Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP
TỔ PHỔ THÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 7
Ngày kiểm tra: 10/12/2014
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)
ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần)
Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau:
Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. 
Trăng trong bài thơ thứ nhất là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. 
Trong khi đó, trăng trong bài thơ thứ hai là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ. 
 (Theo Bùi Quang Minh)
Câu 1: (1 điểm) “Bài thơ thứ nhất” và “bài thơ thứ hai” được nhắc đến trong văn bản trên có tựa đề là gì? Ai là tác giả?
Câu 2: (1 điểm) Trong “bài thơ thứ hai”, tác giả bài thơ có vận dụng nghệ thuật điệp ngữ. Em hãy chỉ ra nghệ thuật điệp ngữ ấy và cho biết tác dụng của nó.
Câu 3: (1 điểm) Tìm một từ Hán Việt có trong đoạn đầu của văn bản trên và giải thích nghĩa của từ Hán Việt ấy (0,5 điểm). Đặt một câu với từ Hán Việt ấy (0,5 điểm).
Câu 4: (1 điểm) Cho các thành ngữ sau: 
phong cảnh hữu tình, trăng thanh gió mát, thỏa chí tang bồng, trăng sáng như gương, cảnh đẹp quê hương.
a) Thành ngữ nào thích hợp nhất để diễn tả bức tranh thiên nhiên được vẽ ra trong hai bài thơ được nhắc đến trong văn bản trên? (0,25 điểm)
b) Giải nghĩa thành ngữ ấy. (0,25 điểm)
c) Đặt một câu hoàn chỉnh với thành ngữ ấy (0,5 điểm).
Câu 5: (2 điểm) Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ được nhắc đến trong văn bản trên, hãy nêu cảm nhận của em về tác giả của hai bài thơ đó.
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Cảm nghĩ về những người lao công ở trường em hoặc người quét rác đường phố mà em gặp trên đường. 
-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 20134- 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 7
KHUNG MA TRẬN
TÊN CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương..)
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
THẤP
CAO
- Cảnh khuya 
- Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)
- nhận biết được hai bài thơ được đề cập
- Hiểu được nghệ thuật điệp ngữ trong bài Rằm tháng giêng và tác dụng của nghệ thuật ấy
-Cảm nhận về tác giả của hai bài thơ .
- Chọn thành ngữ thích hợp, giải nghĩa và đặt câu
-Tìm từ Hán Việt và giải thích nghĩa của từ Hán Việt ấy.
Kĩ năng hành văn biểu cảm kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự
Số câu : 
Số điểm: 
Số câu : 1
Số điểm: 1
Số câu : 2
Số điểm: 3
Số câu : 2
Số điểm: 2
Số câu : 1
Số điểm: 4
Số câu :6
Số điểm: 10
Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm): 
Câu 1 (1 điểm): 
“Bài thơ thứ nhất”: Cảnh khuya (0.25 điểm)
“Bài thơ thứ hai”: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) (0.25 điểm)
Tác giả: Hồ Chí Minh. (0.5 điểm). HS viết “Bác Hồ” hoặc “Nguyễn Tất Thành”: trừ 0,25 điểm (vì nguyên tắc tôn trọng bút danh ghi trên tác phẩm, không lấy tên khác của người đó để gán vào)
Câu 2 (1 điểm): Trong “bài thơ thứ hai”, nghệ thuật điệp ngữ: “xuân”. Tác dụng: nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời.
Câu 3 (1 điểm): Tìm một từ Hán Việt có trong đoạn đầu của văn bản: “chiến khu” hoặc “thi sĩ” (0,25 điểm)
Giải thích nghĩa của từ Hán Việt (0,25 điểm) 
- thi sĩ: nhà thơ, người sáng tác thơ
- chiến khu: khu vực tổ chức căn cứ kháng chiến
Đặt một câu với từ Hán Việt ấy (0,5 điểm).
Câu 4 (1 điểm): Cho các thành ngữ sau: 
- Thành ngữ nào thích hợp nhất để diễn tả bức tranh thiên nhiên được vẽ ra trong hai bài thơ: phong cảnh hữu tình (0,25 điểm)
- Giải nghĩa thành ngữ: cảnh đẹp làm say đắm lòng người (0,25 điểm)
- Đặt một câu hoàn chỉnh với thành ngữ ấy (0,5 điểm)
Nếu HS chọn sai thành ngữ mà vẫn đặt được câu với thành ngữ thì chấm 0,5 điểm
Câu 5 (2 điểm): HS có thể trình bày nhiều cách nhưng cần có ý cơ bản: phong thái ung dung, lạc quan của Bác toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất nước.
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Cảm nghĩ về những người lao công ở trường em hoặc người quét rác đường phố mà em gặp trên đường. 
*Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết làm một bài văn biểu cảm về con người.
Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả
Bày tỏ được những tình cảm trong sáng, tốt đẹp đối với người lao động.
Bố cục rõ ràng, đúng hình thức.
Không sai chính tả
 *Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu được người cần biểu cảm (cô lao công ở trường hoặc người quét rác trên đường phố).
Tả ngoại hình, hành động, việc làm
Có kĩ niệm nào sâu sắc với đối tượng biểu cảm.
Thể hiện thái độ kính trọng, tình cảm tốt đẹp đối với người lao động; yêu quý tất cả ngành nghề và người lao động.
Có suy nghĩ tích cực và thể hiện sự biết ơn đối với những người lao động đã làm sạch đẹp môi trường sống
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM CÂU TẠO LẬP VĂN BẢN:
Điểm 4: 
Nội dung bài làm phong phú. Thể hiện được những tình cảm sâu sắc đối với người lao động (đối với trình độ học sinh lớp 7).
Thể hiện kĩ năng làm bài văn biểu cảm nhuần nhuyễn. Kết hợp tốt các yếu tố tự sự, biểu cảm.
Bố cục chặt chẽ, cân đối.
Diễn đạt trong sáng, gợi cảm. KHÔNG MẮC LỖI DIỄN ĐẠT.
Điểm 3:
Nội dung bài làm khá phong phú.
Thể hiện kĩ năng làm văn biểu cảm vững vàng. Có kết hợp được các yếu tố nhưng chưa nhuần nhuyễn.
Bố cục tương đối chặt chẽ, khá cân đối.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. CHỈ MẮC VÀI LỖI DIỄN ĐẠT NHỎ, KHÔNG ĐÁNG KỂ.
Điểm 2:
Nội dung bài làm đầy đủ các ý chính. Hiểu đúng vấn đề được nêu ra.
Tỏ ra biết cách làm văn biểu cảm.
Bố cục tương đối rõ ràng gồm ba phần.
Diễn đạt nhìn chung rõ các ý tuy đôi chỗ còn dài dòng. MẮC KHÔNG QUÁ 7 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI.
Điểm 1.5: 
Thể hiện được cảm xúc với đối tượng nhưng còn hời hợt, chưa sâu. 
Còn lúng túng, chưa nắm vững phương pháp làm văn biểu cảm.
Bố cục rõ ba phần tuy nhiều chỗ không cân đối.
Diễn đạt tạm được tuy nhiều chỗ còn dài dòng, lủng củng, luộm thuộm. MẮC QUÁ NHIỀU LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI.
Điểm 1:
Nội dung bài làm quá sơ sài. Chỉ viết được vài dòng, ý rời rạc. Lạc đề.
Hoàn toàn không biết cách làm văn biểu cảm. Sai phương thức biểu đạt.
Diễn đạt tối nghĩa, nhiều chỗ không thành câu.
Điểm 0:
	Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về mặt nhận thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7.doc