Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12 - Năm học 2018-2019

pdf 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 429Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học 12 - Năm học 2018-2019
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TỈNH ĐỒNG NAI 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, năm học 2018 - 2019 
MÔN SINH HỌC 12. 
Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) 
Mã đề thi: 008 
Link video giải: https://youtu.be/zDJ0XvFjF0w 
Họ, tên thí sinh:..................................................... Số báo danh:............ 
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu) 
Câu 81: Hãy sắp xếp các giai đoạn sau theo trình tự đúng về quá trình hình thành quần thể sinh vật? 
I. Các cá thể thích nghi với điều kiện sống mới. 
II. Các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái. 
III. Một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới. 
IV. Hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. 
 A. III IIIIV. B. I I III IV. C.III I II IV. D.I II III IV. 
Câu 82: Đại địa chất nào sau đây đôi khi còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát? 
A. Đại Tân sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Cổ sinh. D.Đại Trung sinh. 
Câu 83: Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và 
các tế bào sống đầu tiên gọi là 
A. tiến hóa hóa học. B. tiến hóa sinh học. C. tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa tiền hóa học. 
Câu 84: Khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật gọi 
Là: 
A. khoảng cực thuận. B. giới hạn sinh thái. C. khoảng thuận lợi. D. khoảng chống chịu. 
Câu 85: Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm : 
A. cơ thể thực vật và môi trường. B. quần thể sinh vật và sinh cảnh. 
C. cá thể động vật và môi trường. D. quần xã sinh vật và sinh cảnh. 
Câu 86: Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác 
định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất gọi là : 
A. sinh quyển. B. quần thể sinh vật. C.quần xã sinh vật. D. hệ sinh thái. 
Câu 87: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ 
A. hỗ trợ hoặc đối kháng B. hỗ trợ hoặc hợp tác. 
C. hỗ trợ hoặc hội sinh. D.hỗ trợ hoặc cạnh tranh. 
Câu 88: Nhân tố nào sau đây được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái vô sinh? 
A. Thực vật. B. Nhiệt độ. C. Vi sinh vật. D. Con người. 
Câu 89: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối 
với nhau. Đây là dạng cách li 
A. nơi ở. B cơ học. C. tập tính. D. thời gian. 
Câu 90: Các cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại, 
các cơ quan này có thể thực hiện những chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan 
A. khác nguồn. B. cùng chức. C.tương đồng. D. tương tự. 
Câu 91: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể là : 
 A. tỉ lệ giới tính của quần thể. B. kích thước của quần thể. 
C. tháp tuổi của quần thể. D. mật độ cá thể của quần thể. 
Câu 92: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể là 
 A. kích thước của quần thể B.Mật độ cá thể của quần thể 
C. sự tăng trưởng của quần thể. D. tỉ lệ giới tính của quần thể. 
Câu 93 Nếu nguồn sống bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng 
A. đường cong chữ S. B. tăng dần đều. C. giảm dần đều. D. đường cong chữ J. 
Câu 94: Hiểu biết về diễn thế sinh thái sẽ giúp con người 
A. xây dựng kế hoạch bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên. 
B. phân bố lại các quần xã sinh vật trong không gian cho phù hợp. 
C. biết được sự biến đổi của khí hậu như mưa, bão, hạn hán, núi lửa. 
D. khai thác triệt để tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
Câu 95: Đacuyn đã giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới dựa vào cơ chế tiến hóa chính là 
A. biến dị di truyền. B, chọn lọc nhân tạo. C. chọn lọc tự nhiên. D. biến dị tổ hợp. 
Câu 96: Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng 
là ứng dụng hiểu biết về mối quan hệ nào sau đây giữa các loài trong quần xã? 
 A. Đối kháng. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Hỗ trợ. 
Câu 97: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là 
 A. tăng hỗ trợ khác loài. B, giảm hỗ trợ cùng loài. C. giảm hỗ trợ khác loài. D. tăng hỗ trợ cùng loại. 
Câu 98: Loại tháp sinh thái nào được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích 
hay thể tích? 
A. Tháp năng lượng. B. Tháp sinh khối. C. Tháp số lượng. D. Tháp khối lượng. 
Câu 99: Diễn thế nguyên sinh và diễn thể thử sinh có giai đoạn nào sau đây giống nhau? 
A, Giai đoạn giữa. B. Giai đoạn cuối. C, Giai đoạn tiên phong. D. Giai đoạn khởi đầu. 
Câu 100: Bảo vệ tài nguyên nước không có hoạt động nào sau đây? 
A. Tích cực tham gia dọn rác ở biển. B. Thải hóa chất độc hại vào nước. 
C. Xử lí nước thải thành nước sạch. D. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch. 
Câu 101: Trong tiến hóa văn hóa, con người truyền kinh nghiệm sống qua các thế hệ bằng 
A. gen, ADN. B. chọn lọc tự nhiên. C. lao động, sản xuất. D. tiếng nói, chữ viết. 
Câu 102: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo? 
A. Rừng Nam Cát Tiên. B. Rừng cao su Long Thành. C. Sông Đồng Nai. D. Rừng thông Đà Lạt. 
Câu 103. Nhân tố sinh thái vô sinh có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá 
thể của quần thể sinh vật là 
 A. độ pH. . B. nhiệt độ. C. khí hậu. D, độ ẩm. 
Câu 104: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi 
trường là 
A. động vật ăn động vật. B, vi khuẩn hoại sinh và nấm. 
C. thực vật (cây xanh). D. động vật ăn thực vật. 
Câu 105: Các nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể sinh vật có ý nghĩa 
A.bảo vệ và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sinh vật. 
B, điều khiển tỉ lệ giới tính theo nhu cầu sản xuất của con người. 
C. phân bố không gian sống cho từng cá thể trong quần thể. 
D. điều khiển tốc độ tăng trưởng của quần thể theo hình chữ J. 
Câu 106: Trong một lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành 
A. bậc dinh dưỡng. B. mắt xích dinh dưỡng. C. chuỗi thức ăn. D. mắt xích thức ăn. 
Câu 107: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh cùng loài? 
A. Trong ruộng lúa, cỏ dại cạnh tranh điều kiện sống với lúa, 
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. 
C. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. 
D. Chó rừng hỗ trợ nhau trong dàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn, 
Câu 108: Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô hàng 
năm là kiểu biến động 
A. bất thường. B, không theo chu kì. C. theo chu kì. D. đột ngột. 
Câu 109: Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật đều có đặc trưng cơ bản là 
A. thành phần loài. B. sự phân bố cá thể. C. tỉ lệ giới tính, D, mật độ cá thể. 
Câu 110: Từ quần thể cấy 2n tạo ra được quần thể cây 4n, quần thể cây 4n này 
A. không thể giao phấn với quần thể cây 2n vì có kích thước và hình dạng lớn hơn cây 2n. 
B. không phải là loài mới vì vẫn còn khả năng giao phấn và thụ tinh với quần thể cây 2n. 
C. là loài mới vì khi giao phấn với các cây của quần thể 2n ban đầu tạo ra các cây 3n bị bất thụ. 
D. có thể giao phấn với quần thể cây 2n vì được tạo ra do đột biến gen từ chính cây 2n. 
Câu 111: Cơ quan khí tượng nước Anh dự báo mức CO2 toàn cầu tăng trong năm 2019 sẽ cao nhất trong 62 
năm gần đây. (Theo https://baovemoitruong.org.vn ngày 31/1/2019). Theo em, nguyên nhân nào sau đây làm 
tăng nồng độ CO2, trong khí quyển? 
A. Do giảm hậu quả của sự biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính. 
B. Do sấm chớp và phản ứng quang hóa trong vũ trụ. 
C. Do quá trình quang hợp và hô hấp của các loài sinh vật tăng. 
B. Do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. 
Câu 112: Trong chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bảo –> Tôm  Cá rô –>Chim bói cá –> Diều hâu. Cá rô thuộc 
bậc dinh dưỡng cấp 
 A. 4. B.2 C. 1. D.3. 
Câu 113: Khi nói về mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây sai? 
A. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. 
B. Mức độ sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. 
C.Mức độ sinh sản và tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 
D. Sự thay đổi về mức độ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
Câu 114: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây gây ra diễn thể sinh thái? 
I. Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. 
II. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. 
III. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người. 
IV. Trồng cây gây rừng góp phần cải tạo thiên nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú. 
A.1 B.2. C. 3. D. 4. 
Câu 115: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B;C;D lần lượt là 6 – 34,5°C; 6,6– 28°C; 1-39°C; 4-
28°C. Loài có khả năng phân bố hẹp nhất là 
A. loài A. B. loài D. C. loài C. D. loài B 
Câu 116: Trong các nhân tố tiến hóa sau đây có bao nhiêu nhân tố có thể làm phong phú vốn gen của quần 
thể? 
1. Chọn lọc tự nhiên; II. Di – nhập gen; III. Giao phối không ngẫu nhiên; 
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên; V. Đột biến gen. 
A.4 B.5 C.3 D.2 
Câu 117:Ở rừng Amazôn, loài cây dây leo Stepsza.sp sống bám lên các loài cây thân gỗ nhưng không ảnh 
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cây thân gỗ. Một phần thân của Cây Stepsza.sp phồng 
lên tạo thành khoảng trống giúp cho loài kiến có nơi để sinh sống và làm tô. Loài kiến này sử dụng sâu đục 
thân ở cây thân gỗ làm thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Quan hệ giữa loài Stepsza,sp và loài kiến là cộng sinh. 
II. Quan hệ giữa loài kiến và cây thân gỗ là kí sinh. 
III. Loài kiến là sinh vật thiên địch của sâu đục thân. 
IV. Nếu số lượng kiến giảm thì số lượng cây thân gỗ sẽ giảm. 
A. 3. B.4 C. 2. D.1. 
Câu 118: Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau 
đây đúng về lưới thức ăn trên? 
I. Có 14 chuỗi thức ăn trong lưới. 
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích. 
III. Nếu loài H bị tuyệt diệt thì chỉ còn 3 chuỗi thức ăn trọng lưới. 
IV. Loài I là sinh vật tiêu thụ bậc 2. 
A.2 B. 4. C.1. D.3. 
Câu 119: Bảng dưới đây thể hiện hệ quả các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B: 
TRường hợp Được sống chung Không được sống chung 
Loài A Loài B Loài A Loài B 
(1) - - + + 
(2) + + + - 
(3) + 0 - 0 
(4) - + 0 - 
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi. 
II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối. 
III. Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá ép sông bám trên cá lớn. 
IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu 
 A. 4. B.2. C.1. D. 3. 
Câu 120: Ổ sinh thái dinh dưỡng của 5 quần thể A, B, C, D, E thuộc 5 loài thú sống trong cùng một môi 
trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có 
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Quần thể A có kích thước nhỏ hơn quần thể D. 
II. Quần thể D và E có ổ sinh thái trùng nhau . 
III. Quần thể A và E không cạnh tranh về ổ sinh thái dinh dưỡng 
IV. So với quần thể C, quần thể B có ổ sinh thái trùng lặp với nhiều quần thể hơn. 
A. 3. B.2 C.1 D. 4. 
-------- HẾT ------ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_12_nam_hoc_2018_2019.pdf