THÔNG TIN ĐỀ THI 1. Tên đề: Đề kiểm tra học kì II 2. Môn: Vật lí 6 3. Người ra đề: Đỗ Hải Dương ĐT: 0169.507.4648 4. Người phản biện: Trương Quang Tiến ĐT: 0977.623.468 5. Người thẩm định: BGH trường THCS Bồ Lý GV: Nguyễn Văn Thuỷ - TT tổ KHTN 6. Đánh giá mức độ: (phần này dành cho phản biện, thẩm định): Mức độ khó: bình thường: khó: rất khó: Mức độ hay, phù hợp: bình thường: hay: rất hay: 7. Ma trận đề: Phần này không bắt buộc chung cho các môn, các bậc học (tổ chuyên môn căn cứ các Mẫu từng môn học, từng bậc học được tập huấn để xây dựng các nội dung sẽ ra trong đề từ đó xây dựng mức độ phù hợp với từng bậc học; từng loại đề kiểm tra thường xuyên hoặc đề dành cho học sinh giỏi Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL 1.Ròng rọc 1 tiết Nêu được công dụng của ròng rọc ( máy cơ đơn giản). Số câu hỏi 1 1 Số điểm 0,4 0,4 (4%) 2. Sự nở vì nhiệt của các chất 3 tiết -Nêu được sự nở vì nhiệt của chất rắn; lỏng; khí - Sắp xếp sự nở vì nhiệt của các chất rắn; lỏng; khí - So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn; lỏng khí với nhau Số câu hỏi 2 Câu 11a 2,5 Số điểm 0,8 1 1,8 (18%) 3. Ứng dụng sự nở vì nhiệt- Nhiệt kế và nhiệt giai 2 tiết - Biết được sự giãn nở vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn - Nhiệt kế cũng là ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất ( chủ yếu chất lỏng) - Đổi nhiệt độ từ độ C sang độ F - Giải thích hiện tượng vật lý liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất( ứng dụng sự nở vì nhiệt) Số câu hỏi 2 Câu 11b Câu 13a 2 Số điểm 0,8 1 1 2,8 (28%) 4. Sự chuyển thể của các chất 4 tiết - Biết được khái niệm sự nóng chảy- sự đông đặc; sự bay hơi- sự ngưng tụ - Nắm được nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất - Hiểu được tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào( một hiện tượng vật lý phụ vào nhiều yếu tố) - Nhận biết 1 số hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến sự chuyển thể của các chất - Qua đường biểu diễn nêu đặc điểm của sự chuyển thể của các chất - Giải thích 1 số hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến sự chuyển thể của các chất Số câu hỏi 2 2 1 1 Câu 13b 6,5 Số điểm 0,8 0,8 1 1 1 3,6(36%) 5. Sự sôi 2 tiết Biết được đặc điểm của sự sôi Số câu hỏi 1 1 Số điểm 0,4 0,4(4%) Tổng số câu 8 2 0,5 1 1,5 1 14 Tổng số điểm 3,2 1,8 3 2 10 Tỉ lệ 32% 18% 30% 20% 100% III.2) Nội dung đề kiểm tra. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TAM ĐẢO TRƯỜNG THCS BỒ LÝ --------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Vật lý 6 (Thời gian làm bài: 45phút không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) Phần I. Trắc nghiệm(4 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Sự nóng chảy là sự chuyển từ: A. Thể lỏng sang thể hơi B. Thể rắn sang thể hơi C. Thể rắn sang thể lỏng D. Thể lỏng sang thể rắn Câu 2. Băng phiến nóng chảy ở: A. 600C B. 800C C. 1000C D. 1200C Câu 3. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là: A. Sự đông đặc B. Sự sôi C. Sự bay hơi D. Sự ngưng tụ Câu 4. Nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi trong nhiệt giai Xenxiut là: A. 00C và 1000C B. 370C và 1000C C. -1000C và 1000C D. 320C và 2120C Câu 5. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 200C B. 350C C. 420C D. 1000C Rượu 58 cm3 Thuỷ ngân 9 cm3 Dầu hoả 55 cm3 Câu 6. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1000cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là: A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa Câu 7. Trong các kết luận sau về sự sôi, kết luận không đúng là: A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì. B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau. Câu 8. Các bình ở hình vẽ bên đều chứa cùng một lượng nước như nhau và được đặt trong cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng? A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất. B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất. C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C nhanh nhất. D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau. Câu 9. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 10. Tác dụng chính của máy cơ đơn giản ( ròng rọc; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng) là: A. Làm việc nhanh hơn B. Đỡ tốn công hơn C. Làm việc dễ dàng hơn D. Làm việc an toàn hơn Phần II. Tự luận (6 điểm) Câu 11. a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. b. Nêu cách đổi nhiệt độ: b1) 250C= 0F b2) 59 0F= ...0C Câu 12. Hãy điền vào cột B quá trình vật lí xảy ra tương ứng với hiện tượng ở cột A dưới đây: Cột A Cột B a. Sương đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm b. Phơi khăn ướt, sau một thời gian khăn khô c. Cục nước đá trong cốc sau một thời gian tan thành nước d. Cho khay nước vào ngăn đá của tủ lạnh, sau một thời gian nước trong khay chuyển thành nước đá Câu 13. Dựa vào các kiến thức vật lý 6 phần nhiệt học đã học hãy giải thích: a) Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng hình lượn sóng mà không làm tôn phẳng? b) Tại sao khi trồng chuối, mía người ta thường phát bớt lá già đi? 0 C A B C D E 100 50 0 -50 . . . Thời gian Câu 14. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi: a. Các đoạn AB; BC; CD; DE ứng với quá trình vật lí nào? b. Trong các đoạn BC; DE nước tồn tại ở những thể nào; nhiệt độ là bao nhiêu? ------------------ Hết----------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: VẬT LÝ 6 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM( 4 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B D A C B A B C C PHẦN II: TỰ LUẬN( 6 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm Câu 11 ( 2đ) a) Giống nhau: Các chất rắn; lỏng; khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi 0,5 Khác nhau: - Các chất rắn; lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau 0,5 b) b1) 250C = 00C + 250C = 320F + ( 25. 1,8)0F = 770F. Vậy 250C = 770F 0,5 b2) 590F = 320F + (590F - 320F) = 00C + . 0C = 00C + 150C Vậy 590F = 150C 0,5 Câu 12 (1đ) a) Sự ngưng tụ 0,25 b) Sự bay hơi 0,25 c) Sự nóng chảy 0,25 d) Sự đông đặc 0,25 Câu 13 ( 2đ) a. - Tấm tôn là chất rắn nên chịu sự nở vì nhiệt. - Do thời tiết lúc nóng; lúc lạnh nên tấm tôn sẽ nở ra hoặc co lại - Vì tấm tôn có dạng lượn sóng nên phần nở ra hay co lại vào đúng những chỗ lượn sóng này nên không ảnh hưởng gì đến vai trò của nó - Do đó tấm tôn có dạng lượn sóng Mỗi ý 0,25đ b. - Trong lá cây thì có chứa nước nên khi trồng cây ( chuối; mía) sẽ xảy ra sự bay hơi của chất lỏng này - Nếu ta không phát bớt lá đi thì diện tích mặt thoáng của lá lớnà sự bay hơi xảy ra nhanh hơn - Mà cây mới trồng nên chưa thể bén rễ do đó chưa thể lấy nước bổ sung cho cây. Mà cây lại mất nước nhiều khi ta không phát bớt lá dẫn đến héo và chết - Do đó ta cần phát bớt lá già đi Mỗi ý 0,25đ Câu 14 ( 1đ) a) - Đoạn AB: Nước đang được tăng nhiệt độ - Đoạn BC: Nước đang nóng chảy - Đoạn CD: Nước đang được tăng nhiệt độ - Đoạn DE: Nước đang sôi Mỗi ý 0,125đ b) - Đoạn BC: Nước tồn tại ở thể rắn + lỏng; nhiệt độ 00C - Đoạn DE: Nước tồn tại cả thể lỏng và hơi; nhiệt độ 1000C Mỗi ý 0,25đ -----------Hết----------
Tài liệu đính kèm: