ĐỀ KIỂM TRA HKII ( THAM KHẢO ) Mơn: Sinh học 8 Năm học: 2015 -2016 . I. TRẮC NGHIỆM: Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất. (3 điểm) Câu 1: Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể là chức năng của: A. Tiểu não. B. Não trung gian. C. Trụ não. D. Đại não. Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: A. Thận, cầu thận, bóng đái. B. Thận, ống dẫn tiểu, bóng đái, ống đái. C. Thận, ống thận, bóng đái. D. Thận, ống đái, bóng đái. Câu 3: Dây thần kinh tủy gồm có: A. 31 đôi. B. 32 đôi. C. 33 đôi. D. 34 đôi. Câu 4: Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ: A. Giao cảm và đối giao cảm. B. Linh cảm và đối linh cảm. C. Mẫn cảm và lãnh cảm. D. Đồng cảm và dị cảm. Câu 5: Các hình thức luyện tập da: A. Tắm nắng càng lâu càng tốt, xoa bóp. B. Tập thể thao buổi trưa, xoa bóp. C. Tập chạy buổi sáng, xoa bóp. D. Lao động chân tay, tắm nước lạnh. Câu 6: Tai có cấu tạo gồm: A. Vành tai, ống tai. B. Tai giữa, vành tai. C. Tai ngoài, tai giữa, tai trong. D. Ống tai, tai giữa. Câu 7: Da có cấu tạo gồm các lớp: A. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da. B. Lớp biểu bì, lớp bì, lớp tế bào sống. C. Lớp biểu bì, lớp sừng, lớp mỡ dưới da. D. Lớp biểu bì, lớp mô, lớp mỡ dưới da. Câu 8: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn: A. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp. B. Hấp thụ lại, bài tiết C. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại D. Bài tiết và hấp thụ lại Câu 9: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện: A. Trời lạnh người run cầm cập. B. Lỗ đồng tử của mắt co lại khi có ánh sáng chiếu vào. C. Cơ thể tiết mồ hôi khi trời nắng nóng.D. Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ. Câu 10: Chất xám của đại não( vỏ não) có chức năng: A. Điều khiển hoạt động các cơ quan. B. Dẫn truyền xung thần kinh. C. Nối các căn cứ trong tủy sống với nhau. D. Là trung khu các phản xạ có điều kiện. Câu 11: Da sạch có khả năng diệt khuẩn: A. 75% B. 85% C. 95% D. 90% Câu 12: Mắt cận thị khi nhìn một vật thì ảnh của vật xuất hiện ở: A. Điểm vàng. B. Màng lưới. C. Phía trước màng lưới. D. Phía sau màng lưới. II. TỰ LUẬN: (7 điểm ) Câu 1: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? (2đ) Câu 2: Nêu các thói quen khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? (2đ) Câu 3: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? (1.5đ) Câu 4: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? (1.5đ) Hướng dẫn chấm: I/ Phần trắc nghiệm: 3đ (mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B A A C C A A D D B C II/ Phần tự luận: Câu 1: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: HS nêu đúng khái niệm PXKĐK, cho vd (1đ) HS nêu đúng khái niệm PXCĐK, cho vd (1đ) Câu 2: Nêu các thói quen khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: Giữ VS cho tồn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. (1đ) Khẩu phần ăn hợp lý (0,5đ) Đi tiểu đúng lúc (0,5đ) Câu 3: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, (0,75đ) - Là phương tiện giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm. (0,75đ) Câu 4 Các biện pháp giữ vệ sinh hệ thần kinh: ( Học sinh viết đúng 3 trong 4 ý dưới đây đạt 1.5điểm) - Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày đầy đủ để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. - Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. - Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh phiền muộn, lo âu. - Không dùng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh (như: rượu, thuốc lá, ma túy).
Tài liệu đính kèm: