Đề tham khảo học kỳ II, năm học 2015 – 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 60 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo học kỳ II, năm học 2015 – 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo học kỳ II, năm học 2015 – 2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 60 phút
TRƯỜNG THCS TRUNG HIẾU
ĐỀ THAM KHẢO HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 – 2016
	Môn:	Vật lí 6	
	 Thời gian làm bài: 60	phút
Trắc nghiệm: (3đ)
1. Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về lực và hướng kéo của lực:
A. Ròng rọc động	B. Ròng rọc cố định	C. Palăng	D. Mặt phẳng nghiêng.
2.Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản:
A. Búa nhổ đinh.	B. Kìm điện.	C. Kéo cắt giấy.	D. Con dao thái.
3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên:
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.	 C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chấ khí.	D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
4.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít, cách nào đúng:
A. Khí – Lỏng – Rắn	B. Rắn – Lỏng – Khí.	C. Lỏng – Khí – Rắn. 	D. Rắn – Khí – Lỏng.
5. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là 00C.	C. Nhiệt độ nước đang sôi là 1000C.
B. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 600C.	D. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 370C.
6. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một vật rắn:
A. Khối lượng của vật tăng.	C. Khối lượng riêng của vật giảm.
B. Khối lượng riêng của vật tăng.	D. Khối lượng của vật giảm.
7. Khi nhiệt độ thay đổi các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì:
A. Bê tông, thép không nở vì nhiệt.	C. Bê tông, thép nở vì nhiệt như nhau.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép.	D. Bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép.
8. Tại sao quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ:
A. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng.	C. Vì vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.
B. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt.	D. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng phồng lên.
9. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng như thế nào:
A. Không thay đổi.	B. Giảm dần đi.	C. Khi tăng, khi giảm.	D. Tăng dần lên.
10. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là:
A. Ngưng tụ.	B. Nóng chảy.	C. Đông đặc.	D. Bay hơi.
11. Băng phiến đông đặc ở bao nhiêu độ:
A. 800C	B. 00C	C. 500C	D. 1000C
12.Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đun nhựa đường để trải đường.	B. Thanh gỗ đang cháy. C. Hàn thiếc.	 D. Ngọn nến đang cháy.
Tự luận: (7đ)
Câu 1: (1,75đ) Nhiệt kế là gì? Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có vạch chia độ dưới 350C và trên 420C?
Câu 2: (1,75đ) So sánh sự giống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất: Rắn – Lỏng - Khí.
Câu 3: (1,75đ) Bảng sau ghi lại sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá trong quá trình nóng chảy:
Thời gian(phút)
0
1
2
3
4
5
6
7
Nhiệt độ(0C)
-4
0
0
0
0
2
4
6
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Câu 4: (1,75đ) Thế nào là sự nóng chảy ? Thế nào là sự đông đặc ? Hãy cho biết trong quá trình đúc tượng đồng, những quá trình chuyển thể nào của đồng đã xãy ra ?
Đáp án
Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
D
A
B
C
C
B
A
B
A
B
Tự luận: 
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1,75đ)
- Nhiệt kế : dụng cụ đo nhiệt độ.
- Vì nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người mà nhiệt độ cơ thể người chỉ từ 350C đến 420C.
0,75đ
1đ
2
(1,75đ)
- Giống: đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Khác: 
+ Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
(1,75đ)
- Vẽ đúng trục thời gian, nhiệt độ.
- Chia đúng tỉ lệ.
- Vẽ đúng đường biểu diễn.
0,5đ
0,5đ
0,75đ
4
(1,75đ)
- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy .
- Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. 
- Trong quá trình đúc tượng đồng:
+ Đầu tiên người ta nấu cho đồng nóng chảy ( từ rắn- lỏng )
+ Đỗ đồng lỏng vào khuôn và làm nguội ( từ lỏng- rắn )
+Tức là có: Quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.
0,5đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
GV ra đề
Nguyễn Thái Ngọc

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hk2.Vatli6.doc