Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Khối 7 thời gian làm bài: 90 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Khối 7 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Khối 7 thời gian làm bài: 90 phút
PGD- ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS HIẾU PHỤNG NĂM HỌC: 2015 - 2016
TỔ: VĂN - CD Môn: Ngữ văn - Khối 7
 Thời gian làm bài: 90 phút
Ma trận đề:
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
vận dụng cao
Tổng cộng
Tiếng Việt
Ý nghĩa của trạng ngữ
Xác định và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu
Biết chuyển câu chủ động thành câu bị động theo hai cách
Số câu
 Số điểm
0.5 câu
 0.5 điểm
0,5 câu
 0,5 điểm
1 câu
 1. 0 điểm
2 câu
 2 điểm
Văn bản
Kể tên hai tác phẩm đã bồi đắp thêm tình cảm gia đình
Hiểu được những công dụng mà văn chương mang lại cho đời sống tâm hồn của con người
- Nắm được thông điệp được gửi gắm qua tác phẩm.
Số câu
 Số điểm
0.5 câu
 0.5điểm
1.5 câu
 1.5 điểm
2 câu
 2 điểm
Tập làm văn
Viết bài văn nghị luận về một câu tục ngữ
Số câu
 Số điểm
1 câu
 6 điểm
1 câu
 6 điểm
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1 
Số điểm: 1.0
20 %
Số câu: 2 
Số điểm: 2.0
10 %
Số câu: 1
Số điểm: 1.0
10 %
Số câu: 1 
Số điểm: 6
60 %
Số câu: 5
Số điểm: 10
= 100 %
*Đề:
Câu 1: (1.0 điểm)
Nêu ý nghĩa của trạng ngữ? Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
 	Để cha mẹ vui lòng, em phải chăm chỉ học tập.
Câu 2: (1.0 điểm)
 	Chuyển câu chủ động dưới đây thành câu bị động theo hai cách khác nhau:
 	Người ta xây ngôi nhà ấy cách đây một tháng.
Câu 3: (1.0 điểm)
Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương” tác giả Hoài Thanh đã cho ta thấy văn chương có những công dụng nào đối với đời sống tâm hồn của con người? Kể tên hai tác phẩm văn chương (đã học) đã giúp em thêm trân trọng tình cảm gia đình hơn.
Câu 4: (1.0 điểm)
 	Tác giả Phạm Văn Đồng muốn gửi gắm điều gì thông qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
Câu 5: Làm văn ( 6 điểm ): 
Mọi người thường nhắc nhở, khuyên nhủ nhau: “Có chí thì nên”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 7
 Câu 1: (1.0 đ)
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc đã nêu trong câu.
- Trạng ngữ: để cha mẹ vui lòng→ mục đích.
Câu 2: (1.0 đ) Chuyển câu chủ động thành câu bị động theo hai cách:
- Cách 1:Ngôi nhà ấy được người ta xây cách đây một tháng.(0.5đ)
- Cách 2: Ngôi nhà ấy xây cách đây một tháng.(0.5đ)
Câu 3: (1.0 đ) 
- Công dụng của văn chương: Gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có.(0.5 điểm)
- Học sinh có thể nêu tên tác phẩm như: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”,... (0.5 điểm)
Câu 4: (1.0 đ) 
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nêu lên bài học về việc học tập, rèn luyện và noi theo tấm gương đạo đức của Bác.
Câu 5: (6.0 đ)
* Các tiêu chí về nội dung bài viết: ( 5 điểm )
A. Mở bài: (0,5 đ) Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí, nghị lực trong cuộc sống và trích dẫn câu tục ngữ.
B. Thân bài: .(4,0 đ)
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: (0,5 đ)
Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống: Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
- Dùng lí lẽ kết hợp với dẫn chứng từ thực tế cuộc sống để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.(3.0 đ)
+ Người không có chí hướng, không có lí tướng, không có lòng kiên trì, nhẫn nại luôn thất bại
(nêu dẫn chứng).
+ Những người có chí, lòng kiên trì đều thành công. (nêu dẫn chứng)
+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).
- Mở rộng vấn đề: Hãy nhắc nhở bản thân biết “đứng lên” sau mỗi lần thất bại (0,5 đ).
C. Kết bài: .(0,5 đ)
Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ.
* Các tiêu chí khác: (1,0 đ)
1. Hình thức (0.5đ)
 Học sinh viết được bài văn với đủ ba phần, các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, mắc một số ít lỗi chính tả.
 2. Sáng tạo: (0.5đ)
Có được quan điểm riêng, hợp lí mang tính cá nhân về tính đúng đắn của câu tục ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI NGỮ VĂN 7 HKII.doc