Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2015 – 2016 môn: Vật lí , khối: 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2015 – 2016 môn: Vật lí , khối: 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2015 – 2016 môn: Vật lí , khối: 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NH 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÍ , KHỐI: 6
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau 
Câu 1. Ròng rọc động có tác dụng nào dưới đây?
A. Đổi hướng của lực kéo.
B. Thay đổi trọng lượng của vật.
	C. Giảm độ lớn của lực kéo.
D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 2. Dụng cụ nào dưới đây không phải ứng dụng của đòn bẩy ?
	A. Bập bênh. 	B. Búa nhổ đinh.
	C. kéo cắt giấy.	 	D. Cân đồng hồ.
Câu 3. Chiếc kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo để
	A. được lợi về lực. 	B. đổi hướng của lực.
	C. làm kiểu cho đẹp . 	D. được lợi về lực và đổi hướng.
Câu 4. Chọn câu kết luận đúng
A. Các chất rắn chỉ có đồng bị co dãn vì nhiệt.
B. Các chất rắn chỉ có thép bị co dãn vì nhiệt.
C. Các chất rắn chỉ có sắt bị co dãn vì nhiệt.
D. Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt.
Câu 5. Dựa vào bảng bên hãy sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng 
Rượu
 58 cm3
Thủy ngân
9 cm3
Dầu hỏa
55 cm3
A. Thủy ngân , dầu hỏa, rượu.
B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân.
C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân.
D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa.
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng chất khí ?
A. Khối lượng chất khí tăng. 	 	B. Thể tích khí tăng.	
C. Khối lượng riêng của chất khí tăng.	D. Câu B, C đúng.
Câu 7. Chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa có khoảng cách để:
	A. Thanh ray dài ra khi nóng lên.	 	B. Cho đẹp đường ray.
	C. Cho xe lửa dễ chạy.	D. Không có tác dụng gì.
Câu 8. Cho nhiệt kế như hình bên . Giới hạn đo của nhiệt kế là:
	A. Từ 00C đến 500C.
	B. Từ 200C đến 500C
	C. Từ -200C đến 500C.
	D. Từ -200C đến 1200C.
Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đến sự đông đặc?
	A. Cục nước đá để ngoài nắng. 	B. Ngọn nến đang cháy.
	C. Ngọn nến vừa tắt.	D. Ngọn đèn dầu đang cháy.
Câu 10. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào
	A. Nhiệt độ.	 	B. Diện tích mặt thoáng.
	C. Gió.	 	D. Cả ba yếu tố trên.
B. TỰ LUẬN. ( 5,0 điểm)
Câu 1. (1,5 đ) 
Nêu công dụng của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu.
Câu 2. (1,5 đ)
Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.
Câu 3. (2,0 đ)
	Lấy cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ, người ta lập được bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian sau:
Thời gian ( phút)
0
3
6
9
12
15
Nhiệt độ ( 0C )
-6
-3
0
0
6
12
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút 9.
------------- Hết-------------- 
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 ----------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015– 2016
------------------
MÔN:VẬT LÍ – KHỐI: 6
A./ TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
A
D
B
B
A
C
C
D
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
B. TỰ LUẬN ( 5,0 điểm)
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
- Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm 
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
- Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.
0,5
0,5
0,5
2
 - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. 
-Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi
0,25
0,25
0,5
0,5
3
a) Vẽ đường biểu diễn
Nhiệt độ ( 0C ) 
Thời gian (phút)
-3
0
3
6
9
-6
3
6
12
15
9
12
 ( Vẽ được trục nhiệt độ 0,25 đ
 trục thời gian 0,25 đ
 Đúng mỗi đường biểu diễn 0,25 đ
b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nước đá nóng chảy ở 00C
( Mỗi ý đúng 0,25 đ )
1,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKII.doc