Đề kiểm tra học kỳ II Môn: Hóa học lớp 9 (có đáp án)

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1324Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II Môn: Hóa học lớp 9 (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II Môn: Hóa học lớp 9 (có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016
Họ và tên: ................................................... Môn: Hóa học lớp 9
SBD: .....................................	 	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,5 điểm):
	a. Viết các phương trình hóa học xãy ra khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp: 
C2H4; C2H2; C3H8 
b. Hoàn thành các phản ứng sau: (Ghi rõ điều kiện nếu có)
	CH3COOH + Na2CO3 ? + ? + ?
	CH3COOH + Fe3O4 	 ? + ? + ?
C6H12O6 + Ag2O ? + ? 
	C2H5OH + Na 	 ? + ? 
	(RCOO)3C3H5 + NaOH ? + ? 
	Câu 2 (3,0 điểm):
 	a. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (Ghi rõ điều kiện nếu có):
 	CO2	 (1) (C6H10O5)n (2) C6H12O6 	 (3) C2H5OH (4) CH3COOH
 	 (5) (CH3COO)2Ba (6) CH3COOH
	b. Nêu cách phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
	Rượu etilic, axit axetic, saccarozơ (Viết PT hóa học nếu có)
	Câu 3 (2,5 điểm): 
Một dung dịch axit axetic có C% = 10%. Lấy 300gam dung dịch axit này tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 2M tạo ra dung dịch A.
	a. Viết phương trình phản ứng ? Dung dịch A có tính axit hay bazơ ?
	b. Tính nồng độ phần trăm các chất tan có trong dung dịch A. Biết rằng 	dung dịch NaOH 2M có d = 1,2g/ml
	Câu 4 (1,0 điểm): 
Cho x mol chất béo (C17H35 COO)3 C3H5 tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 46g rượu glixerol. Xác định giá trị của x.
 	HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: HÓA HỌC 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,5đ)
a. Viết và cân bằng đúng 3 phản ứng đốt cháy được điểm tối đa (1đ)
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
C3H8 + 5O2 3CO2 + 4H2O 
b. Hoàn thành đúng 5 phương trình, mỗi phương trình được 0,5 điểm
2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2 + H2O
8CH3COOH + Fe3O4 2(CH3COO)3Fe + (CH3COO)2Fe + 4H2O
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
(1đ)
(5 x 0,5 = 2,5đ)
2
(3đ)
a. Viết và cân bằng đúng ( có điều kiện) theo sơ đồ chuyển hóa 6 phương trình, mỗi phương trình được 0,25 điểm.
b. Phân biệt được mỗi chất (0,5đ)
+ Phân biệt dd axit axetic bằng quỳ tím chuyển thành màu đỏ
+ Phân biệt được scarozơ bằng Cu(OH)2 dd tạo thành có màu xanh.
+ Phân biệt C2H5OH bằng kim loại Na dư. Có bọt khí sủi lên.
 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
(6 x 0,25 = 1,5đ)
(1,5đ)
3
(2,5đ)
a. Viết đúng phương trình phản ứng được (0,5 điểm)
CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O (1)
 0,5 (mol) 0,5 (mol) 0,5 (mol) 0,5 (mol)
nNaOH = 0,6 (mol) 
nCH3COOH = 0,5 (mol)
Theo phương trình số mol NaOH bằng số mol CH3COOH (tỉ lệ 1:1)
Mặt khác nNaOH = 0,6 > 0,5 = nCH3COOH
 Vậy sau phản ứng NaOH còn dư: 
nNaOH dư = 0,6 - 0,5 = 0,1 (mol)
Vậy dd A có tính bazơ 
Học sinh tính được số mol; làm đúng tất cả các trường hợp được điểm tối đa(1đ)
m(dd A) = m(dd axit) + m(dd NaOH) = 660g
vậy C% (CH3COONa) = (0,5 x 82 x 100) : 660 = 6,21%
C% (NaOH dư) = (0,1 x 40 x 100) : 660 = 0,6%
(0,5đ)
(1đ)
(1đ)
4
(1đ)
Tính được số mol: nC3H5 (OH)3 = 0,5 (mol)
Hoàn thành đúng phản ứng:
(C17H35COO)3 C3H5 + 3NaOH 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
 0,5 (mol) 0,5 (mol)
Vậy x = 0,5 (mol)
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK_II.doc