XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. MÔN ĐỊA LÍ 11 Ở đề kiểm tra học kì, Địa lí 11, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Bài 1, 2, 3, 4 là 4 tiết (30%), Bài 5 có 3 tiết (20%), Bài 6 có 3 tiết (20%), bài 7 có 3 tiết (20%), bài 8 có 1 tiết (10%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Chủ đề (ND chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng mức độ cao Bài 1, 2, 3, 4 Trình bày được khái niệm toàn cầu hóa, kể tên các biểu hiện của toàn cầu hóa Vận dụng giải thích một số vấn đề mang tính toàn cầu 30% TSĐ = 3 Đ 70% TSĐ = 2 Đ 30% TSĐ= 1Đ Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Nêu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Tây Nam Á Giải thích tại sao Tây Nam Á là một điểm nóng của thế giới 20% TSĐ = 2 Đ 50% TSĐ = 1 Đ 50% TSĐ= 1Đ Bài 6: Hoa Kì Vẽ biểu đồ cơ cấu dân số Hoa Kì và nhận xét 20% TSĐ = 2 Đ 100% TSĐ = 2 Đ Bài 7: Liên minh Châu Âu Nêu lợi ích của việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu Giải thích tại sao các nước trong EU lại phát triển liên kết vùng. 20% TSĐ = 2 Đ 50% TSĐ = 1 Đ 50% TSĐ = 1 Đ Bài 8: Liên Bang Nga Sự phân bố dân cư LB Nga có thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế 10% TSĐ = 1Đ 100% TSĐ= 1 Đ TSĐ: 10,0; TSC: 3 câu 30% TSĐ = 3 Đ 30% TSĐ = 3 Đ 20% TSĐ = 2 Đ 20% TSĐ= 2Đ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 11 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (3 điểm) a. Nêu khái niệm toàn cầu hóa. Kể tên các biểu hiện của toàn cầu hóa. b. Giải thích câu nói: “Trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. Câu 2: (3 điểm) a. Nêu mục đích của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô. Tại sao các nước EU lại phát triển liên kết vùng? b. Sự phân bố dân cư không đều của Liên Bang Nga ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế. Câu 3: (4 điểm) a. Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Tây Nam Á. Giải thích tại sao Tây Nam Á là một trong những điểm nóng của thế giới? b. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số của Hoa kì giai đoạn 1950 - 2004 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 1950 2004 Nhóm dưới 15 tuổi 27 20 Nhóm từ 15- 64 tuổi 65 68 Nhóm trên 65 tuổi 8 12 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số Hoa Kì trong giai đoạn trên. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu dân số của Hoa Kì. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Nội Dung Điểm 1 (3đ) a. Toàn cầu hóa: * Khái niệm: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế, đến văn hóa khoa học, Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nển kinh tế - xã hội thế giới. * Kể tên biểu hiện: - Thương mại thế giới phát triển mạnh - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn b. Trong bảo vệ môi trường cần phải tư duy toàn cầu hành động địa phương vì: - Trái đất là ngôi nhà chung của tất cả mọi người. Môi trường tự nhiên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, hoạt động phá hoại môi trường ở nơi này sẽ ảnh hưởng đến nhiều nơi khác - Hành động địa phương: Bảo vệ môi trường phải được tiến hành ở từng nơi cụ thể gắn với cuộc sống của mỗi người, không có bảo vệ môi trường một cách chung chung. 1.0 1.0 1.0 2 (3đ) Ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ- rô: - Nâng cao sức cạnh tranh của EU - Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ - Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU - Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia Các nước EU phát triển liên kết vùng vì: - Mỗi nước có thể tận dụng lợi thế riêng của mình trong phát triển chung. - Các nước có thể tận dụng được lợi thế của các nước khác để cùng phát triển. b. Sự phân bố dân cư không đều của Liên Bang Nga ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế: - Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào tập trung ở các thành phố, phía tây, các vùng phía Nam đồng bằng Đông Âu.. - Khó khăn: nơi giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản thiếu lao động khai thác. 1.0 1.0 1.0 3 (4đ) a. Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Tây Nam Á: - Địa hình: chủ yếu là cao nguyên và bán đảo - Khí hậu: khô, nóng - Sông ngòi: ít - Cảnh quan: nhiều hoang mạc và bán hoang mạc Tây Nam Á là một trong những điểm nóng của thế giới vì: - Đây là khu vực giàu có về dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới nên thường xảy ra các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế lực muốn đặt sự ảnh hưởng của mình đến các quốc gia này. - Đây cũng là khu vực có các phần tử cực đoan, các nhóm khủng bố, thường gây ra các cuộc xung đột làm mất ổn định khu vực. b. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ hai hình tròn có bán kính bằng nhau (Yêu cầu: đẹp, chính xác, đầy đủ thông tin Thiếu mỗi ý -0,25 điểm) Nhận xét: - Cơ cấu dân số Hoa Kì có sự thay đổi: tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi giảm, nhóm từ 15- 64 tuổi và trên 65 tuổi tăng (dẫn chứng). - Cơ cấu dân số Hoa Kì có sự già hóa. 1.0 1.0 1.0 1.0 Tổng: Câu 1+ câu 2 + câu 3 = 10.00 điểm
Tài liệu đính kèm: