PHÒNG GD – ĐT GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II VẬT LÝ 8 - Tiết 27 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức (*) Kiểm tra HS những kiến thức cơ bản về: công cơ học, định luật về công, công suất, cơ năng. 2. Kĩ năng - Vận dụng các công thức về công, công suất để giải quyết các bài toán thực tế. - Phân biệt thế năng, động năng 3. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra II. Ma trận đề: Hình thức: 100 % trắc nghiệm. Chuẩn kiến thức Mức độ nhận thức Số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Công cơ học 5 3 1 1 10 Định luật về công 4 2 6 Công suất 6 3 1 10 Cơ năng 8 4 1 1 14 Chủ đề cấu tạo chất TỔNG 23 câu 12 câu 3 câu 2 câu 32 Mỗi câu trả lời đúng được 0,3125đ. Người ra đề Hoàng Ngọc Hồng Nhóm trưởng Đinh Thị Kim Tuyến Tổ trưởng CM Đặng Vũ Anh BGH duyệt Trần Văn Can PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Ngày KT: ..../..../2022 Tiết KT: ..... Tiết theo PPCT: 26 Lớp KT: 8......... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút Năm học 2021-20221 (Đề thi gồm 04 trang) Đề số 1 Phần I: Trắc nghiệm(8đ):Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 2: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất? A. Oát (W) B. Kilô oát (kW) C. Jun trên giây (J/S) D. Cả ba đơn vị trên Câu 3: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 2,5m/s. Lực kéo là 200N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau: A. p =1500W B. p =500W C. p=1000W D. p =250W Câu 4: Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Khối lượng. B. Vận tốc. C. Khối lượng và chất. D. Khối lượng và vật tốc của vật. Câu 5: Để kéo một vật có khối lượng 80kg lên cao 10m, người ta dùng 1 máy kéo có công suất 1750W và hiệu suất 80%. Tính thời gian máy thực hiện việc trên. A. t =5,7s B. t =5,9s C. t =5,8s D. t =5,85s Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng D. Các câu A,B,C đều đúng Câu 7: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà B. Chiếc lá đang rơi C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà D. Quả bóng đang bay trên cao Sử dụng dữ kiện sau: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Trả lời câu hỏi Câu 8 và Câu 9 Câu 8: Ở tại vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất? A. Tại A B. Tại C C. Tại B D. Tại môt vị trí khác Câu 9: Ở tại vị trí nào hòn bi có thế động năng lớn nhất? A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí Khác Câu 10: Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí. ........ là một nhóm các nguyên tử kêt hợp lại. A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Vật. D. Chất. Câu 11: Môt máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 10500N, sau 90 giây máy bay đạt độ cao 850m. Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị nào sau: A. p =9916,67W C. p =991666,67W B. p=99166,67W D. Một giá trị khác Câu 12: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây C.Công suất được xác định bằng công thức p =A.t D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét Câu 13: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất Câu 14: Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng: A. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định. B. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất yếu, các phân tử dao động tự do về mọi phía. C. Tất cả các phương án đưa ra đều sai. D. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất răn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn. Câu 15: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên. B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. C. Một cách giải thích khác. D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. Câu 16: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200cm3 B. 100cm3. C. Nhỏ hơn 200cm3 D. Lớn hơn 200cm3 Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. D. Các phát biểu nêu ra đều đúng. Câu 18: Một con ngựa kéo một xe với lực không đổi là 80N và đi được 4,5 km trong nửa giờ. Công và công suất trung bình của con ngựa có thể nhận giá trị nào sau: A. A = 36000J; p=20W B. A =3600000 J; p =2000W C. A =360000 J; p =2000W D. A =360000 J; p =200W Câu 19: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn B. Hòn bi lăn trên sàn nhà C. Máy bay đang bay D. Viên đạn đang bay Câu 20: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. Câu 21: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng B. Trọng lượng riêng C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất D. Khối lượng và vận tốc của vật Câu 22: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 23: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2 . Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2 B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2 C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2 D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V =V1 + V2 Câu 24: Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí: A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn. B. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía. C. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định. D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai. Câu 25: Xe đạp chạy lên dốc có cơ năng ở dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. C. Không có động năng. B. Thế năng hấp dẫn và động năng. D. Không có cơ năng. Câu 26: Chọn phát biểu đúng? A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được. C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách. D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau. Câu 27: Khi một chiếc cung đã được giương lên, cơ năng của nó ở dạng: A.Thế năng đàn hồi C. Động năng B. Thế năng đàn hồi và động năng D. Động năng và thế năng hấp dẫn Câu 28: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Câu 29: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng. D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng. Câu 30: Các chất được cấu tạo từ A. Tế bào B. Các nguyên tử, phân tử C. Hợp chất D. Các mô Câu 31. Trường hợp nào sau đây không có cơ năng? A. Thác nước đang chảy. C. Chiếc lá đang rơi. B. Lò xo bị nén. D. Viên gạch nằm trên mặt đất. Câu 32: Trường hợp nào sau đây có thế năng hấp dẫn? A. Ngói trên mái nhà C. Máy bay chuyển động trên sân bay B. Lò xo bị nén D. Viên gạch nằm trên mặt đất ---Chúc các em làm bài tốt--- UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Ngày KT: /03/2022 Tiết KT: Tiết theo PPCT: 26 Khối KT: 8 BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút Năm học 2021-2022 Đề số 1 Trắc nghiệm(10đ) Mỗi đáp án đúng 0,3125đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án D D B D A D A A C B B A C D B C Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án D D A C C C C B B A A B C B D A PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Ngày KT: ..../..../2021 Tiết KT: ..... Tiết theo PPCT: 27 Lớp KT: 8......... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút Năm học 2020-2021 (Đề thi gồm 04 trang) Đề số 2 Phần I: Trắc nghiệm(8đ):Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. Oát (W) B. Kilô oát (kW) C. Jun (J) D. Jun trên giây (J/S) Câu 2: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 2 giờ người đó bước đi 1000 bước, mỗi bước cần một công 40J. A. p =5,55W C. p =5,75W B. p =5,65W D. P =5,95W Câu 3: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học? Một người đang kéo một vật chuyển động. Hòn bi đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang (coi không có ma sát). Lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. Máy xúc đất đang làm việc. Câu 4: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng? A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn B. Vì lò xo có khả năng sinh công C. Vì lò xo có khối lượng D. Vì lò xo làm bằng thép Câu 5: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này 300kJ B. 250KJ C. 2,08KJ D. 300J Câu 6: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi: A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí. B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí. C. Khi cho khối khí dãn nở. D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. Câu 7: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng B. Độ biến dạng của vật đàn hồi C. Khối lượng và chất làm vật D. Vận tốc của vật Câu 8: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn? A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn. D. Các phương án trên đều không chọn được Câu 9: Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200cm3 B. 100cm3 C. Nhỏ hơn 100cm3 D. Lớn hơn 200cm3 Câu 10: Quan sát một hành khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động. Ý kiến nào sau đây là đúng? A. Người khách có động năng vì người đó đang chuyển động với toa tàu B. Người khách không có thế năng vì người đó đang chuyển động trên mặt đất(toa tàu chuyển động trên đường ray) C. Người khách có cơ năng D. Các phát biểu A, B và C đều đúng Sử dụng dữ kiện sau:Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Trả lời Câu 11 và Câu 12 Câu 11: Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất? A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất Câu 12: Tại vị trí nào động năng là lớn nhất, nhỏ nhất? A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất B. Tại B là lớn nhất, tại A và C là nhỏ nhất C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất Câu 13: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. Câu 14: Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 10500N, sau 90 giây máy bay đạt độ cao 850m. Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị nào sau: A. p =9916,67W C. p =991666,67W B. p =99166,67W D. Một giá trị khác Câu 15: Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì: A. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ. B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động. C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật. D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học. Câu 16: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là: A. Khối khí được nung nóng. B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau. C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều. D. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. Câu 17: Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm. Nguyên nhân nào giải thích được hiện tượng xảy ra? A. Kích thước của phân tử giảm. B. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi. C. Do tất cả các nguyên nhân đưa ra. D. Khoảng cách giữa các phân tử giảm. Câu 18: Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng B. Vận tốc của vật C. Khối lượng và chất làm vật D. Khối lượng và vận tốc của vật Câu 19: Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí. ............. là hạt chất nhỏ nhất. A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Vật. D. Chất. Câu 20: Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8m lên trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F =180N. Công và công suất của người kéo có thể nhận giá trị nào: A. A =1420 J; p =71W B. A =1440 J; p =72W C. A =1460 J; p =73W D. Một cặp giá trị khác Câu 21: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe C. Một máy bay đang bay trên cao D. Một ô tô đang chuyển động trên đường Câu 22: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Nhiệt năng. D. Nhiệt độ. Câu 23: Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng? Công cơ học là một dạng năng lượng. Cứ có lực tác dụng là có công cơ học. Cứ có chuyển động là có công cơ học. Cứ có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời là có công cơ học. Câu 24: Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí: A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn. B. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía. C. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định. D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai. Câu 25: Một người dùng ròng rọc động nâng một vật lên cao 7m với lực kéo 160N. Công người đó thực hiện là bao nhiêu? 3240J B. 2800J C. 3200J D. 2240J Câu 26: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng. D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng Câu 27: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Hiện tượng là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất do chuyển động nhiệt. A. phân ly B. chuyển động C. dao động D. khuếch tán Câu 28: Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa vật có trọng lượng 1440N lên cao 5m bằng một lực kéo 900N. Biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10m. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng? A. H =80% B. H =70% C. H =60% D. Một giá trị khác Câu 29: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn. B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn. C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn. D. Cả A và B đều đúng Câu 30: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 31: Chọn phát biểu sai? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. Câu 32: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng? Vì lò xo có nhiều vòng xoắn. C. Vì lò xo có khả năng sinh công. Vì lò xo có khối lượng. D. Vì lò xo làm bằng thép. ---Chúc các em làm bài tốt--- UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Ngày KT: /03/2022 Tiết KT: Tiết theo PPCT: 26 Khối KT: 8 BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian: 45 phút Năm học 2021-2022 Đề số 2 Trắc nghiệm(10đ) Mỗi đáp án đúng 0,3125đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C A B B A B B C C D D B C B C C Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án D D A B C A D B D C D A A D D C
Tài liệu đính kèm: