ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN : NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm – Thời gian 15 phút, không kể thời gian giao đề) Học sinh chọn đáp án đúng nhất và ghi trên giấy làm bài Câu 1: Nỗi niềm của Thế Lữ gửi gắm qua bài thơ Nhớ rừng: A. Chán ghét thực tại tầm thường tù túng C. Tình cảm hoài cổ chân thành B. Ước mơ được thoát li thực tại D. Tình yêu thiên nhiên tha thiết Câu 2: Về ý nghĩa, bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) có điểm giống nhau là: A. Thể hiện niềm vui được sống hòa hợp giữa thiên nhiên của Bác Hồ B. Thể hiện khát vọng tự do mãnh liệt của Bác Hồ C. Ca ngợi cuộc sống thanh đạm, giản dị của Bác Hồ D. Toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ Câu 3: Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương Lý do sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm trên là: A. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật C. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói Câu 4: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? Bài ca dao trên được xếp vào kiểu câu nghi vấn dùng để: A. Khẳng định B. Phủ định C. Bộc lộ cảm xúc D. Cầu khiến Câu 5: Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu): A. Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng C. Nỗi nhớ quê hương da diết B. Khát vọng tự do cháy bỏng D. Thất vọng vì không thực hiện được hoài bão Câu 6: Trong bài Bàn luận về phép học, lối học lệch lạc mà Nguyễn Thiếp phê phán là: A. Học nhồi nhét kiến thức C. Học mà không hành B. Học vẹt, học tủ D. Học hình thức hòng cầu danh lợi Câu 7: Câu phủ định có ý nghĩa khẳng định là câu: A. Chẳng ai hát cùng nó bài hát đó. C. Chẳng có ai ở trong nhà. B. Ai chẳng hiểu ý nghĩa bài thơ ấy. D. Không phải là nó vẽ bức tranh này. Câu 8: Hành động nói trong câu nào dưới đây được thực hiện theo cách gián tiếp? A. Anh tắt thuốc lá đi! C. Anh đừng hút thuốc lá nữa! B. Anh hãy ra ngoài hút thuốc lá. D. Tôi rất muốn anh tắt thuốc lá. Câu 9: Điểm giống nhau về mặt tư tưởng, tình cảm của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ và Nguyễn Trãi qua văn bản Nước Đại Việt ta là: A. Thể hiện thái độ căm giận kẻ thù xâm lược C. Thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết B. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền dân tộc D. Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị Câu 10: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu cảm thán? A. Ôi, ước gì được thấy mưa rơi. C. Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi. B. Cơn mưa lớn vẫn rình rập ngoài biển. D. Mưa yểu điệu như một nàng công chúa. Câu 11: Kết thúc văn bản Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viết: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Mục đích nói của câu nghi vấn trên là: A. Nhà vua muốn hỏi ý kiến của thần dân về việc dời đô C. Nhà vua muốn tạo sự đồng cảm với thần dân B. Nhà vua nêu chủ trương dời đô của mình D. Nhà vua thể hiện sự quyết tâm dời đô của mình Câu 12: Câu mắc lỗi diễn đạt (lỗi lôgic) là câu: A. Ngô Tất Tố và Nam Cao đều hướng ngòi bút vào số phận người nông dân. B. Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng luôn phản ánh đời sống con người. C. Lão Hạc là người trung thực, nhân hậu nên lão Hạc yêu thương con sâu nặng. D. Chị Dậu không chỉ là người phụ nữ đảm đang mà chị Dậu còn yêu thương chồng con tha thiết. II. Phần tự luận: (7 điểm – Thời gian làm bài : 75 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Về bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu), thực hiện các yêu cầu sau: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Chép thuộc lòng và nêu ý nghĩa của 4 câu thơ cuối ? Câu 2 (5 điểm): Những suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực của học sinh trong học đường hiện nay.
Tài liệu đính kèm: