Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 520Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 - Năm học 2021-2022
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
THCS LONG XUYÊN
--------------------
(Đề thi có ___ trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
Thời gian làm bài: ___ phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................
Số báo danh: .............
Mã đề 101
PHÂN MÔN SINH HỌC
Câu 1. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:
	A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình.	B. Nấm men, vi khẩn, con thỏ.
	C. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm	D. Trùng biến hình, nấm men, con bướm.
Câu 2. Khi sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì?
	A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính.
	B. Khi vặn ốc to để đưa vật kính đến gần tiêu bản cần cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản.
	C. Sau khi dùng cần lấy khăn bông sạch lau bàn kính, chân kính, thân kính.
	D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:
	A. Có thành tế bào.	B. Có màng tế bào.	C. Có ti thể	D. Có nhân.
Câu 4. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:
	A. Chiếc bút, con vịt, con chó	B. Chiếc lá, cây bút, hòn đá.
	C. Con gà, cây nhãn, miếng thịt.	D. Con gà, con chó, cây nhãn.
Câu 5. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu?
	A. 8 T	B. 4 T	C. 32 TB	D. 16 T
Câu 6. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:
	A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước.
	B. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
	C. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
	D. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
Câu 7. Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”
	A. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản,sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết.
	B. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.
	C. Vì tế bào rất nhỏ bé.
	D. Vì tế bào rất vững chắc.
Câu 8. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?
	A. Do tế bào phân chia.
	B. Do tăng số lượng tế bào.
	C. Do tế bào tăng kích thước.
	D. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
Câu 9. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây?
	A. Cảm ứng	B. Trao đổi chất.
	C. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản.	D. Sinh sản.
Câu 10. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên
	A. Thiên văn.	B. Sinh Hóa.	C. Lịch sử.	D. Địa chất
Câu 11. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:
	A. Có màng tế bào.	B. Có nhân hoàn chỉnh
	C. Có nhân.	D. Có tế bào chất.
Câu 12. Hệ thống quan trọng nhất của kính hiển vi là
	A. Hệ thống phóng đại.
	B. Hệ thống chiếu sáng.
	C. Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính.
	D. Hệ thống giá đỡ.
Câu 13. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?
	A. Cảm ứng và vận động.	B. Cả A, B, C đúng
	C. Sinh trưởng và vận động.	D. Hô hấp.
Câu 14. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Trong cấu tạo của kính hiển vi,. là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.
	A. chân kính	B. vật kính.	C. bàn kính.	D. thị kính.
Câu 15. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:
	A. Tế bào thần kinh.	B. Tế bào lông hút (rễ).
	C. Tế bào vi khuẩn.	D. Tế bào lá cây
Câu 16. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu không kiểm soát được quá trình phân chia TB?
	A. Cơ thể phát triển mất cân đối (bộ phận to, bộ phận nhỏ không bình thường).
	B. Xuất hiện các khối u ở nơi phân chia mất kiểm soát.
	C. Cơ vẫn thể phát triển bình thường.
	D. Cơ thể lớn lên thành người khổng lồ.
Câu 17. Cây lớn lên nhờ:
	A. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu
	B. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
	C. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
	D. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
Câu 18. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:
	A. Chiếc bút, con vịt, con chó	B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá.
	C. Con gà, con chó, cây nhãn.	D. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn.
Câu 19. Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:
	A. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt
	B. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
	C. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri.
	D. Nhỏ một ít nước vào đĩa.
Câu 20. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:
1. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).
2. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
3. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
4. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.
Trình tự sắp xếp đúng là:
	A. 1 → 4 → 3 → 2.	B. 1 → 2 → 3 → 4.	C. 1 → 3 → 2 → 4.	D. 2 → 3 → 4 → 1
Câu 21. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
	A. Giúp cơ thể lớn lên.
	B. Giúp tăng số lượng tế bào.
	C. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết.
	D. Cả A,B, C đúng
Câu 22. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:
	A. Màng tế bào, tế bào chất, nhân.
	B. Màng tế bào, ti thể, nhân. a
	C. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể.
	D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 23. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:
	A. Con kiến.	B. Tế bào biểu bì vảy hành.
	C. Tép bưởi	D. Con ong.
Câu 24. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:
	A. Ngồi học đúng tư thế.	B. Cả 3 đáp án trên đúng
	C. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.	D. Tập thể dục thể thao thường xuyên.
Câu 25. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
	A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật.
	B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
	C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.
	D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
PHÂN MÔN VẬT LÍ
Câu 26. Khi đo độ cao của cửa sổ, người thợ xây nên dùng dụng cụ gì?
	A. Dao xây.	B. Máy trộn bê tông.	C. Thước dây.	D. Thước cuộn
Câu 27. Thể tích của Trái Đất lớn gấp 50 lần thể tích Mặt Trăng. Thể tích Mặt Trăng vào khoảng bao nhiêu?
	A. 2197.107 km3.	B. 7347.109 tấn.	C. 6000km.	D. 15.107 kg.
Câu 28. Tivi 65 inch nghĩa là độ dài đường chéo của tivi đó là 65 inch. Biết 1 inch = 2,54cm. Tính độ dài đường chéo của tivi 80 inch?
	A. 20,32 dm.	B. 2032cm.	C. 203mm.	D. 20,3 m
Câu 29. Vật nào sau đây là vật sống?
	A. Máy xúc đất.	B. Bông lúa đang nặng hạt.
	C. Rô-bốt đang làm việc.	D. Bộ xương khủng long
Câu 30. Khối lượng lí tưởng (đơn vị kg) của một người được xác định bằng công thức:
m = (h -100).0,9 trong đó h là chiều cao (đơn vị cm). Khối lượng lí tưởng của một bạn học sinh chiều cao 1,46 mét bằng bao nhiêu?
	A. 42,9kg.	B. 46,1kg	C. 41,4kg.	D. 44,2kg.
Câu 31. Khi đo khối lượng để kiểm tra sức khỏe cho học sinh thì người ta có thể dùng dụng cụ gì?
	A. Cân đồng hồ.	B. Hộp thuốc cung cấp Vitamin
	C. Nhiệt kế.	D. Thước cuộn.
Câu 32. Loại cân nào có nút chọn đơn vị đo?
	A. Cân đòn	B. Cân điện tử.	C. Cân Rôbecvan.	D. Cân đồng hồ.
Câu 33. Để đo chiều dài của sân trường ta nên dùng thước gì?
	A. Thước kẹp	B. Thước thẳng.	C. Thước cuộn.	D. Thước dây.
Câu 34. Chiều cao của một bạn học sinh lớp 6 có thể là bao nhiêu?
	A. 14,5m	B. 141mm.	C. 14,3dm.	D. 14,2cm.
Câu 35. Tiêm Vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng chống Covid-19. Tính đến trưa ngày 10/10/2021, Việt Nam đã tiêm được khoảng 51,76 triệu liều Vắc -xin. Giả sử trung bình mỗi liều là 0,5ml thì lượng Vắc-xin đã tiêm tính đến thời gian nói trên là khoảng bao nhiêu mét khối?
	A. 2588m3.	B. 51,76m3	C. 25880000m3.	D. 25,88 m3.
Câu 36. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
	A. Điều chế Vắc-xin.	B. Thám hiểm không gian.
	C. Nghiên cứu các tầng địa chất.	D. Tư vấn tâm lí
Câu 37. Khối lượng của một bạn học sinh cấp 2 khi mặc đồng phục, đeo khăn quàng và đội mũ canô có thể là:
	A. 1,37m.	B. 395 lạng.	C. 13,4kg.	D. 11 tuổi.
PHÂN MÔN HÓA HỌC
Câu 38. Ước lượng độ dài trước khi đo để làm gì?
	A. Để biết vật dài bao nhiêu.	B. Để chọn thước đo phù hợp.
	C. Để không cần đo nữa.	D. Để biết chính xác độ dài cần đo.
Câu 39. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất
	A. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
	B. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
	C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
	D. Cơm nếp lên men thành rượu
Câu 40. Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit
	A. Cacbon đi oxit	B. Nitrogen	C. Oxygen	D. Sulfur đi oxit
Câu 41. Hầu hết các chất có thể chuyểnthể theo sơ đồ sau:
	A. Rắn -> Lỏng -> Khí	B. Lỏng -> Khí -> Rắn
	C. Lỏng -> Rắn -> khí	D. Rắn -> Khí -> Lỏng
Câu 42. Chất khí nào có nhiều nhất trong không khí:
	A. Oxygen	B. Nitrogen	C. Cacbon đi oxit	D. Hơi nước
Câu 43. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?
	A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.	B. Sự hô hấp của động vật
	C. Sự quang hợp của cây xanh.	D. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
Câu 44. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, chất trong câu sau: Cây mía có chứa nước, đường
	A. Cây mía, nước là chất. Đường là vật thể
	B. Cây mía là vật thể. Nước, đường là chất
	C. Cây mía là chất. Nước, đường là vật thể
	D. Cây mía, đường là chất. Nước là vật thể
Câu 45. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
	A. Lốc xoáy	B. Mưa rơi	C. Gió thổi	D. Tạo thành mây
Câu 46. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?
	A. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa	B. Không có hiện tượng
	C. Tàn đỏ từ từ tắt	D. Tàn đỏ tắt ngay
Câu 47. Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?
	A. Oxygen cần thiết cho sự sống
	B. Oxygen không tan trong nước
	C. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu
	D. Oxygen không mùi và không vị
Câu 48. Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen
	A. Quang hợp	B. Hòa tan	C. Hô hấp	D. Nóng chảy
Câu 49. Hiện tượng giọt sương đọng trên lá cây là do:
	A. Sự đông đặc của nước.	B. Sự nóng chảy của nước
	C. Sự ngưng tụ của nước	D. Sự hóa hơi của nước
Câu 50. Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
	A. Tuyết tan	B. Đường tan vào nước
	C. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời	D. Cơm để lâu bị mốc
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_2022_mon_khoa_hoc_tu_nhien.docx