PHÒNG GD –ĐT CAO LỘC TRƯỜNG THCS BÌNH TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: HÓA HỌC 8. Năm hoc 2015- 2016 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL Ôxi - không khí Điều chế oxi, nhận biết oxit, thành phần của không khí Phân biệt oxi, không khí Số câu 3 1 4 Số điểm 1,5 15% 1,5 3 30% Hiđrô - nước Biết axit, bazơ Lập PTPU thể hiện tính chât của hiđro, nước Tính thể tích và khối lượng theo PTHH Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 10% 1,5 1,5% 3 30% 5,5 55% Dung dịch Tính C%;CM của một số dung dịch Số câu 1 1 2 Số điểm 0,5 5% 1 10% 1,5 15% Tổng Số câu 5 2 2 1 10 Số điểm 2,5 25% 3 30% 1,5 15% 3 30% 10 100% TRƯỜNG THCS BÌNH TRUNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Hóa học 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? A. KMnO4, KClO3 B. H2O, KClO3 C. K2MnO4, KClO C. KMnO4, H2O Câu 2: Nhóm chất nào sau đây đều là oxit: A. CaCO3, CaO, NO, MgO B. ZnO, K2O, CO2, SO3 C. HCl, MnO2, BaO, P2O5 D. FeO, Fe2O3, NO2, HNO3 Câu 3: Thành phần của không khí gồm: 21% khí oxi, 78% khí niơ, 1% các khí khác. 21% nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác. 21% các khí khác, 78% khí niơ, 1% khí oxi. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí niơ. Câu 4: Nhóm chất nào sau đây đều là axit: A. HCl, H2SO4, KOH, KCl B. NaOH, HNO3, HCl, H2SO4 C. HNO3, H2S, HBr, H3PO4 D. HNO3, NaCl, HBr, H3PO4 Câu 5: Nhóm chất nào sau đây đều là Bazơ: A. NaOH, Al2O3, Ca(OH)2, Ba(OH)2 B. NaCl, Fe2O3, Ca(OH)2, Mg(OH)2 C. Al(OH)3, K2SO4, Zn(OH)2, Fe(OH)2 D. KOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Ba(OH)2 Câu 6: Hòa tan 6,2 g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là A. 0,05M. B. 0,01M. C. 0,1M. D. 1M. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 7 (1,5đ): Hoàn thành các phản ứng sau và xác định phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? A. N2O5 + H2O HNO3. (Phản ứng ..................................) B. H2O H2 + O2. (Phản ứng ..................................) C. Fe3O4 + H2 Fe + H2O. (Phản ứng ..................................) Câu 8 (1,5điểm): Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí và hidro. Bằng cách nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ? Câu 9 (1điểm): Hòa tan 20g KCl vào 580g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl. Câu 10 (3điểm): Khử sắt(III) oxit bằng khí Hiđro thu được 11,2 gam sắt theo sơ đồ phản ứng sau: Fe2O3 + H2 Fe + H2O. a) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng. b) Tính thể tích khí hiđro đã dùng (ở đktc) .(Biết: Fe = 56, H = 1, O = 16) TRƯỜNG THCS BÌNH TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Hóa học 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Hướng dẫn chấm gồm 09 câu, 01 trang Phần I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B A C D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phần II: Tự luận Câu Đáp án Điểm 7 A. N2O5 + H2O 2 HNO3. (Phản ứng hóa hợp) B. 2 H2O 2 H2 + O2 (Phản ứng phân hủy) C. Fe3O4 + 4H2 3 Fe + 4H2O. (Phản ứng thế) 0,5 0,5 0,5 8 Cho que đóm đang cháy vào 3 mẫu thử có chứa các khí trên : - Mẫu thử nào làm cho que đóm cháy mạnh hơn đó là khí oxi. - Mẫu thử nào có ngọn lửa xanh nghe có tiếng nổ nhẹ lọ đó chứa khí Hiđro. - Mẫu thử nào không làm thay đổi ngọn lửa que đóm lọ đó chứa không khí. 0,5 0,5 0,5 9 Khối lượng dung dịch KCl: mddKCl = 20+ 580 = 600g Nồng độ phần trăm của dung dịch KCl là: C% dd KCl = = = 3,33 % 0,5 0,5 10 a) Phương trình phản ứng: 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O b) Theo bài ta có nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol - Theo PTPƯ : nFe2O3 = 1/2 nFe = 0,1 mol => mFe2O3 = 0,1.160 = 16 g c) Theo PTPƯ: nH2 = 3/2 nFe = 0,3 mol => VH2 = 0,3.22,4 = 6,72 lit * Lưu ý: HS có cách giải khác vẫn cho điểm tối đa 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: