Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Sinh học lớp: 9

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1056Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Sinh học lớp: 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Sinh học lớp: 9
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU
TRƯỜNG THCS NTMK	
	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2015 - 2016
	 MÔN: SINH HỌC. LỚP: 9
	 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ, tên thí sinh:.
Số báo danh:
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Gồm có 02 trang.
I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) cho ý trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Khi cho hai cây cà chua thuần chủng: quả đỏ x quả vàng. F1 thu toàn quả đỏ. cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được:
A. Toàn quả đỏ.	 C. 1 quả đỏ: 1 quả vàng.	
B. Toàn quả vàng.	 D.	3 quả đỏ: 1 quả vàng.
Câu 2: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại diễn ra ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu	 C. Kì sau.	
B. Kì giữa.	 D.	Kì cuối.
Câu 3: Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
A. 2	 B.	4 C. 8 D. 16
Câu 4: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?
Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.
Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
Sự tạo thành hợp tử.
Câu 5: Từ tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra mấy tinh trùng?
	A. 1 tinh trùng B. 2 tinh trùng C. 3 tinh trùng D. 4 tinh trùng
Câu 6: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:
Mạch 1 : - A – T – G – X – T – X– G-
Mạch 2 : - T – A – X – G – A – G – X -
Trình tự các mạch đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 sẽ là:
A. - A – T – G – X – T – X – G - 	C. - A – U – G – X – T – X – G - 
B. - A – U – G – X – U – X – G - D. - U – A – X – G – A – G – X -
Câu 7: Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm là:
	A. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 axit amin. 
B. Cứ 1 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.
C. Cứ 2 nuclêôtit ứng với 1 axit amin.
D. Cứ 3 nuclêôtit ứng với 3 axit amin.
Câu 8: Trong bộ NST của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng NST ở cặp số 21 là bao nhiêu?
	A. 1 Nhiễm sắc thể C. 3 Nhiễm sắc thể 
B. 2 Nhiễm sắc thể D. 4 Nhiễm sắc thể 
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Cho hai giống đậu thân cao và thân thấp thuần chủng lai với nhau thì F1 người ta thu được 100% đậu thân cao. Khi cho lai các cây ở F1 với nhau thì tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào?(2 điểm)
Câu 2: So sánh sự khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng giữa ADN và ARN.(2 điểm) 
Câu 3: Đột biến gen là gì ? Gồm những dạng nào? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen?(2 điểm) 
---------HẾT--------
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU
TRƯỜNG THCS NTMK
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2015 - 2016
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 9
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
Gồm 02 trang
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
C
C
D
B
A
C
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Vì ở F1 thu toàn là đậu thân cao, cho nên đậu thân cao là tính trạng trội, còn thân thấp là tính trạng lặn.( 0,5 đ)
- Quy ước gen: (0,25 đ)
	+ Gọi gen A quy định tính trạng thân cao.
	+ Gen a quy định tính trạng thân thấp
- Kiểu gen của các cây đậu: (0,25 đ)
+ Cây đậu thân cao thuần chủng có kiểu gen: AA.
+ Cây đậu thân thấp thuần chủng có kiểu gen: aa.
- Sơ đồ lai: (1 đ)
Pt/c: AA (thân cao) x aa (thân thấp)
Gp: A a
F1: Aa( 100% thân cao) (0,5 đ)
F1 x F1: Aa(thân cao) x Aa(thân cao)
GF1: A, a A, a
F2: AA, Aa, Aa, aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp (0,5 đ)
Câu 2: Sự khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng giữa ADN và ARN( 2 điểm)
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN
(1 đ)
- Là một chuỗi xoắn kép
- Gồm 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X
- Lưu giữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền.
ARN
(1 đ)
- Là một chuỗi xoắn đơn
- Gồm 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X
- mARN truyền đạt thông tin di truyền
- tARN vận chuyển axit amin.
- rARN tham gia cấu trúc ribôxôm
Câu 3: ( 2 điểm) 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.( 1 đ)
- Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit.(0,5 đ)
- Nguyên nhân phát sinh đột biến gen: Là do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. (0,5 đ)
-------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_ky_I.doc