Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2015 – 2016 môn: Vật lý – Lớp 10 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2015 – 2016 môn: Vật lý – Lớp 10 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2015 – 2016 môn: Vật lý – Lớp 10 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT
 TRẠI CAU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Vật Lý – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Trắc nghiệm (5 điểm)
Chú ý: Học sinh kẻ bảng sau vào bài kiểm tra, chọn một đáp án đúng, trả lời phần trắc nghiệm theo mẫu:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Một toa tàu có khối lượng tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo 
F = 6.104 N. Xác định hệ số ma sát giữa toa tàu và mặt đường ?
A. μ= 0,075	B. μ= 75
C. μ= 0,75	D. μ= 7,5 
Trong chuyển động thẳng đều phát biểu nào sau đây không đúng.
A. Vận tốc của vật luôn luôn không đổi theo thời gian.
B. vận tốc ban đầu của vật bằng vận tốc của vật tại thời điểm t bất kì.
C. Vận tốc trung bình của vật bằng với vận tốc tức thời tại mọi thời điểm.
D. Vận tốc của vật có thể giảm dần hoặc tăng dần theo thời gian
Trong chuyển động biến đổi đều biểu thức nào sau đây không đúng.
A. at=v- v0 	B. S=v0t+12at2 
C. S = vt 	D. S=v2 - v022a
Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì động cơ ngừng hoạt động. Kể từ lúc động cơ ngừng hoạt động xe đi được quãng đường 10 m rồi dừng hẳn. Gia tốc của xe trên quãng đường 10 m là.
A. a = 5 m/s2 	B. Không xác định được 
C. a = - 2,5 m/s2 	D. a = - 5 m/s2 
Một vật rơi tự do ở độ cao 45 m, lấy g = 10 m/s2. Hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
A. v = 10 m/s	B. v = 20 m/s 	
C. v = 30 m/s 	D. v = 40 m/s
Vật chịu tác dụng của hai lực F1 và F2, góc tạo bởi F1 và F2 bằng 180o. Vector lực tổng hợp tác dụng lên vật có độ lớn.
A. F=F1+F2 	B. F=F1-F2 
C. F=F12+F22 	D. F=2F1cos180
Khối lượng của vật không có tính chất nào sau đây.
A. Là đại lượng vô hướng 	B. Luôn dương 
C. Thay đổi theo vị trí 	D. Có tính chất cộng 
Một xe máy đang chạy với vận tốc 5 m/s thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn thì đi được quãng đường 12,5 m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ tại vị trí bắt đầu hãm phanh. Gia tốc của xe là:
	A. a = - 1m/s2 	 B. a = 2m/s2
	C. a = 1 m/s2	 	D. a = - 2m/s2
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, sau 5 s thì dừng lại hẳn. quãng đường đoàn tàu chạy sau 3 s từ lúc hãm phanh là:
A. S = 25 m. 	B. S = 52,2 m. 	
C. S = 75,6 m. 	D. S = 21 m. 
Một ôtô chuyển động với vận tốc 36km/h. Ôtô đi được 10s thì đạt tốc độ 54km/h. Gia tốc của ôtô là ?
A. a = 1 m/s2. 	B. a = 2 m/s2. 	
C. a = 1,5 m/s2. 	D. a = 0,5 m/s2. 
TỰ LUẬN (5 điểm)
Một vật có khối lượng 500g, chuyển động trên mặt bàn nằm ngang từ điểm A với vận tốc ban đầu bằng 3,6 km/h. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,02. Lấy g =10 m/s2.
Tính quãng đường và vận tốc của vật tại thời điểm t = 1s. (1 điểm)
Vật có rơi khỏi bàn không? Tính thời gian từ lúc vật rời khỏi bàn tới khi chạm đất? và khoảng cách từ mép bàn tới điểm rơi? Biết bàn cao 0,45m và khoảng cách từ A tới mép bàn là 2,1m.(2 điểm)
Lúc 7 giờ hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h và của xe đi từ B là 28 km/h.
a. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau ? (1 điểm)
b. Hai xe cách nhau 32 km lúc mấy giờ ? (1 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
D
C
B
C
A
B
D
Tự luận (5 điểm)
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1 
Tóm tắt: m = 500 g = 0,5 kg; µ = 0,2; vo = 3,6 km/h = 1 m/s; g = 10 m/s2
t1 = 1s; S = ?, v = ?
vo
SA = 2,1 m, h = 0,45 m
tcđ = ? L = ?
 Giải
Các lực tác dụng vào vật là:
N, P và Fms
Theo định luật II Niuton ta có:
N + P + Fms = ma. (1)
Chọn hệ tạo độ Oxy và chiều dương như hình vẽ. 
Chiếu 1 lên phương Oy ta có: N – P = 0 => N = P = m.g (2)
Chiếu 1 lên phương Ox ta có: – Fms = ma1 (3)
Ta có Fms = µ.N = µ.m.g thay vào 3 ta có F1 – µ.m.g = ma (4)
=> a = – µ.g = - 0,2 m/s2
Quãng đường mà vật đi được trong 1s là: S = vo.t + 0,5a.t2 = 0,9 m
Vận tốc của vật tại thời điểm t = 1s là: v = vo + a.t = 0,8 m/s
Vận tốc của vật ở mép bàn là: v'=2aSA+vo2 = 0,4 m/s
Vì vận tốc của vật ở mép bàn lớn hơn không nên vật sẽ rơi khỏi bàn và chuyển động ném ngang.
Vận tốc của vật ở mép bàn chính bằng vận tốc ban đầu của vật khi chuyển động ném ngang từ mép bàn xuống đất: v01=v'=0,4 m/s
Thời gian vật rơi từ mép bàn xuống đất là tcđ=2hg=0,09 s
Khoảng cách từ điểm rơi tới mép bàn chính bằng tầm xa của vật:
L=v012hg=0,036 m
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2 
Chọn trục Ox trùng đoạn thẳng AB.
Chọn gốc tọa độ tại điểm A.
Chọn gốc thời gian lúc 7 giờ, chiều dương là chiều chuyển động của vật A.
Phương trình chuyển động của hai vật có dạng: x = ± xo ± v (t ± to).
Đối với xe xuất phát ở A ta có: xA = vAt = 36t (km)
Đối với xe suất phát ở B ta có: xB = x0b – vbt (km) => xB = 96 – 28t (km)
Khi hai xe gặp nhau ta có: xA = xB ó 36t = 96 – 28t
 t = 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
xA = 36t = 54 km
Vậy hai xe gặp nhau lúc 8 giờ 30 phút, vị trí gặp nhau cách A 54 km.
Hai xe cách nhau 36 km khi |xA - xB| = 32
Trường hợp 1: xA – xB = - 32 ó 36t – 96 + 28t = - 32 
 => t = 1 giờ
Trường hợp 2: xA – xB = 16 ó 36t – 96 + 28t = 32 
 => t = 2 giờ
Vậy hai xe cách nhau 32 km vào lúc 8 giờ và 9 giờ.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docđề kiểm tra học kì 1-2.doc