SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG THPT LỘC HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn Hóa Học 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) 06/05/2016 Mã đề thi 210 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:...........................................Lớp.................... Số báo danh: ............................. Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố : H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al=27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133 Khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 1,792 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 8,64 g. B. 17,76 g. C. 17,64 g. D. 25,92 g. Câu 2: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic X và Y ( chỉ chứa chức axit, MX< MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M thu được 0,2 mol CO2. Đem 0,1 mol M tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,032 lít CO2. Biết M không tham gia phản ứng tráng bạc. Tính % khối lượng của Y trong M? A. 85,71%. B. 75,81%. C. 78,51%. D. 71,85%. Câu 3: Cho các nhận xét sau Ankan là hidrocacbon no, mạch hở Ankan có thể bị tách hidro thành anken ( trừ metan). Nung nóng ankan thu được hỗn hợp các ankan có phân tử khối nhỏ hơn Ankan có nhiều trong dầu mỏ Phản ứng của Clo với ankan tạo thành ankyl clorua thuộc loại phản ứng thế Số nhận xét đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 4: Chất nào trong số các chất sau có nhiệt độ sôi cao nhất: CH3-CH2- OH, C2H6 , CH3-O-CH3 , C2H4 A. C2H6. B. CH3-O-CH3. C. C2H4. D. CH3-CH2-OH. Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa: CH4 X C2H4 C2H6 . X là A. C2H6. B. C2H5OH. C. CH3Cl. D. C2H2. Câu 6: Công thức cấu tạo thu gọn của stiren là A. C6H5-CH3. B. C6H5-CH=CH2. C. C6H5-OH. D. C6H6. Câu 7: Khi cho CH3-CH=CH2 phản ứng với nước (có H+ xt, t0) thu được sản phẩm chính có CTCT thu gọn là A. CH3-C(OH)=CH2. B. CH3-CH(OH)-CH3 C. CH3-CH=CH(OH). D. CH3-CH2-CH2OH. Câu 8: Cho toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc dư ( xúc tác axit H2SO4 đặc) thu được 340,5 kg thuốc nổ TNT. Giả sử toàn bộ toluen chuyển thành thuốc nổ TNT ( 2,4,6-trinitrotoluen). Khối lượng toluen cần dùng là A. 113,5 kg. B. 138 Kg. C. 183 kg. D. 115 kg. Câu 9: Công thức phân tử của axit cacboxylic no đơn chức mạch hở có dạng A. CnH2nO ( n≥1) . B. CnH2nO2 ( n≥1). C. CnH2n-2O2 (n≥3). D. CnH2n+2O (n≥1). Câu 10: Fomon được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, dùng trong kĩ nghệ da dày và được dùng bảo quản một số thực phẩm của con người., fomon không tốt đối với sức khỏe con người. Công thức cấu tạo của fomon là A. HCOOH. B. CH3-OH. C. HCHO. D. CH3CHO. Câu 11: Có hai bình không dán nhãn đựng 2 chất lỏng là hexan và hex-1-en. Hóa chất dùng phân biệt 2 chất lỏng này là A. Phenolphtalein. B. Dung dịch brom. C. Quỳ tím. D. Dung dịch AgNO3/NH3 . Câu 12: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1 anken và 1 ankan thì thu được CO2 và H2O có quan hệ là A. nCO2= nH2O. B.nCO2 > nH2O. C.nCO2 < nH2O. D.nCO2<= nH2O. Câu 13: Etylen glicol có công thức cấu tạo thu gọn là A.CH3OH. B. C2H5OH. C.C6H5-OH. D.HO-CH2-CH2-OH. Câu 14: Để trung hòa 150 g dung dịch 7,4% của axit no, đơn chức, mạch hở X cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Tên thay thế của X là A. Axit Metylpropanoic. B. Axit Etanoic. C. Axit Metanoic. D. Axit Propanoic. Câu 15: Công thức cấu tạo của giấm ăn ( axit axetic) là A. HCOOH. B. HOOC-COOH. C.CH3COOH. D. CH3-CH2-COOH. Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn 5,28 g ankan X thu được 8,064 lít khí CO2 ( đktc). Công thức phân tử của X là A. C5H10 . B. C4H10. C. C3H8 . D. C5H12. Câu 17: Cao su buna được dùng làm lốp xe, nhựa trám thuyền. Monome dùng để sản xuất cao su buna là A. Etilen. B. Buta-1,3-dien. C. But-2-en. D. Isopren. Câu 18: Khi đốt cháy ankan hoặc hỗn hợp ankan thì ta luôn có số mol ankan đốt cháy bằng A. nH2O+ nCO2. B. nCO2- nH2O. C. 2nCO2-nH2O. D. nH2O- nCO2. Câu 19: Thực hiện phản ứng tráng bạc khi cho 6,6 gam andehit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam bạc. Giá trị của m là A. 8,1 g. B. 16,2 g. C. 64,8 g. D. 32,4 g. Câu 20: Tên gọi nào sau đây phù hợp với ancol : CH3-CH-CH2-CH2-OH CH3 A. 2-metylbutan-1-ol. B. 3-metylbutan-1-ol. C. 2,2-đietyletanol. D. 2-metylpropan-3-ol. Câu 21: Ankan có công thức cấu tạo : CH3-CH-CH2-CH3 ứng với tên gọi nào sau đây? CH3 A. 2-metylbutan. B. 3-metylbutan. C. pentan. D. Metylbutan. Câu 22: Tách nước của ancol CH3-CH2-CH2-OH ở nhiệt độ 1700C , xúc tác H2SO4 đặc thu được A. CH3-CH2-CH3. B. CH3OH. C. CH3-CH=CH2. D. C3H7-O-C3H7. Câu 23: Cho anken có công thức cấu tạo: CH3-CH=CH-CH3 có tên gọi là A. 2-Metylpropen. B. Buten. C. But-2-en. D. But-1-en. Câu 24: Dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp gồm etilen và propilen vào dung dịch Brom thấy dung dịch bị nhạt màu và không còn khí thoát ra. Khối lượng dung dịch brom tăng 4,9 gam. Thành phần % về thể tích của Etilen trong hỗn hợp là A. 75%. B. 33,33%. C. 50%. D. 66,67%. Câu 25: Công thức phân tử của đồng đẳng ankin là A. CnH2n-2 (n≥2). B. CnH2n (n≥2). C. CnH2n+2 (n≥1). D.CnH2n-6 (n≥6). Câu 26: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Brom? A. Axetilen. B. But-1-en. C. Etan. D. Buta-1,3-dien. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức (X) thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol nước. Xác định CTPT của X A. CH4O. B. C4H10O. C. C2H6O. D. C3H8O. Câu 28: Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử C4H10O là A. 5. B.6. C.7. D.4. Câu 29: 3-Monoclopropan-1,2-diol( 3-MCPD) thường lẫn trong nước tương do thủy phân protein thực vật ( có xúc tác HClđặc) và có thể gây ra bệnh Ung Thư. Công thức cấu tạo của 3-MCPD là OH A. CH2-CH-CH2. B. CH2-CH-CH2. C. CH2-CH2-CH-OH. D. CH3-C-CH2Cl. Cl OH Cl OH OH Cl Cl OH OH Câu 30: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo? A. 3. B. 7. C. 5. D. 4. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: