TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 9 CUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2015- 2016 THỜI GIAN 90 PHÚT. I.Ma trận Mức độ Chủ đề/NDCĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Đoc, hiểu Biết tên văn bản. hoàn cảnh sáng tác, người kể, tên nhân vật truyện Câu 1 Hiểu tác dụng của miêu tả trong văn tự sự. Câu 2 Số câu: Số điểm: 1 1,0 1 1,0 2 2,0 Tiếng Việt - Xưng hô trong hội thoại - Phương châm hội thoại - Phép tu từ, từ vựng Nhận rõ các từ ngữ xưng hô, các phương châm hội thoại, và dấu hiệu phep tu từ. Câu 3 Hiểu về phép tu từ trong lời nói. Câu 4 Số câu: Số điểm: 1 2,0 1 1,0 2 3,0 Tập làm văn Văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghệ thuật trong lời kể Kể lại được truyện bằng lời kể của bản thân. Câu 5 Số câu: Số điểm: 1 5,0 1 5,0 Tổng Số câu: Số điểm: Tỷ lệ; 2 3,0 30 2 2,0 20 1 5.0 50 5 10 100 II. Đề bài Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Như vậy đấy, bắt đầu sự thân thiết giữa cô gái và ông già vui tính. - Chúng ta vừa qua Sa Pa , bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi. - Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà họa sĩ hỏi. - Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ? - Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc. - Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì? Nhà họa sĩ phá lên cười: - Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gậm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bật, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẻ hắn. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên! (Theo Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (1,0 điểm): a. Nêu tên văn bản của đoạn trích? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? b. Truyện kể theo lời của ai? Hãy kể tên các nhân vật trong truyện? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chép lại những câu văn tả cảnh và nêu tác dụng của cảnh trong đoạn văn tự sự? Câu 3 (2,0 điểm): a. Hãy nêu dấu hiệu phương hội thoại : phương châm quan hệ và phương châm lịch sự trong đoạn trích? b. Hãy kể tên các tù ngữ dùng xưng hô trong đoạn trích. c. Hãy nêu dấu hiệu của các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong đoạn trích? Câu 4 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra dấu hiệu của phép nói quá trong phần trích sau và nêu tác dụng của phép nói quá đó: “ - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẻ hắn.” Câu 5 (5,0 điểm): Bằng lời kể của bản thân có dùng các yếu tố miêu tả biểu cảm, độc thoại, hãy kể lại nội dung truyện ngắn ‘Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. III. Hướng dẫn chấm Câu 1 (1,0): a (0,5): - Yêu cầu: Nhớ tên văn bản (0,25); Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác (0,25) - Nội dung cần đạt: Đoạn văn trích từ “Lặng lẽ Sa Pa”; Tác giả sang tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả tại Lào Cai. b. (0,5): - Yêu cầu: Nêu được người kể chuyện (0,25); Kể được các nhân vật, kể đủ cả nhân vật xuất hiện trực tiếp và gián tiếp được 0,25 (Tối thiểu kể đựơc 5 tên nhân vật), nếu thiếu 4 tên nhân vật không chấm điểm: - Nội dung gợi ý: Người kể giấu mặt – kể ngôi thứ ba; các nhân vật: Anh thanh niên, Bác lái xe, Ông họa sĩ, Cô kĩ sử trẻ, anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng, Ông kĩ sư vườn ra, anh cán bộ nghiên cứ bản đồ sét, vợ bác lái xe,. + Mức tối đa 1,0 điểm: Đạt các yêu cầu tuyệtđối, viết sạch, đúng chính tả, + Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75 điểm: Chưa đạt tuyệt đối các yêu cầu ở mức tối đa. + Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài. Câu 2 (1,0): - Yêu cầu: Chép lại được đoạn văn tả cảnh (0,25); Nêu được tác dụng dưới dạng câu văn nhiều vế hay doạn văn ngắn có bố cục (0,75) - Nội dung gợi ý: Đoạn (0,25): “Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.” Tác dụng; Bằng vài nét chấm phá điểm xuyết và nghệ thuật nhân hóa, so sánh (0,25).Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Giúp cho văn xuôi truyện ngắn giàu nhịp điệu, mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất (0,5) + Mức tối đa 1,0 điểm: Đạt các yêu cầu tuyệt đối, viết sạch, đúng chính tả, + Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75 điểm: Chưa đạt tuyệt đối các yêu cầu ở mức tối đa. + Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài. Câu 3 (2,0 điểm): a. (0,5) - Yêu cầu: Nêu được dấu hiệu phương châm quan hệ (0,25);Phương châm lịch sự (0,25) b. (0,5): Hệ thống được các từ ngữ xưng hô trong đoạn (0,5) c 1,0): Nêu được các dấu hiệu so sánh (0,5)Nêu được dấu hiệu nhân hóa (0,5). + Mức tối đa 2,0 điểm: Đạt các yêu cầu tuyệt đối, viết sạch, đúng chính tả, + Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75, 1,0, 1,25, 1,5, 1,75 điểm: Chưa đạt tuyệt đối các yêu cầu ở mức tối đa. + Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài. Câu 4 (1,0 điểm) - Yêu cầu: Nêu được dấu hiệu nói quá (0,25): Trình bày tác dụng dưới dạng câu văn nhiều vế hay đoạn văn ngắn (0,75) - Gợi ý: Dấu hiệu nói quá: một trong những người cô độc nhất thế gian; tác dụng: Bác lái xe đã nói quá về mức độ, tính chất về cuộc sống lao động, làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn của nhân vật anh thanh niên, gây chú ý cho người nghe đồng thời thể hiện tình cảm của bác dành cho anh thanh niên. Câu 5 (5,0): * Tiêu chí nội dung truyện: 4,0 điểm. a. Mở bài (0,25): - Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc truyện: - Giới thiệu nội dung chính truyện. + Mức tối đa 0,25 điểm: Viết mở bài đúng yêu cầu. + Mức chưa đạt 0 điểm: Không viết theo yêu cầu mở bài bài văn tự sự. b. Thân bài.(3,5) - Kể về xuất xứ truyện (0,5): Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, nhân vật trong truyện ..: - Kể diễn biến cuộc gặp gỡ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái (0,5); cuộc gặp gỡ của ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên trạm khí tượng (1,0); Kể lại những việc làm, lời nói của nhân vật anh thanh niên về nghề, về cuộc sống (0,5) - Kể chi tiết hoặc nhân vật ấn tượng nhất (0,5): Ví dụ: Có lẽ tôi nhớ nhất câu nói của anh thanh niên: Khi làm việc ta với công việc là hia chứ sao lại một mình,. - Nêu/ Rút ra chủ đề truyện, đánh giá, bình về truyện(0,5): Ví dụ: Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tôi nghĩ, qua truyện tác giả muốn nói với chúng ta: “Trong cái lặng im của Sa Pacó những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Đồng tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người: dù trong hoàn cảnh đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn buồn tẻ khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình. + Mức tối đa 3,5 điểm: Kể đảm bảo nội dung truyện làm nổi bạt chủ đề. + Mức chưa tối đa từ 0,25 đến 3,25 điểm: Tùyvào kết quả từng việc, chi tiết đã được kể để chấm, chấm tới điểm 0,25. + Mức chưa đạt 0 điểm: Không kể được theo yêu cầu, hoặc viết lại truyện của tác giả hoặc bỏ bài. c. Kết bài (0,25 điểm): - Kết thúc thời gian kể. - Mong muốn, liên hệ thực tế về lẽ sống của thanh niên hiện nay. + Mức tối đa 0,25 điểm: Viết kết bài đúng yêu cầu. + Mức chưa đạt 0 điểm: Không viết theo yêu cầu kế bài bài văn tự sự. * Các tiêu chí về kĩ năng, vận dụng 1,0 điểm: Chấm thành một phần riêng sau đó cộng với điểm nội dung, không làm tròn. - Kiểu bài (0,5): Làm đúng kiểu bài tự sự, truyện có bố cục; lời kể, nhân vật, các yếu tố nghệ thuật trong lời kể. Lời kể chân thực, khách quan và cảm xúc. + Mức tối đa 0,5 điểm: Đảm bảo các tiêu chí về kiểu bài. + Mức chưa tối đa 0,25 điểm: Làm đúng kiểu bài, có bố cục rõ ràng, logic. + Mức chưa đạt 0 điểm: Bài làm không đúng kiểu bài. Hoặc chép lại truyện. - Sáng tạo ngôn ngữ (0,25): Sử dụng ngôn ngữ kể linh hoạt, biết tạo lời bình luận, đánh giá về nhân vật hay sự việc truyện + Mức tối đa 0,25 điểm: Phải sáng tạo trong ngôn ngữ, lời kể. + Mức chưa đạt 0 điểm: Ngôn ngữ đơn điệu, vụng về, hoặc kể như tác giả. - Trình tự kể 0,25 điểm: Kể theo trình tự hợp lí (Xuôi hoặc ngược). + Mức tối đa 0,25 điểm: Phải có trình tự kể hợp lí. + Mức chưa đạt 0 điểm: không kể theo trình tự hoặc không kể được truyện.. TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 9 CUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2015- 2016 THỜI GIAN 90 PHÚT. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi “- Chúng ta vừa qua Sa Pa , bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi. - Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà họa sĩ hỏi. - Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ? - Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc. - Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì? Nhà họa sĩ phá lên cười: - Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gậm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bật, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu lèn tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc: - Cái gì thế? Bác lái xe xướng to: - Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẻ hắn. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên! (Theo Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1 (1,0 điểm): a. Nêu tên văn bản của đoạn trích? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? b. Truyện kể theo lời của ai? Hãy kể tên các nhân vật trong truyện? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chép lại những câu văn tả cảnh và nêu tác dụng của cảnh trong đoạn văn tự sự? Câu 3 (2,0 điểm): a. Hãy nêu dấu hiệu phương hội thoại : phương châm quan hệ và phương châm lịch sự trong đoạn trích? b. Hãy kể tên các tù ngữ dùng xưng hô trong đoạn trích. c. Hãy nêu dấu hiệu của các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong đoạn trích? Câu 4 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra dấu hiệu của phép nói quá trong phần trích sau và nêu tác dụng của phép nói quá đó: “ - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẻ hắn.” Câu 5 (5,0 điểm): Bằng lời kể của bản thân có dùng các yếu tố miêu tả biểu cảm, độc thoại, hãy kể lại nội dung truyện ngắn ‘Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thanh Long. --- Hết ----- Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. [] - Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với Bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. [] Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.
Tài liệu đính kèm: