Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9

docx 5 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 831Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9
ĐỀ KIỂM TRA
Môn Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp.()
(Theo Bùi Xuân Lộc - Trích Lớn lên trong trái tim của mẹ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2005).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Nêu các ý chính của câu chuyện?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nghĩa tượng trưng của hai hình ảnh: hạt cát và chất dẻo.
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai.”
Câu 5. Câu chuyện trên gửi đến cho anh (chị) thông điệp gì trong cuộc sống?
II. Làm văn.(7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ câu văn  “Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp” trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Hãy chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó.
Câu 2. (5,0 điểm) Hãy kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu bằng lời văn của em.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2. Các ý chính của câu chuyện:
- Con Trai rất đau đớn khi một hạt cát lọt vào cơ thể.
- Không thể đưa được hạt cát ra ngoài, nó đành tiết ra một chất dẻo bao quanh hạt cát.
- Cuối cùng con Trai đã biến hạt cát thành viên ngọc trai tuyệt đẹp.
Câu 3. Nghĩa tượng trưng của 2 hình ảnh:
- Hạt cát: Những nghịch cảnh, khó khăn, rủi ro mà con người có thể gặp trong cuộc sống.
- Chất dẻo: Cách ứng phó, khắc phục để vượt qua những rủi ro, trở ngại.
Câu 4. Biện pháp tu từ nhân hóa
Câu 5. Câu chuyện trên gửi đến người đọc thông điệp:
- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, trở ngại, những việc bất thường. Vì vậy, khi đứng trước khó khăn, mỗi người phải biết đối mặt, tìm cách khắc phục để có được sự thành công.
Câu 1. NLXH
Yêu cầu về hình thức:
– Viết đúng 1 đoạn văn, khoảng 200 chữ.
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích:
– Câu chuyện là bài học về thái độ sống tích cực: có ý chí, có bản lĩnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
– Ý kiến trên khuyên chúng ta phải biết vượt qua và chiến thắng nghịch cảnh.
2. Phân tích:
* Vì sao phải chủ động đón nhận nghịch cảnh và chiến thắng nó?
– Những khó khăn, trở ngại là một phần của cuộc sống. Dù muốn hay không con người cũng phải đối mặt.
– Bất kỳ ai muốn đi đến thành công, muốn đạt được những thành quả tốt đẹp  đều phải nỗ lực hết mình, kiên trì chống chọi với nghịch cảnh và chiến thắng nó.
– Vượt qua nghịch cảnh và chiến thắng nó, con người sẽ trưởng thành hơn, và sống có ý nghĩa hơn.
* Dẫn chứng: Ngắn gọn, phù hợp
3. Bàn luận:
–  Phê phán một số người sống thụ động, hèn nhát, không có ý chí, bản lĩnh để đối mặt với khó khăn.
– Liên hệ bản thân:
+ Nhận thức: Hiểu ý nghĩa, giá trị giáo dục từ câu chuyện; lời khuyên tích cực của câu nói
+ Hành động: Không ngừng học tập để nâng cao tri thức, linh hoạt, nhạy bén đối phó với những khó khăn , nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra; rèn luyện ý chí, nghị lực, bản lĩnh để chiến thắng nghịch cảnh.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu 
Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng: Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tam mươi tư tuổi như ta, sống đơn độc trong căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận. (Sức mạnh của một bức thư cảm ơn, Theo Internet 
Câu 1. (0,5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản trên. 
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản đã cho. 
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ẩn dụ sử dụng trong câu văn: “Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.” 
Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất em đón nhận qua đoạn trích là gì? Hãy cho biết vì sao em lại lựa chọn thông điệp ấy. 
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) Từ tinh thần đoạn trích ở phần Đọc - hiểu đã cho, hãy viết một đoạn văn theo kiểu diễn dịch (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Câu 2. (5,0 điểm) Đóng vai Trương Sinh, kể lại nội dung Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. 
1. Phương thức biểu đạt: Tự sự, Biểu cảm
2. Nội dung: Câu chuyện nói về lòng biết ơn của người học trò-Giáo sư William L.Stidger với người giáo viên của mình. Từ đó đề cao giá trị của lòng biết ơn
3. Ẩn dụ: sưởi ấm trái tim già nua cô đơn 
Tác dụng:
- Làm cho lời văn thêm sinh động, cách diễn đạt trở nên sâu sắc, tăng sức gợi hình ảnh
- Chính lòng biết ơn của người học trò đã làm cho người giáo viên cảm động, khiến người giáo viên cảm nhận được sự yêu thương.
4. Thông điệp: Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận.
Vì:
- Nó cho ta thấy được giá trị của lòng biết ơn
- Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất cao đẹp
- Nó giúp con người ta cảm thấy minh sống một cách ý nghĩa
- Nó là cầu nối cho sự yêu thương, thể hiện tấm lòng quý trọng của mình cho người đã có công giúp đỡ mình
5.
Sống trong xã hội ta phải có lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cần thiết và quan trọng của con người. Vậy lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là sự cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác. Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa. Mỗi lần chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn. Biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức của mỗi người. Nó sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn. Cho ta thêm hiểu về giá trị cuộc sống, bồi dưỡng nhân cách của ta. Lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn kết tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người có thái độ và hành động vô ơn, bội bạc. Họ sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Những hành vi này đều đáng bị lên án và phản ánh. Hiểu được thực trạng đáng buồn ấy, chúng ta càng cần phải có lòng biết ơn. Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
ĐỀ KIỂM TRA
Môn Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Vị khách tốt bụng
"Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó.
Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão: “Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không?”
Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích.
Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh.”
Nói đoạn, cậu ấy lấy ra một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng nói cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cảm ơn anh!”
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?
Câu 2: Tìm lời dẫn trong văn bản và cho biết lời dẫn theo cách nào?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản trên.
Câu 4: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9.docx