PHÒNG GD&ĐT PHÚ NHUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ A: Câu 1: (2đ) Trình bày đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh. Câu 2: (2đ) Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các chân khớp khác? Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường? Câu 3: (2đ) Trình bày vai trò của ngành thân mềm. Câu 4: (2đ) Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người. Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? Câu 5: (2đ) Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan. Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Giáo viên ra đề Nguyễn Hữu Thành ĐÁP ÁN ĐỀ A CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI THANG ĐIỂM 1 - Cơ thể có kích thước hiển vi - Chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống - Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi * Một số ĐVNS gây bệnh ở người: - Trùng kiết lị: bào xác qua đường tiêu hóa gây bệnh kiết lị. - Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu. - Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở Châu Phi 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2 - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng + Đầu có một đôi râu + Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh + Có vỏ bọc cứng bằng kitin - Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại - Bảo vệ sâu bọ có ích - Dùng biện pháp vật lí,cơ giới để diệt sâu bọ 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 3 Lợi ích: - Làm thực phẩm cho người - Làm thức ăn cho động vật - Làm đồ trang sức, trang trí - Có giá trị xuất khẩu - Làm sạch môi trường nước Tác hại: - Có hại cho cây trồng - Là vật chủ trung gian truyền bệnh 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 4 * Tác hại: - Lấy dinh dưỡng - Gây tắc ruột, ống mật - Tiết độc tố gây hại cho người * Tỉ lệ mắc giun đũa cao vì: - Nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh - Ruồi, nhặng nhiều.. - Trình độ vệ sinh công cộng thấp. - Tưới rau bằng phân tươi, ăn rau sống 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 5 - Trâu, bò → trứng sán → ấu trùng → ốc → ấu trùng có đuôi → môi trường nước → kết kén → bám vào rau, bèo → trâu, bò - Trứng sán phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ và đẻ nhiều trứng - Trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì: - Làm việc trong môi trường ngập nước, có nhiều ốc là vật chủ trung gian truyền bệnh - Ăn cây cỏ ven bờ ao, bờ ruộng (có nhiều kén sán), ít được ăn thức ăn tinh chế 0.75 0.5 0.25 0.25 0.25 CỘNG 10
Tài liệu đính kèm: