C5H8 C. C2H2; C3H4 D. C3H4; C4H6 Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC. Cho 2,24 m3 khí thiên nhiên (ở đktc) dùng điều chế P.V.C. Tính khối lượng P.V.C. điều chế được (biết CH4 chiếm 90% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 70%) A. 3,125kg B. 2,813kg C. 1.969 kg D. 2,188kg Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau: .Vây X1; X2, X3,X4 lần lượt là: A. axetilen; toluen, p-nitrotoluen; 1-Brom-4-nitrotoluen B. axetilen; benzen, nitrobenzen; 1-Brom-3-nitrobenzen C. axetilen; benzen, p-nitrotoluen; 1-Brom-4-nitrobenzen D. axetilen; toluen, p-nitrotoluen; 2-Brom-4-nitrotoluen Câu 17: Từ axetilen, các chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. Tổng số phản ứng ít nhất để có thể điều chế được polibutađien, poli (vinyl clorua) ; polietilen là A. 5. B. 7. C. 8. D. 6 Câu 18: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là A. K2CO3, H2O, MnO2. B. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2. Câu 19: Các nhận định sau đây: 1.Hợp chất C12H20 có chứa vòng benzen 2.Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT 3.Axetilen điều chế từ đất đèn thường có tạp chất ( H2S, NH3) có mùi khó chịu. 4.Liên kết π kém bền hơn liên kết σ Số nhận định đúng là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 20: Đốt cháy hoàn hiđrocacbon X được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75:1. Cho bay hơi hoàn toàn 19,32 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thế tích của 6,72 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X? A. X có thể trùng hợp tạo thành P.S. B. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng. C. X tan tốt trong nước. D. X không làm mất màu dung dịch Br2 nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Câu 21: Khí etilen điều chế bằng cách đun ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170oC bị lẫn tạp chất là SO2. Có thể phát hiện tạp chất này bằng: A. Nước brom B. Cánh hoa hồng. C. Dung dịch KMnO4 D. Dung dịch BaCl2 Câu 22: Cho chất sau có tên gọi là: A. 1,5-đimetylbenzen B. m-xilen C. p-xilen D. o-xilen Câu 23: X và Y là hai hiđrocacbon có công thức phân tử là C5H8.X dùng để tổng hợp cao su isopren.Y có mạch cacbon phân nhánh và tạo kết tủa khi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Trong các phát biểu sau : (1)X và Y là hai đồng đẳng của nhau. (2) Hiđro hóa hoàn toàn ( xt Ni; t0) X, Y đều cho cùng một sản phẩm. (3) X và Y đều làm mất màu dung dịch Brom. (4) X và Y phản ứng với nước ( xt H+, t0) đều tạo ancol. Phát biểu đúng là A. (2) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 24: Sắp xếp các chất sau: C6H5NO2; C6H6; C6H5CH3 theo chiều tăng khả năng thế vào vòng thơm? A. C6H5CH3 ;C6H5NO2; C6H6 B. C6H5NO2; C6H6; C6H5CH3 C. C6H6; C6H5NO2 ;C6H5CH3 D. C6H6; C6H5CH3; C6H5NO2 Câu 25: Chất được dùng trong đèn xì axetilen là A. C2H2. B. C2H4. C. C3H8. D. C4H4. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: