Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý - Lớp 9 thời gian làm bài: 45 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1260Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý - Lớp 9 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý - Lớp 9 thời gian làm bài: 45 phút
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG
Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (1,5 điểm)
	a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải?	
	b) Áp dụng: Xác định các từ cực
 của ống dây ở hình vẽ bên
Câu 2: (1,5 điểm)
Nêu cấu tạo, cách làm tăng lực từ của nam châm điện ?. 
Câu 3: (3,0 điểm) 
A +
- B
R1
R2
Có hai điện trở R1 = 4, R2 = 6 được mắc vào giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V (hình vẽ)
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c) Mắc thêm điện trở R3 = 3,6 nối tiếp với 
đoạn mạch gồm hai điện trở trên. Tính cường 
độ dòng điện qua R3.
Câu 4: (4,0 điểm)
Một bóng đèn có ghi 100V – 20W được mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 220V.
a) Giải thích ý nghĩa các con số ghi trên bóng đèn?
b) Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường. 
c) Tính điện năng mà bóng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày), mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ khi bóng được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức.
d) Để đèn sáng bình thường thì biến trở phải có giá trị điện trở là bao nhiêu?
----------- Hết ---------
HƯỚNG DẪN CHẤM KT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
 Môn: Vật Lý – Lớp 9
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
(1,5đ)
a) Phát biểu quy tắc
1,0
b) Xác định đúng đầu B là từ cực Bắc (N) của ống dây
0,5
Câu 2
(1,5đ)
* Cấu tạo: Gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non 
* Cách làm tăng lực từ : Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây; tăng số vòng dây của ống dây. 
1,0
0,5
Câu 3
(3,0đ)
a) Tính : 
1,0
b) Cường độ dòng điện qua R1 là: I1 = U/R1 = 3 (A) 
 Cường độ dòng điện qua R2 là: I2 = U/R2 = 2 (A)
0,5
0,5
c) Mắc thêm điện trở R3 = 12 nối tiếp với hai điện trở trên. Điện trở tương đương của đoạn mạch khi đó là:
 R’tđ = R12 + R3= 2,4 + 3,6= 6 ()	
Cường độ dòng điện qua R3 là: I3 = I = U/ R’tđ = 2 (A) 
0,5
0,25
0,25
Câu 4
(4,0đ)
a) 100V: là hiệu điện thế định mức của bóng đèn
 20W: là công suất định mức của bóng đèn
Điều đó có nghĩa: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 100V thì công suất tiêu thu của bóng đèn là 20W.
0,25
0,25
0,5
b) Cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường.
	I = Iđm = Pđm/Uđm = 0,2 A	
1,0
c) Điện năng của đèn tiêu thụ trong 1 tháng:
	A = P. t = 2,4 KW.h (P= Pđm)
1,0
d) Hiệu điện thế hai đầu biến trở khi đèn sáng bình thường
	Ub = U - Uđ = 120 V	
Điện trở của biến trở để đèn sáng bình thường
Vì Đ mắc nối tiếp với biến trở nên: Ib = Iđ = 0,2A
 Rb = Ub/Ib = 600	
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_HKI_ly_9_1516.doc