Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn: Sinh học 12 - Mã đề 409

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn: Sinh học 12 - Mã đề 409", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn: Sinh học 12 - Mã đề 409
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 12
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Ngày KT: 30/3/2016
Họ, tên thí sinh:........................................................... SBD:....................
Mã đề 409
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh điều gì?
A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.
B. Axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit.
C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.
D. Chất vô cơ hình thành từ nguyên tố vô cơ trên mặt đất.
Câu 2: Những đặc điểm giống nhau giữa vượn người và người chứng tỏ:
A. Vượn người và người tiến hóa phân li chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
B. Vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
C. Người có nguồn gốc từ vượn người ngày nay.
D. Vượn người và người tiến hóa đồng quy.
Câu 3: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
B. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản. 
C. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
D. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 4: Thực vật có hạt xuất hiện ở đại:
A. Tân sinh.	B. Trung sinh.	C. Cổ sinh.	D. Nguyên sinh.
Câu 5: Kích thước của một quần thể không phải là:
A. Kích thước nơi nó sống.	B. Tổng số cá thể của nó.
C. Năng lượng tích luỹ trong nó.	D. Tổng sinh khối của nó.
Câu 6: Bể cá cảnh được gọi là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo	B. Hệ sinh thái “khép kín”
C. Hệ sinh thái vi mô	D. Hệ sinh thái tự nhiên
Câu 7: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:
A. Diễn thế thứ sinh	B. Diễn thế phân huỷ	C. Diễn thế nguyên sinh	 D. Diễn thế nhân tạo
Câu 8: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất?
A. Quần xã sinh vật savan	B. Quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới
C. Quần xã sinh vật rừng thông phương bắc	D. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới 
Câu 9: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường 
B. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C. Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
D. Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
Câu 10: Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả
A. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật.
C. các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật.
D. tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.
Câu 11: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?
A. Hợp tác	B. Cộng sinh 	C. Kí sinh	D. Vật ăn thịt-con mồi
Câu 12: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?
A. Tay người và cánh dơi.	B. Tay người và vây cá.
C. Cánh bướm và cánh dơi.	D. Cánh dơi và cánh ong mật.
Câu 13: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
B. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.
D. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
Câu 14: Sử dụng hình vẽ về tháp tuổi sau đây để trả lời câu hỏi sau: 
(A)
(B)
(C)
IIIII
II
III
Các ghi chú đúng về các nhóm tuổi I, II, III của hình vẽ là:
A. I: Nhóm sinh sản, II: Nhóm trước sinh sản, III: Nhóm sau sinh sản.
B. I: Nhóm sau sinh sản, II: Nhóm trước sinh sản, III: Nhóm sinh sản.
C. I: Nhóm sau sinh sản, II: Nhóm sinh sản, III: Nhóm trước sinh sản.
D. I: Nhóm trước sinh sản, II: Nhóm sinh sản, III: Nhóm sau sinh sản.
Câu 15: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới:
A. Mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
B. Hình thức khai thác nguồn sống của quần thể.
C. Khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể.
D. Tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể.
Câu 16: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A. tính ổn định của hệ sinh thái
B. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
C. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
D. điều kiện môi trường vô sinh
Câu 17: Theo quan điểm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. Năng lượng sinh học.	B. Năng lượng hóa học.
C. ATP.	D. Năng lượng tự nhiên.
Câu 18: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái
A. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
B. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 19: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là:
A. Cải tiến hệ gen người bằng công nghệ sinh học.
B. Sự thay đổi điều kiện khí hậu, địa chất.
C. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
D. Lao động, tiếng nói, tư duy.
Câu 20: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
Câu 21: Đặc điểm khí hậu trong kỉ Đệ tứ là:
A. Băng hà, khí hậu lạnh, khô.	B. Đầu kỉ khí hậu ấm áp, cuối kỉ khí hậu lạnh.
C. Khí hậu ấm áp, khô, ôn hòa.	D. Đầu kỉ ẩm, nóng, về sau trở nên lạnh, khô.
Câu 22: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là
A. Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.
B. Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
C. Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
Câu 23: Nhân tố quyết định sự phát triển xã hội loài người là:
A. Nhân tố chọn lọc nhân tạo.	B. Nhân tố chọn lọc tự nhiên.
C. Nhân tố sinh học.	D. Nhân tố văn hóa.
Câu 24: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. Kích thước phát tán.	B. Kích thước bất ổn.	C. Kích thước tối thiểu.	D. Kích thước tối đa.
Câu 25: Cơ chế tiến hóa theo Đacuyn là:
A. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng cua ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
B. Loài mới hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
C. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.
Câu 26: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh:
A. Tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi.	B. Tỉ lệ phân hoá.
C. Tỉ lệ giới tính.	D. Tuổi thọ quần thể.
Câu 27: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:
A. Kí sinh	B. Hội sinh	C. Cộng sinh	D. Hợp tác
Câu 28: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn
B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 29: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A. Làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường
B. Tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
C. Duy trì mật độ hợp lí của quần thể
D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể
Câu 30: Nội dung của tiến hóa lớn là:
A. Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan gì đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài: Chi, Họ, Bộ, Lớp, Ngành.
C. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể bao gồm: phát sinh đột biến, phát sinh đột biến qua giao phối, chọn lọc các đột biến có lợi, cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi và quần thể gốc.
D. Bao gồm hai mặt song song vừa tích lũy biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho sinh vật
Câu 31: Ý nghĩa của sự phân bố không gian của quần xã là:
A. Giảm mức độ cạnh tranh sinh thái trong quần xã.
B. Tiết kiệm không gian sống, tăng khả năng sử dụng nguồn sống
C. Tiết kiệm không gian sống, đảm bảo quần xã luôn có mật độ tối thích
D. Tăng khả năng sử dụng nguồn sống, giảm mức độ cạnh tranh sinh thái trong quần xã
Câu 32: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là:
A. Tổ chức ngày càng cao	B. Thích nghi ngày càng hợp lí
C. Ngày càng hoàn thiện.	D. Ngày càng đa dạng
Câu 33: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện
A. Biến động theo mùa	B. Biến động tuần trăng.
C. Biến động nhiều năm.	D. Biến động không theo chu kì
Câu 34: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều đó có ý nghĩa gì?
A. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
B. Sự xuất hiện các axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
C. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.
D. Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
Câu 35: Cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên là vai trò của nhân tố nào trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi?
A. Quá trình giao phối
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Quá trình đột biến
D. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 36: Sự biến động quần thể rươi ở vùng nước lợ ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào sau rằm tháng 9 và đầu tháng 10 âm lịch thực chất là theo:
A. Không theo chu kì.	B. Chu kì mùa.	C. Chu kì ngày đêm.	D. Chu kỳ tuần trăng
Câu 37: Tổ hợp những đặc điểm nào dưới đây có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa dẫn đến xuất hiện loài người?
A. Đi thẳng, và có tiếng nói.	B. Đi thẳng, cột sống thẳng, xương chậu rộng.
C. Đi thẳng, não bộ phát triển.	D. Đi thẳng, sử dụng công cụ lao động theo mục đích.
Câu 38: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
B. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
C. Những con cá sống trong Hồ Tây.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 39: Hiện tượng khống chế sinh học biểu hiện:
A. Sự cạnh tranh khác loài trong quần xã	B. Sự cân bằng trong phát triển của quần xã
C. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các loài	D. Sự cạnh tranh cùng loài trong quần xã.
Câu 40: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ tam?
A. Phát sinh các nhóm linh trưởng.	B. Chim và thú phát triển mạnh.
C. Cây có hoa xuất hiện và ngự trị.	D. Xuất hiện loài người.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 12 - De 409.doc