Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 - Năm học: 2014 - 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 - Năm học: 2014 - 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 - Năm học: 2014 - 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn:Ngữ văn 9- Năm học: 2014 - 2015
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút(không kể thời gian phát đề)
Phần I: (6 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 
 “ Quê hương anh nước mặn, đồng chua
 Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.
 Anh với tôi đôi người xa lạ.
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
 Đồng chí!” 
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1)
 Câu 1(2 điểm):
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?(1 điểm) 
Qua khổ thơ trên, em thấy tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào? (1 điểm ) 
 Câu 2(1 điểm): Xác định hai từ mượn có trong khổ thơ và cho biết các từ mượn đó có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?
 Câu 3(3 điểm): Tình đồng đội, đồng chí trong đoạn thơ trên có thể xem là một tình bạn thật đẹp trong chiến đấu. Trong cuộc đời học sinh cũng có thật nhiều tình bạn đẹp như thế. Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.
 Phần II: (4 điểm)
 Em hãy đóng vai người lính trong bài thơ “Đồng Chí” để kể lại những kỷ niệm gắn bó keo sơn, những chia sẻ ngọt bùi của những người lính trong chiến đấu để tạo nên chiến công vẻ vang cho tổ quốc.
	HẾT
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Môn: Ngữ văn 9 – Năm học 2014-2015
Phần I (6 điểm):
 Câu 1: ( 2 điểm )
 a.	Học sinh trả lời đúng các ý sau:
 -	Đoạn thơ trên trích từ văn bản: “Đồng Chí”: 0,5 đ
 -	Tác giả: Chính Hữu 0,5 đ
 b.	Học sinh trả lời đúng các ý sau và diễn đạt thành câu hoàn chỉnh: 1 điểm
 -	Cùng chung cảnh ngộ
 -	Chung một lý tưởng chiến đấu
 + Nếu học sinh trả lời bằng cách gạch đầu dòng, mỗi ý đúng: 0,25 điểm.
 Câu 2: ( 1 điểm ) Học sinh chỉ ra được:
 -	Hai từ mượn: đồng chí, tri kỷ: 0,5 điểm
 -	Nguồn gốc: Tiếng Hán( gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt): 0,5 điểm
 Câu 3: ( 3 điểm )
Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh viết được một bài văn nghị luận hoàn chỉnh: 
 + Bài văn có bố cục rõ ràng.
	 + Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng có tính thuyết phục. 
	 + Lời văn thể hiện được cái tôi cá nhân trong suy nghĩ nhưng cũng không quá cực đoan, không sáo rỗng.
 + Sai không quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt hay lỗi ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung: (Giáo viên có thể tùy theo cách trình bày suy nghĩ của học sinh mà cho điểm, đây chỉ là một vài gợi ý về nội dung)
Giải thích về tình bạn: Tình bạn là một tình cảm xuất phát từ những người có cùng quan điểm, sở thích, cách sống
Giá trị của tình bạn:
- Tình bạn chân thật sẽ đem đến cho ta niềm vui, sự cảm thông và chia sẻ.
	 - Tình bạn sẽ nâng ta dậy khi ta vấp ngã, an ủi khi ta khổ đau và không quay lưng khi tất cả đều bỏ ta đi.
	 - Tình bạn chân thực sẽ trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa khi ta quỵ ngã
	 - Tình bạn không vụ lợi, biết cho hơn là nhận, biết quan tâm bạn như chính bản thân mình.
 * Suy ngẫm rút ra bài học cho bản thân: làm sao để có và giữ được một tình bạn đẹp.
 Cho điểm:
 - Mức tối đa: Học sinh đảm bảo các gợi ý về kỹ năng và nội dung từ mức độ khá trở lên, chữ viết sạch sẽ, lập luận lưu loát , trôi chảy, bố cục rõ ràng, mạch lạc: 2,5 - 3 điểm
 - Mức độ đạt: Học sinh đảm bảo cơ bản các gợi ý về kỹ năng và nội dung (50%); đáp ứng đúng yêu cầu thể loại nghị luận, có bố cục: 1,5 – 2 điểm.
	- Mức độ chưa đạt: học sinh có được một số ý cơ bản nhưng không có bố cục rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả: 0,5- 1 điểm.
 - Học sinh không làm bài: 0 điểm.
 Phần II: ( 4 điểm )
 1. Yêu cầu kỹ năng:
 - Xác đinh được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng ( đóng vai nhân vật, có yếu tố miêu tả, nghị luận).
	- Xác định được ngôi kể là ngôi thứ nhất: xưng “tôi”.
	- Xây dựng được một bài văn theo bố cục 3 phần.
	- Lời kể chân thành, giàu tình cảm; miêu tả được vẻ đẹp lạc quan của những người lính trong chiến đấu; khắc họa được nội tâm nhân vật bằng yếu tố độc thoại.
 2. Yêu cầu về nội dung:
	- Học sinh có thể kể từ cảnh ngộ những người nông dân thành những người lính
	 + Làng quê nghèo, bị tàn phá bởi súng đạn quân thù.
	 + Ra đi bỏ lại làng quê yêu dấu; quyết chiến đấu để giành lại bình yên, no ấm cho làng quê, cho đất nước.
	 + Cùng chung lý tưởng, hoàn cảnh nên thân thiết.
 - Cuộc sống của những người nông dân khi trở thành những người lính cùng chiến đấu, cùng nhiệm vụ
 +Thân thiết, chia sẻ khi vui buồn, đau yếu.
	 + Sẵn sàng hỗ trợ nhau, hy sinh cho nhau.
	 + Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng nhân vật (qua việc miêu tả nội tâm trực tiếp) hay miêu tả hành vi, nét mặt, trang phục ( miêu tả nội tâm gián tiếp)
 - Kể lại một kỷ niệm có ấn tượng sâu sắc(cuộc phục kích giặc trong một đêm trăng, một trận đánh cam go vào sinh ra tử cùng nhau) nhằm khắc họa rõ nét chân dung những những người lính đồng cam cộng khổ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 * Cho điểm:
	 - Mức tối đa: Học sinh đảm bảo các gợi ý về kỹ năng và nội dung từ mức độ khá trở lên, chữ viết sạch sẽ, lời kể lưu loát , trôi chảy, bố cục rõ ràng, mạch lạc: 3-4 điểm
	 - Mức độ đạt: Học sinh đảm bảo cơ bản các gợi ý về kỹ năng và nội dung (50%); đáp ứng đúng yêu cầu thể loại tự sự, có bố cục: 2- 3,5 điểm.
	- Mức độ chưa đạt: học sinh có được một số ý cơ bản nhưng không có bố cục rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả: 0,5 – 1,5 điểm.
 - Học sinh để giấy trắng: 0 điểm.
 *Lưu ý: 
 - Hướng dẫn chấm là những gợi ý trả lời. Khi chấm bài giáo viên linh hoạt, không nhất thiết theo trình tự các ý trong hướng dẫn; chú ý các bài làm mang tính sáng tạo dựa trên nội dung cơ bản được giáo viên truyền thụ trong quá trình giảng dạy.
 - Giáo viên chú ý kỹ năng phân tích đề, vận dụng kiến thức đã học thể hiện qua cách diễn đạt, tránh khuôn mẫu.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9.doc