PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015 - 2016 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 6 (Đề 2) Thời gian làm bài: 90 phút --------------------------- MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Câu Điểm TN TL TN TL Văn bản Số câu Số điểm 1 1điểm 1 1 Tiếng Việt Số câu Số điểm 1 1điểm 1 1 Văn bản Số câu Số điểm 1 1 điểm 1 1 Tập làm văn Số câu Số điểm 1 1điểm 1 1 Tập làm văn Số câu Số điểm 1 6 điểm 1 6 Tổng cộng Số câu Số điểm 1 1 1 1 10 Tỉ lệ % 10% 10% 60% 20% 100% 100% ĐỀ: I/ PHẦN KIẾN THỨC: (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” Câu 1: (1điểm - Nhận biết). Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? A/ Cây tre Việt Nam – Thép Mới C/ Vượt Thác – Võ Quãng B/ Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi D/ Cô Tô – Nguyễn Tuân Câu 2: (1 điểm – Thông hiểu) Đoạn văn trên dùng phép tu từ gì? Tác dụng trong đoạn văn trên? A/ So sánh B/ Nhân hóa C / Ẩn dụ D/ Hoán dụ Câu 3: (1 điểm – vận dụng thấp) Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt một câu trần thuật đơn? Câu 4: (1 điểm – Nhận biết) Dàn ý bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? II/ PHẦN VẬN DỤNG: (6 điểm) Em hãy tả lại cảnh ở sân trường em vào giờ ra chơi. ---------------------- Hết ---------------------- Hiếu Nghĩa, Ngày 28/3/2016 GVBM TRẦN THỊ PHỈ PHÒNG GD & ĐT VŨNG LIÊM TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ HƯỚNG DẪN CHẤM Đề kiểm tra HK II năm học 2015 - 2016 Môn : Ngữ văn 6 (Đề 2) Câu Nội dung Điểm I/ PHẦN CÂU HỎI: 4 ĐIỂM Câu 1 A (1 điểm) Câu 2 B Tác dụng: Vai trò cây tre trong cuộc sống chiến đấu. (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 3 -Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay nêu lên một ý kiến. - Nếu học sinh đặt đúng câu trần thật đơn đạt điểm tối đa. (0. 5 điểm) (0. 5 điểm) Câu 4 -Dàn ý bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài -Nội dung từng phần: a/ Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. b/ Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. c/ Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh đó. (0.25 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) (0.25 điểm) II/ PHẦN VẬN DỤNG: 6 ĐIỂM A/Mở bài: Giới thiệu cảnh giờ ra chơi ở sân trường thật nhộn nhịp. B/ Thân bài: -Cảnh sân trường trước giờ ra chơi: +Không gian im lặng +Âm thanh: Nghe tiếng giảng bài của giáo viên vang ra, tiếng chim hót. +Hình ảnh: Có một lớp đang học thể dục ở ngoài sân. -Cảnh sân trường trong giờ ra chơi: +Học sinh các lớp ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ. +Không gian ồn ào, tràn ngập tiếng cười của học sinh. +Hoạt động: các bạn mua quà bánh dưới căn tin, đá cầu, đánh banh, nhảy dây,.. -Giờ chơi kết thúc: +Học sinh chạy về lớp +Gương mặt vui tươi, ướt đẫm mồ hôi +Không gian trở lại vắng vẻ C/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về giờ ra chơi đó. *GỢI Ý CHẤM: -Điểm 5-6: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Mắc lỗi diễn đạt hoặc chính tả không đáng kể. Văn viết lưu loát, đúng thể loại, bố cục cân đối, chữ viết rõ ràng. -Điểm 4-4,5: Bài làm đáp ứng 2/3 yêu cầu. Sai vài lỗi diễn đạt, có thể mắc 4,5 lỗi chính tả, diễn đạt khá, văn lưu loát, bố cục cân đối, chữ viết rõ ràng. - Điểm 2-3,5: Bài làm đáp ứng ½ yêu cầu, có thể mắc 5 đến 8 lỗi. Diễn đạt tạm. -Điểm 1: Bài viết kém, mắc nhiều lỗi chính tả. Bố cục không rõ ràng, chưa nắm được phương pháp làm. (1 điểm) (1,5 điểm) (1,5 điểm) (1 điểm) (1 điểm) Hiếu Nghĩa, Ngày 28/3/2016 GV RA ĐÁP ÁN TRẦN THỊ PHỈ PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015 - 2016 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 --------------------------- Câu Nội dung Điểm Câu 1 Kiểu câu và chức năng: a. Câu trần thuật dùng để kể. b. Câu nghi vấn dùng để yêu cầu. (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 2 Những yếu tố khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc: - Nền văn hiến lâu đời - Phong tục tập quán - Lãnh thổ, chủ quyền - Truyền thống lịch sử - Nhân tài hào kiệt (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 3 * Yêu cầu cơ bản về nội dung: - Thực trạng đáng buồn hiện nay: rác thải làm ô nhiễm môi trường. - Nguyên nhân: + Do thói quen xấu đã có từ lâu. + Do người dân chưa có ý thức về hành vi của mình - Hậu quả: + Mất vẻ mĩ quan + Ô nhiễm nguồn nước, không khí + Góp phần phát triển dịch bệnh - Biện pháp: + Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho người dân. + Mỗi người cần có ý thức sửa đổi thói quen xấu của mình... chung tay vì một môi trường xanh, sạch, đẹp. * Yêu cầu cơ bản về hình thức: Có bố cục, liên kết mạch lạc giữa các ý, các phần. (0.25 điểm) (0. 5 điểm) (0.75 điểm) (0. 5 điểm) Câu 4 Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để làm bài. Bài viết thể hiện được sự hiểu biết của mình để làm bài văn nghị luận. Bài viết phải có bố cục rõ ràng và đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy mạch lạc. Bài viết trình bày sạch, đẹp, không mắc lỗi về chính tả, viết câu, diễn đạt, dùng từ. * Bài làm cơ bản đạt những yêu cầu sau: a. Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu tệ nạn cần phải kiên quyết và nhanh chống bài trừ. b. Thân bài: (4.0 điểm) - Giải thích thế nào là tệ nạn xã hội ? - Tác hại của tệ nạn xã hội: + Với bản thân người tham gia vào tệ nạn xã hội. + Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn. + Với xã hội. - Hãy nói không với các tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể. c. Kết bài: Quyết tâm vì một xã hội an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn. * Lưu ý: Tùy theo mức độ học sinh làm bài mà giáo viên cân đối chấm điểm cho phù hợp. (1 điểm) (0.5 điểm) (2.0 điểm) (1.5 điểm) (1 điểm) Hiếu Nghĩa, Ngày 28/3/2016 GVBM TRẦN NGỌC TUYỀN Đề đã thẩm định
Tài liệu đính kèm: