Đề kiểm tra học kỳ I - Lớp 12 môn: Sinh học – chương trình chuẩn

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1141Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Lớp 12 môn: Sinh học – chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Lớp 12 môn: Sinh học – chương trình chuẩn
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 12
TRƯỜNG THPT THOẠI NGỌC HẦU	Môn: SINH HỌC – Chương Trình Chuẩn
 	Ngày kiểm tra: /12/2015
( Đề thi có 04 trang)	 	Thời gian làm bài: 45 phút (30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi: Đề gốc
Họ và tên thí sinh:	
Số báo danh (Lớp) .
(Lưu ý: Bảng điền câu trả lời sau câu 30)
Câu 1: Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây? 
A. Lai hữu tính. 	B. Gây đột biến nhân tạo. 
C. Công nghệ gen. 	D. Công nghệ tế bào.
Câu 2: Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước sau: 
(1) Tạo dòng thuần chủng. 
(2) Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. 
(3) Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 
Trình tự đúng của các bước trong quy trình này là: 
A. (1) → (3) → (2).	B. (1) → (2) → (3).	C. (2) → (1) → (3).	D. (2) → (3) → (1).
Câu 3: Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là
A. ADN polimeraza và ARN polimeraza.
B. rectritaza và ligaza.
C. ADN polimeraza và ligaza.
D. enzim tháo xoắn và enzim cắt mạch.
Câu 4: Cho các thông tin:
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp.
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.
(3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng.
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là:
A. (1), (2), (3). 	B. (1), (3), (4). 	C. (1), (2), (4). 	D. (2), (3), (4).
Câu 5: Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương pháp:
Phương pháp
Ứng dụng
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
a. Tạo giống lai khác loài
2. Cấy truyền phôi ở động vật
b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng
hợp tử tất cả các cặp gen
3. Dung hợp tế bào trần
c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống
nhau
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?
A. 1b, 2c, 3a.	B. 1a, 2b, 3c.	C. 1b, 2a, 3c.	D. 1c, 2a, 3b.
Câu 6: Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người: 
(1) Bệnh phêninkêto niệu. 
(2) Hội chứng Đao. 
(3) Hội chứng Tơcnơ. 
(4) Bệnh máu khó đông. 
Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gen là 
A. (3) và (4). 	B. (2) và (3). 	C. (1) và (2). 	D. (1) và (4).
Câu 7: Bệnh ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh
A. không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B. có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
C. không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u
D. có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u
Câu 8: Liệu pháp gen là
A. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị ĐB
B. việc thay thế gen đột biến gây bệnh bằng “gen lành”.
C. kỹ thuật loại bỏ “gen bệnh” (gen đột biến). 
D. kỹ thuật phá hủy gen đột biến gây bệnh.
Câu 9: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường? 
A. Hội chứng Đao và hội chứng Tơcnơ. 	B. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphentơ. 
C. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt. 	D. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ.
Câu 10: Cho những ví dụ sau: 
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. 
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. 
(3) Mang cá và mang tôm. 
(4) Chi trước của thú và tay người. 
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là 
A. (1) và (2). 	B. (1) và (3). 	C. (2) và (4). 	D. (1) và (4).
Câu 11: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình: 
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. 
B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. 
Câu 12: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. 
B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới. 
D. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
Câu 13: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? 
A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. 	B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. 
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. 	D. Đột biến và di - nhập gen.
Câu 14: Để phân biệt các loài thân thuộc có thể sử dụng đặc điểm 
A. hình thái, sinh lí, hóa sinh. 
B. địa lí, sinh thái, cách li sinh sản
C. hình thái, sinh lí, hóa sinh, địa lí, sinh thái hoặc cách li sinh sản tùy nhóm sinh vật. 
D. cách li sinh sản là chủ yếu.
Câu 15: Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? 
A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản. 
B. Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản. 
C. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể. 
D. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không giao phối với nhau.
Câu 16: Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với những loại cây nào sau đây? 
A. Điều, đậu tương. 	B. Cà phê, ngô. 	C. Nho, dưa hấu. 	D. Lúa, lạc.
Câu 17: Cho các thành tựu sau: 
(1) Tạo cừu Dolli. 
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội. 
(3) Tạo giống bông kháng sâu hại. 
(4) Tạo chuột bạch có gen chuột cống. 
Các thành tựu được tạo ra bằng công nghệ gen là 
A. (1) và (2). 	B. (3) và (4). 	C. (1), (3) và (4). 	D. (2), (3) và (4).
Câu 18: Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại?
A. Bệnh Đao.	B. Bệnh Tơcnơ.	C. Bệnh Patau.	D. Bệnh Claiphentơ.
Câu 19: Ở người xét các bệnh và hội chứng sau:
(1) bệnh ung thư máu.	(2) bệnh máu khó đông.
(3) hội chứng Đao.	(4) hội chứng Claiphentơ.
(5) bệnh bạch tạng.	(6) bệnh mù màu.
Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?
A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 4.
Câu 20: Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 được phát sinh do sự kết hợp giữa
A. một giao tử (n + 1) có 2 NST số 21 và một giao tử (n) có 1 NST số 21.
B. một giao tử (n + 1) có 2 NST số 21 và một giao tử (n + 1) có 2 NST số 21.
C. một giao tử (n + 1) có 2 NST số 23 và một giao tử (n + 1) có 2 NST số 19.
D. một giao tử (n + 1) có 2 NST số 23 và một giao tử (n) có 1 NST số 23.
Câu 21: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho nhau. Đây là ví dụ về 
A. cách li tập tính. 	B. cách li cơ học. 
C. cách li nơi ở. 	D. cách li thời gian. 
Câu 22: Ví dụ nào sau đây thể hiện sự cách li thời gian giữa 2 loài thân thuộc?
A. 1 loài chỉ có ở Việt Nam và 1 loài chỉ có ở Ấn Độ. 
B. 1 loài hoạt động ngày còn 1 loài hoạt động đêm.
C. 1 loài chỉ giao phối dưới nước còn 1 loài chỉ giao phối trên cạn. 
D. 1 loài chỉ ăn động vật còn 1 loài chỉ ăn thực vật.
Câu 23: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. (2), (4). 	B. (2), (3). 	C. (1), (4). 	D. (1), (3).
Câu 24: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về đột biến gen là:
A. (2) và (5).	B. (1) và (3).	C. (1) và (4).	D. (3) và (4).
Câu 25: Gen A có 3700 liên kết hiđrô. Gen A bị đột biến thành gen a có 3697 liên kết hiđrô. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
A. Thay thế 1 cặp A – T thành G – X.	B. Thay thế 1 cặp G – X thành A – T.
C. Mất 1 cặp A – T.	D. Mất 1 cặp G – X.
Câu 26: Cho một quần thể xuất phát như sau: P: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Tần số tương đối A, a của P là:
A. A = 0,91; a = 0,09.	B. A = 0,49; a = 0,09.
C. A = 0,7; a = 0,3.	D. A = 0,3; a = 0,7.
Câu 27: Cho thành phần kiểu gen của một số quần thể ngẫu phối sau: 
1. 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa = 1. 
2. 0,64AA + 0,30Aa + 0,06aa = 1 
3. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1. 
4. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. 
Có bao nhiêu quần thể cân bằng di truyền? 
A. 4. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 3. 
Câu 28: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ cho kiểu hình aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ là:
A. 1/8.	B. 1/16.	C. 1/32.	D. 1/64.
Câu 29: Tỉ lệ của mỗi giao tử được tạo từ kiểu gen với cặp gen Dd hoán vị gen với tần số là 10%:
A. 45% ABD, 45% abd, 5% Abd, 5% aBD.
B. 45% ABD, 45% abd, 5% ABd, 5% abD.
C. 45% ABD, 45% aBD, 5% Abd, 5% abd.
D. 45% Abd, 45% aBD, 5% ABD, 5% abd.
Câu 30: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0 ≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F3 của quần thể là:
A. cây hoa tím : cây hoa trắng.
B. cây hoa tím : cây hoa trắng.
C. cây hoa tím : cây hoa trắng.
D. cây hoa tím : cây hoa trắng.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN:
Lưu ý: Ghi chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng vào ô trống tương ứng với từng câu hỏi.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • dochki hc_1.doc