Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Đức Trí (Có đáp án)

docx 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Đức Trí (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Đức Trí (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1 	 ĐỀ KIỂM TRA HOC KỲ I
ÑEÀ ĐỀ NGHỊ
TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ	 
MÔN: HOÁ HỌC - KHỐI 9
(Thời gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
 (1)	 (2)	 (3)	 (4) (5) (6)
	Fe à FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe à FeCl2 àFe(NO3)2
Câu 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa:
	1. Nhúng dây nhôm vào dung dịch muối đồng (II) sunfat.
	2. Nhúng quỳ tím vào nước Clo.
Câu 3: (2 điểm) Dùng phương pháp hóa học để nhận biết 4 lọ đựng riêng biệt các dung dịch không màu bị mất nhãn sau: Na2SO4, NaCl, NaNO3, Na2CO3. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 4: (3 điểm) Trộn 200 ml dung dịch CuCl2 1M với một dung dịch có hòa tan 20 g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi.
Viết các PTHH
Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung
Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc.
( Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5; Cu = 64 )
Câu 5: (1 điểm) Sắt bị gỉ ngoài việc do tính hoạt động hóa học của sắt còn do các điều kiện ngoại cảnh. Các nhà hóa học đã chứng minh nếu để sắt trong bầu không khí không có nước thì dù có trải qua mấy năm sắt cũng không hề bị gỉ. Tuy nhiên nếu cho mảnh sắt vào trong bình kín đựng nước cất rồi đun sôi, sắt cũng không bị gỉ. Nguyên nhân là chỉ khi có nước và oxi tác dụng đồng thời mới làm cho sắt bị gỉ. Em hãy viết phương trình hóa học khi đốt sắt trong bình đựng khí oxi. Nêu một số biện pháp khắc phục hiện tượng sắt bị gỉ sét.
-----------------------------HẾT-----------------------------
Đáp án
Điểm
Câu 1: (3đ)
	Fe à FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe à FeCl2 àFe(NO3)2
2Fe + 3Cl2 à 2FeCl3 đk: to
FeCl3 + 3NaOH à Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 à Fe2O3 + 3H2O đk: to
Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O đk: to
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
FeCl2 + 2AgNO3 à Fe(NO3)2 + 2 AgCl
Mỗi pt đúng được 0,5đ. thiếu cân bằng hoặc điều kiện trừ 0,25đ
Câu 2: (1đ)
1. Nhôm tan dần, đồng đỏ bám lên nhôm, màu xanh dung dịch nhạt dần
Al + 3CuSO4 à Al2(SO4)3 + 3Cu
2.Quỳ tím hóa đỏ rồi mất màu ngày
Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO
0,5đ
0,5đ
Câu 3: (2đ) 
Na2CO3
NaCl
Na2SO4
NaNO3
HCl
Khí
-
-
-
BaCl2
X
-
kết tủa
-
AgNO3
X
kết tủa
X
Còn lại
(ghi chú: có thể thay thế HCl bằng H2SO4)
Phương trình:
2HCl + Na2CO3 à 2NaCl + CO2 + H2O
BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl
AgNO3 + NaCl à AgCl + NaNO3
Vẽ bảng đúng được 0,5 điểm, mỗi pt đúng được 0,5 điểm. thiếu cân bằng trừ 0,25 điểm.
Câu 4: (3đ)
- nCuCl2 = 0,2 mol
nNaOH = 0,5 mol
 CuCl2 + 2NaOH à Cu(OH)2 + 2NaCl
Trước pứ: 0,2 0,5
Pứ 0,2 0,4 0,2 0,4 (mol)
Sau pứ: 0 0,1 0,2 0,4 (mol)
 Cu(OH)2 à CuO + H2O
 0,2 0,2 (mol)
Chất rắn thu được sau khi nung là CuO
mCuO = 16g
Nước lọc gồm: NaCl và NaOH dư
m NaCl = 23,4 g
mNaOH dư = 4 g
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5 đ
0,25đ
0,75đ
Câu 5: (1đ) 3Fe +2O2 à Fe3O4 đk: to
Nêu 2 biện pháp trờ lên được 0,5 đ
0,5đ
0,5 đ
-----------------------HẾT-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_truong_thcs_duc_tri_c.docx