Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021
PHÒNG GD &ĐT KRÔNG NĂNG KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021
TRƯỜNG THCS PHÚ XUÂN 	 Môn: Vật lí lớp 6
Thời gian : 45’
I. Phần trắc nghiệm: (5điểm)
Đánh dấu “x” vào ô dưới đáp án mà em cho là đúng nhất.
A
B
C
D
A
B
C
D
1
6
2
7
3
8
4
9
5
10
1. Muốn đứng ở dưới đất để kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng:
 A. một ròng rọc cố định 	 B. một ròng rọc động.
 C. hai ròng rọc động. D. một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
2. Ròng rọc cố định được sử dụng để làm công việc gì sau đây?
Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
3. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
	A. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. 
	B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
	D. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
4. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
	A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
	B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
	D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
5. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
	A. Khối lượng riêng của vật tăng.	
	B. Thể tích của vật tăng.
	C. Khối lượng của vật tăng.	
	D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng	
6. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
	A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.
	B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
	C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
	D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
7. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì
A. khối lượng chất lỏng tăng. B. trọng lượng chất lỏng tăng.
C. khối lượng riêng chất lỏng tăng. D. thể tích chất lỏng tăng.
8.Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì rượu
A. sôi ở nhiệt độ 100oC. B. Động đặc ở nhiệt độ 80oC.
C. sôi ở nhiệt độ 80oC. D. Đông đặc ở nhiệt độ100oC
9. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào nước. 	 B. Đốt một ngọn đèn dầu.
C. Đúc một cái chuông đồng. 	 D. Đốt một ngọn nến. 
10. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào
A. nhiệt độ. B. gió. 
C. thể tích chất lỏng. D. diện tích mặt thoáng . 
II.TỰ LUẬN (5 điểm): Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1(1.25đ): Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ
Xác định đâu là ròng rọc cố định, đâu là ròng rọc động. 
Để kéo quả nặng có trọng lượng P = 20N lên cao bằng 
 hệ thống ròng rọc này thì lực kéo nhỏ nhất là bao nhiêu?
Câu 2: (1.75đ):
Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Người ta dùng một đai tròn bằng sắt để đánh đai cho một bánh gỗ. Tại sao phải nung nóng đai trước khi vào đai?
Câu 3: (1,0 điểm): Dựa vào bảng theo dõi nhiệt độ của nước sau đây
Thời gian(phút)
0
3
6
8
10
12
14
16
Nhiệt độ (0C)
-6
-3
0
0
0
3
6
9
Em hãy cho biết nhiệt độ và thể của nước đá từ phút thứ 0 đến phút thứ 16 .
----------------Hết---------------
 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm khách quan(5đ)
 I. Hãy khoang tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng (5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
A
B
B
C
D
C
B
C
Mỗi câu đúng 0,5đ ( 0,5x10 = 5đ)
Câu 
Trả lời
Điểm
1
a. Ròng rọc cố định là ròng rọc số 1
 Ròng rọc động là ròng rọc số 2
b. Vì hệ thống có 1 ròng rọc động nên lực kéo nhỏ nhất để đưa vật nặng lên cao là: F = P/2 
 = 20/2 =10(N)
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
2
a. - Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi
 - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
 - Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng và chất khí
b. Khi nung nóng, đai sắt nở rộng ra nên vào đai sẽ dể dàng
 Khi nguội đai sắt co lại và siết chặt vào bánh gỗ 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1đ
1đ
3
- Từ phút 0 đến phút thứ 6: Nhiệt độ của nước đá tăng từ -60C đến 00C. Nước đá ở thể rắn.
- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước đá là 00C (không thay đổi). Nước đá nóng chảy, nước đá ở thể rắn và thể lỏng .
- Từ phút 10 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước đá tăng từ 00C đến 90C. Nước đá ở thể lỏng. 
0,5đ
0,5đ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2020 - 2021
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương 2. Nhiệt học
1. Nhận biết sự khác nhau của sự nở vì nhiệt của các chất.
2. Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
3. Nhận biết hiện tượng nóng chảy của các chất.
4. Nhận biết được hiện tượng bay hơi, ngưng tụ. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi.
5. Giải thích được hiện sự nở vì nhiệt của chất rắn đơn giản trong thực tế.
6. Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất. 
7. Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi, sự ngưng tụ của chất lỏng. 
8. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
9. Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế.
10. Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
11. Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
12. Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. Tính toán kính thước khi nở ra vì nhiệt.
TS câu hỏi
4
5
4
13
TS điểm
3,0
3,0
4,0
10,0 
Tỉ lệ
30%
30%
40%
100%
Ngày 28 tháng 4 năm 2021
 Giáo viên ra đề
Trần THị Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2020_2021.doc