Đề kiểm tra học kì II môn: Lịch sử - Lớp 10 (chương trình chuẩn) thời gian làm bài: 45 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Lịch sử - Lớp 10 (chương trình chuẩn) thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Lịch sử - Lớp 10 (chương trình chuẩn) thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: LỊCH SỬ-LỚP 10
(Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 1
Câu 1: (3 điểm)
 Trình bày tóm lược sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ X-XV. Việc dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám có tác dụng gì?
Câu 2: (4 điểm)
 Nêu và phân tích vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
Câu 3: (3 điểm)
 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử gì? Theo em hiểu thế nào là cách mạng tư sản?
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: LỊCH SỬ-LỚP 10
Đề 1
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
- Năm 1070 vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu.
- Năm1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức.
→ Góp phần định hình nền giáo dục Đại Việt.
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển:
+ Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn
+ Thời Lê sơ cứ 3 năm tổ chức một kì thi Hội để chọn tiến sĩ. Số người đi học ngày càng đông và đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. Năm 1484, nhà nước đã cho ghi tên những người đỗ tiến sĩ lên bia đá.
* Tác dụng của việc dựng bia Tiến sĩ:
- Tôn vinh những người có tài
- Góp phần khuyến khích tinh thần học tập trong cả nước
0,5
0,5
 1,0
0,5
0,5
Câu 2
(4,0 điểm)
Vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc:
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong, Trịnh-Lê ở Đàng Ngoài, chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu thống nhất đất nước
- 1785 kháng chiến chống quân Xiêm thắng lợi...
- 1789 kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi...
0,5
1,5
 1,0
 1,0
Câu 3
(3,0 điểm)
* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
- Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
- Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
- Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.
* Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, tuy nhiên quần chúng nhân dân là động lực đưa cách mạng tới thành công
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: LỊCH SỬ-LỚP 10
(Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 2
Câu 1: (4 điểm)
 Trình bày chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc. Nhận xét về các chính sách đó.
Câu 2: (3 điểm)
 Nêu những thay đổi về tổ chức bộ máy nhà nước qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông. Cuộc cải cách này có ý nghĩa gì?
Câu 3: (3 điểm)
 Em hãy nêu những tiền đề dẫn đến bùng nổ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: LỊCH SỬ-LỚP 10
Đề 2
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
* Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
- Bóc lột về kinh tế
+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
+ Nắm độc quyền muối và sắt.
+ Quan lại đô hộ bạo ngược, tham ô, ra sức bóc lột nhân dân để làm giàu.
- Chính sách đồng hóa về văn hóa.
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
* Nhận xét: đó là những chính sách thống trị tàn bạo, thâm độc, triệt để, nhằm biến xóa bỏ dân tộc ta, biến nước ta thành lãnh thổ của Trung Quốc
0,5
1,0
1,0
0,5
1,0
Câu 2
(3,0 điểm)
* Những thay đổi về tổ chức bộ máy nhà nước qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông:
- Các chức quan trung gian giữa vua và các cơ quan hành chính (như chức tể tướng) bị bãi bỏ. Nhà vua làm việc trực tiếp với các cơ quan trung ương. 
- Thành lập 6 bộ, mỗi bộ phụ trách hoạt động của nhà nước: Bộ Lại, Lễ, Hộ, Công, Binh, Hình. Vua có thể trực tiếp bãi miễn hoặc bổ nhiệm các chức quyền, quyết định mọi việc không cần qua các chức quan trung gian.
- Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti phụ trách về các mặt (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti). Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã.
* Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.
0,5
1,0
0,5
1,0
Câu 3
(3,0 điểm)
* Kinh tế
- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu: Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp, lãnh chúa, giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
* Chính trị - xã hội
- Nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế 
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp
+ Tăng lữ, quý tộc được hưởng mỌi đặC quyền đặc lợi, có nhiều bổng lộc
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm tư sản, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.
→ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, báo hiệu một cuộc cách mạng.
 * Tư tưởng
- Ở Pháp thế kỉ XVIII đã xuất hiện trào lưu "Triết học ánh sáng" tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô
- Đã đề ra hững tư tưởng tiến bộ, phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.
→ Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
1,0
1,0
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_luyen_tap_on_thi_HK_II_Su_10_Nh_1516.doc