Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ DỰ BỊ
PHÒNG GD&ĐT .............................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
------------------------
ĐỀ BÀI:
Câu 1 (2 điểm).
 Cho đoạn thơ sau:
	Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Xác định từ láy và biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? 
3. Đoạn thơ gợi tả cảnh gì? Cảnh ấy được thu nhận bằng giác quan nào là chính?
Câu 2 (3 điểm). 
 Tuổi trẻ học đường hãy góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Câu 3 (5 điểm).
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
---------------Hết---------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:.....
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2.....
PHÒNG GD&ĐT .......................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn Ngữ văn 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Yêu cầu
Điểm
1
(2 điểm)
a. Đoạn thơ trên nằm trong văn bản Sang thu 
của Hữu Thỉnh 
0,25
0,25
b. - Từ láy: dềnh dàng (0,25đ), vội vã (0,25đ).
 - Nhân hoá (0,25đ).
 - Phép đối (0,25đ)
c. - Đoạn thơ gợi tả cảnh giao mùa từ hạ sang thu (hoặc cảnh sang thu) (0,25đ).
 - Cảnh được cảm nhận chủ yếu qua thị giác. (0,25)
2
(3 điểm)
A.Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về thực trạng vi phạm an toàn giao thông đáng báo động hiện nay ở các địa phương, trong đó, lỗi vi phạm của học sinh chiếm tỉ lệ không nhỏ, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau:
 I. Mở bài: 
 Nêu vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ học đường hãy góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
 II.Thân bài:
 1. Giải thích: tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra trong quá trình điều khiển các phương tiện giao thông.
 2. Nêu thực trạng: Điểm qua tình trạng vi phạm an toàn giao thông dẫn đến việc xảy ra tai nạn giao thông cho mọi người, trong đó có học sinh. Tình trạng này hiện nay đã đến hồi báo động.
 3. Nguyên nhân: Nêu và phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan. 
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
- Chủ quan: 
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
 4. Hậu quả: 
+ Sức khoẻ: để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân (tai biến, sống thực vật..)
+ Kinh tế: Phương tiện bị hư tổn, tiền điều trị, nạn nhân là những người trong độ tuổi lao động, là trụ cột gia đình
+ Tinh thần: bản thân người mang thương tật: chán nản, bi quan, tuyệt vọng, nhận thấy mình là gánh nặng gđ; gây đau đớn, cho người thân và xã hội 
 5. Giải pháp khắc phục: Dựa vào các nguyên nhân đề ra cách khắc phục hợp lí.
 III. Kết bài: Lời kêu gọi, lời khẳng định, bài học.
 (Thí sinh có thể thể hiện phần kết bài dưới nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:
 - Lời tự nhủ đối với bản thân: học tập, tìm hiểu, chấp hành luật giao thông
 - Lời kêu gọi, lời vận động gia đình, bạn bè trong nhà trường, mọi người ngoài xã hội chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.)
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
3
(5 điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
+ Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài –Thân bài - Kết bài
+ Hiểu được nội dung của vấn đề nghị luận: vẻ đẹp trong tâm hồn và phẩm chất của nhân vật Phương Định
+ Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi.
0,5
B. Yêu cầu về kiến thức
a) Mở bài: 
- Giới thiệu về Lê Minh Khuê và tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi": 
- Giới thiệu về nhân vật chính của truyện: Phương Định, với những nét đẹp về tâm hồn và tính cách.
0,5
b) Thân bài
- Giới thiêu chung về Phương Định và hoàn cảnh sống, chiến đấu của cô (là con gái Hà Nội, tình nguyện vào chiến trường; ở nơi trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ, công việc vô cùng nguy hiểm.)
0,5
- Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất
+ Tâm hồn trong sáng, mộng mơ và sự hồn nhiên, ngây thơ cô thích làm đẹp cho mình, hay ngắm mình trong gương, đầy cảm xúc trong trận mưa đá
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời: Thích hát
+ Tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó nồng ấm: Phương Định luôn quan tâm đến đồng chí, đồng đội, lo lắng, sốt ruột khi Nho và chị Thao lên cao điểm chưa về, luôn có cái nhìn trìu mến đầy yêu thương với bạn bè, chăm sóc tận tình khi Nho bị thương; cô rất yêu mến cảm phục tất cả những người mà cô gặp hằng đêm trên đường họ ra trận.
+ Có lý tưởng, có tinh thần dũng cảm, thái độ tự tin bình tĩnh vượt lên mọi nguy hiểm trong công việc : tình nguyện vào chiến trường; chạy trên cao điểm cả ban ngày, luôn bình tĩnh, tự tin trong khi làm nhiệm vụ, nghĩ đến trách nhiệm nhiều hơn cả sinh mạng của mình
2,5
Đánh giá khái quát về nhân vật:
+ Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn được đặt vào nhân vật chính nên dễ dàng đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật.
+ Truyện làm nổi bật Phương Định- cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ. Những phẩm chất của Phương Định cũng là vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ VN thời kháng chiến chống Mĩ
0,5
c. Kết bài
- Cảm nghĩ chung về Phương Định
- Liên hệ thực tế bản thân
0,5
Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt...

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK_II_NGU_VAN_9_HAY_PHU_HOP_VOI_HS.doc