Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU KIỂM TRA HỌC KÌ II năm học 2008-2009 TỔ HÓA Môn : HÓA – KHỐI 10 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể phát đề) ĐỀ KIỂM TRA HÓA 1O A + B Câu 1: ( 2 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện , nếu có): F2 + NaOH → H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → FeO + H2SO4 (đặc, nóng) → K2Cr2O7 + HCl → Câu 2: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch HCl, AgNO3, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2 bằng phương pháp hóa học Câu 3: (3 điểm) Muối amoni hidrocacbonat nếu đựng trong chai để hở sẽ dần dần bay hơi hết. Nếu đậy kín chai và nạp thêm CO2 vào thì muối này được bảo quản tốt.Vận dụng nguyên lí Le Chatelier để giải thích. Phơi ống nghiệm chứa bạc clorua ngoài ánh sáng. Nhỏ tiếp vào vài giọt quỳ tím. Hiện tượng gì xảy ra, giải thích và viết phương trình minh họa. Cho khí clo đi qua dung dịch natri bromua, ta thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua, ta thấy dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím thì giấy quỳ hóa đỏ. Hãy giải thích các hiện tượng và viết các phương trình hóa học. Câu 4: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị 2 bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M (axit loãng). Sau phản ứng phải dùng hết 60ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa hết axit dư. Định khối lượng mol nguyên tử và tên kim loại. Hòa tan một lượng kim loại như trên trong 149,07g axit sunfuric đặc , nóng, thì thấy thoát ra khí có mùi trứng thối. Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng Cho: Ba = 137, Ca = 40, Mg = 24, Zn = 65, S = 32, O = 16, H = 1 Lưu ý: học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (08-09) HÓA 10 A + B Câu 1: ( 2 điểm) Mỗi phản ứng 0,5 điểm . a- 2F2 + 2NaOH → 2NaF + H2O + OF2 0,5 điểm b- 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O 0,5 điểm c- 2FeO + 4H2SO4(đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 0,5 điểm d- K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O 0,5 điểm Chú ý: Nếu thiếu cân bằng hoặc thiếu điền kiện : trừ 0,25 điểm / 1 phản ứng. Câu 2: ( 2 điểm) Nhận biết các dung dịch HCl, AgNO3, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2 Dùng quỳ tím: hóa đỏ : HCl và AgNO3 ( nhóm 1) Hóa xanh: NaOH và Ba(OH)2 ( nhóm 2) Không đổi màu : Na2SO4 0,5 điểm Dùng Na2SO4 : cho vào hai mẫu của nhóm 2: Mẫu có kết tủa trắng là Ba(OH)2, mẫu không phản ứng là NaOH 0,25 điểm Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH 0,5 điểm Dùng dung dịch NaCl : cho vào hai mẫu của nhóm 1: Mẫu có kết tủa trắng là AgNO3, mẫu không phản ứng là NaOH 0,25 điểm NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 0,5 điểm Chú ý: Học sinh có thể nhận biết bằng phương án khác, nếu đúng vẫn cho đủ điểm Câu 3: ( 3 điểm) phản ứng phân hủy của muối amoni hidrocacbonat: NH4HCO3 NH3↑ + CO2 ↑ + H2O 0,5 điểm Khi chai để hở, phản ứng trên chỉ xảy ra theo chiều thuận, nên muối bay hơi hết. Khi đậy kín chai, phản ứng sẽ đạt trạng thái cân bằng và khi nạp thêm CO2 thì cân bằng của phản ứng chuyển dời theo chiều nghịch tạo lại muối NH4HCO3 do đó muối được bảo quản tốt. 0,5 điểm b- AgCl hóa đen , quỳ tím mất màu. Vì AgCl bị phân tích bởi ánh sáng mặt trời tạo as ra bạc và khí clo, khí clo có khả năng tẩy màu làm mất màu quỳ tím. 0,5 điểm 2AgCl → 2Ag + Cl2 0,5 điểm c- Clo oxi hóa NaBr thành Br2 nên dung dịch có màu vàng : Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 0,5 điểm Clo tiếp tục oxi hóa Br2 thành HBrO3 làm dung dịch mất màu, dung dịch có môi trường axit làm quỳ tím hóa đỏ : Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl 0,5 điểm Câu 4: (3 điểm) Xác định khối lượng mol kim loại và tên của kim loại: Số mol H2SO4 = 0,25 x 0,3 = 0,075 mol 0,25 điểm Số mol NaOH = 0,06 x 0,5 = 0,03 mol 0,25 điểm Phương trình hóa học: R + H2SO4 → RSO4 + H2↑ 0,5 điểm mol: 0,06 ← 0,06 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O 0,5 điểm mol 0,03 → 0,015 Khối lượng mol kim loại R = = 24 g/mol 0,25 điểm Tên kim loại : Magie (Mg) 0,25 điểm Tính nồng độ %: 4Mg + 5 H2SO4 → 4MgSO4 + H2S↑ + 4H2O 0,5 điểm mol 0,06 → 0,06 0,015 Khối lượng dung dịch thu được: 1,44 + 149,07 – 0,015.34 = 150g 0,25 điểm Nồng độ % của dung dịch muối : 0,06x 120x100 : 150 = 4,8% 0,25 điểm Hết
Tài liệu đính kèm: