SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KHỐI LỚP : 10 -----oOo----- Thời gian làm bài : 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (không kể thời gian phát đề) Câu 1: ( 3 điểm) 1- Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau đây, ghi rõ điều kiện nếu có: a- KMnO4 → Cl2 b- FeS2 → SO2 c- Cl2 → KClO3 d- Fe → Fe2 (SO4)3 2- Viết 2 phương trình hóa học chứng minh SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Ghi rõ sự thay đổi số oxi hóa. Câu 2: ( 1 điểm) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học minh họa cho thí nghiệm: Cho khí O3 vào dung dịch KI, rồi thêm tiếp vài giọt hồ tinh bột. Câu 3: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch sau đây chứa trong các lọ mất nhãn, viết phương trình hóa học nếu có: NaCl, NaNO3, Na2SO4 và Na2CO3 Câu 4: ( 1 điểm) Dùng 6,5g muối ăn chứa 90% NaCl phản ứng với H2SO4 đặc( có đun nóng ) để điều chế khí hidro clorua với hiệu suất phản ứng bằng 80% . Tính VHCl ( đkc ) thu được Câu 5: (3 điểm) Cho m(g) bột Mg và MgCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 6,72 lít hỗn hợp khí X ( đkc ) . Dẫn khí X vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì tạo được 15g kết tủa . Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.. Cho : Mg = 24; Na= 23; Ca = 40; S = 32 ; Cl =35,5 ; C = 12 ; O = 16 ------HẾT------ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU HÓA 10 – NĂM HỌC 2014 – 2015 Câu t0 Nội dung Điểm Câu 1: 3 điểm t0 1. a- 2 KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5 Cl2 + 8H2O 1000C b- 4FeS2 + 11O2 → 8 SO2 + 2Fe2O3 t0 c- 3Cl2 + 6 KOH → 5KCl + KClO3 + 3 H2O Xt,t0 +6 +4 d- 2Fe + 6H2SO4 ( đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 0 +4 2. Chứng minh SO2 Có tính khử: 2 SO2 + O2 → 2 SO3 Chứng minh SO2 có tính oxi hóa : 2H2S + SO2 → 3S + H2O Chú ý Thiếu điều kiện, cân bằng : trừ ½ điểm số của PỨ Ở câu 2, HS có thể lấy bất kỳ ví dụ nào, nếu đúng đều cho trọn điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Cầu 2: 1 điểm Cho O3 vào dung dịch KI, rồi thêm tiếp vài giọt hồ tinh bột, ta thấy: Hiện tượng: lúc đầu dung dịch có màu vàng nâu Cho hồ tinh bột vào, có màu xanh đặc trưng. Giải thích: lúc đầu O3 oxi hóa KI không màu thành I2 tan vào dung dịch có màu vàng nâu. I2 gặp hồ tinh bột tạo phức chất có màu xanh đặc trưng Phương trình hóa học: O3 + 2KI + H2O → I2 + 2KOH + O2 Chú ý: Nêu hiện tượng hoặc giải thích chỉ nêu được 1 ý : cho 0,25đ Phương trình hóa học thiếu cân bằng trừ ½ điểm số phản ứng. 0,375đ 0,375đ 0,25đ Câu 3: 2 điểm * Dùng dung dịch axit: mâu thử có sủi bọt khí là Na2CO3 Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O * Dùng dung dịch BaCl2: mẫu thử có kết tủa trắng là Na2SO4 Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓ * Dùng dung dịch AgNO3: Mẫu thử có kết tủa trắng là NaCl Mẫu thử không phản ứng là NaNO3 NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 Chú ý: Làm không rõ ràng, từ chỗ không rõ ràng trở xuống không chấm Viết thiếu cân bằng, thiếu hiện tượng, trừ ½ điểm số của PỨ. 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4: 1 điểm Số mol NaCl : 6,5 x90100x58,5=0,1 mol 2NaCl + H2SO4 → 2HCl + Na2SO4 0,1 → 0,1 Thể tích khí HCl thu được : 0,1x 22,4x 80 : 100 = 1,792 lít 0,25đ 0,5đ 0,25đ Câu 5: 3 điểm Phương trinh hóa học: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 x → x MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O y → y CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O y y hệ phương trình : x + y = 6,72: 22,4 = 0,3 (1) y = 15 : 100 = 0,15 (2) → x = 0,15 m = (24 + 84) 0,15 = 16,2 gam Thành phần phần trăm: % Mg = 22,22% %MgCO3 = 77,78% Chú ý: HS có thể theo cách khác, đúng vẫn hưởng trọn điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ ----HẾT----
Tài liệu đính kèm: