Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh hoc – lớp 7 thời gian: 45 phút

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh hoc – lớp 7 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Sinh hoc – lớp 7 thời gian: 45 phút
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS NTMK MÔN: SINH HOC – LỚP 7
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:..
Số báo danh:
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Gồm 01 trang.
I. Phần trắc nghiệm : (4 điểm)
Hãy chọn một trong các chũ cái A, B, C, D cho ý trả lời đúng.
Câu 1. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ?
A. Thủy tức 	B. Sứa 	C. San hô 	D. Hải quỳ 
 Câu 2. Đặc điểm chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. 
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng.
D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào.
Câu 3. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng :
A. Giúp giun đũa không bị loài khác tấn công 
B. Giúp cho giun sống được ngoài cơ thể 
C. Giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá trong ruột non nguời 
D. Giúp giun đũa dễ di chuyển 
Câu 4. Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ:
A. Mặt bụng 	B. Bên hông 	C. Mặt lưng 	D. Lưng bụng đều được
Câu 5. Vỏ trai được hình thành từ:
 	A. Lớp sừng 	B. Bờ vạt áo 	C. Thân trai 	D. Chân trai
Câu6. Đôi kìm của nhện có tác dụng:
A. Chăn tơ	B. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi
C. Đưa mồi vào miệng	D. Cơ quan xúc giác, khứu giác
Câu 7. . Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ:
A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ
C. Nhện, châu chấu, ruồi D. Bọ ngựa, ve bò, ong
Câu 8. Bóng hơi cá chép có chức năng:
 	A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.	C. Giúp cá rẽ phải , trái.	
B. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã. D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
II. Phần tự luận : (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tác hại của giun đũa đối với con người và cách phòng chống?
Câu 2: (2 điểm) Nêu vai trò thực tiển của ngành chân khớp?
Câu 3: (2 điểm) Trình bày đặc điểm chung của thân mềm ?
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS NTMK KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 7
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
Gồm có 01 trang
I. Phần trắc nghiệm :(4 Đ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
C
B
B
A
A
II. Phần tự luận :
Câu 1 :(2đ)	
-Tác hại của giun đũa: Gây đau bụng, làm tắc ruột và tắc ống mật. (1điểm)
-Biện pháp phòng chống : Cần ăn uống vệ sinh, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, bảo quản thực phẩm chu đáo, trừ diệt triệt để ruồi nhặng, tẩy giun định kỳ, kết hợp với vệ sinh xã hội ở cộng đồng. (1điểm)
Câu 2 : Vai trò của ngành chân khớp :
*Có ích : (1,25đ)
Cung cấp thực phẩm cho con người. 
Làm thuốc chữa bệnh .
Thụ phấn cho cây trồng . 
Làm thức ăn cho động vật khác.
* Có hại : (0,75đ)
- Gây hại cây trồng .
- Gây hại đồ gỗ, tàu thuyền, công trình xây dựng.
- Là động vật trung gian truyền bệnh. 
Câu 3 : (2 đ)
Thân mềm, không phân đốt (0,5đ)
Có vỏ đá vôi ( 0,25đ)
Có khoang áo phát triển (0,5đ)
 Hệ tiêu hóa phân hóa (0,25đ)
Cơ quan di chuyển thường đơn giản (trừ mực và bạch tuộc) 0,5đ
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_ky_I.doc